Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Chu Kỳ Kinh Nguyệt: Dấu Hiệu Và Cách Tính

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình sinh lý tự nhiên diễn ra hàng tháng ở nữ giới, thường kéo dài từ 3-7 ngày với chu kỳ 28-30 ngày. Ngày đầu tiên của chu kỳ là khi bắt đầu có kinh nguyệt. Để theo dõi chu kỳ, đánh dấu ngày đầu tiên của kỳ kinh và theo dõi trong 3-4 tháng để xác định chu kỳ chính xác. Rụng trứng thường diễn ra giữa chu kỳ. Dấu hiệu kinh nguyệt bao gồm đau bụng, nổi mụn, đau ngực, đau đầu, mệt mỏi và khó ngủ. Việc chăm sóc cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm chọn trang phục thoải mái, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và vệ sinh sạch sẽ.

Bạn biết gì về chu kỳ kinh nguyệt?

Tới tháng là gì? Đây là một tên gọi khác của chu kỳ kinh nguyệt.

Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt bao gồm nhiều sự thay đổi về mặt sinh lý xảy ra hằng tháng đối với cơ thể. Điều này được điều hành bởi hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện ở độ tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn mỗi tháng sau đó. Đây được xem là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của nữ giới.

Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau từ 28 – 30 ngày, một số trường hợp chu kỳ kinh 40 ngày, thậm chí là chu kỳ kinh nguyệt dài 60 ngày (giai đoạn này có thể xuất hiện các dấu hiệu rụng trứng)

Nếu chu kỳ này diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn so với bình thường thì có thể là do tình trạng sức khỏe của chị em đang không được ổn định.

Ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh được tính là ngày đầu tiên của một chu kỳ. Vào ngày này, niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra do sự suy giảm đột ngột của hormon progesteron cũng như estrogen.

Tự theo dõi các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Tự theo dõi các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn kiểm soát cơ thể. Để tính chu kỳ hành kinh, hãy tiến hành 2 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.
  • Bước 2: Theo dõi liên tục ngày bắt đầu của những chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ diễn ra. Một cách khác để tính chu kỳ nhanh hơn chính là sử dụng các ứng dụng theo dõi hành kinh. Những ứng dụng này được phát triển đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các chị em.

Đọc thêm bài viết:  Thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh tốt nhất năm 2022

Tuy nhiên, có nhiều lý do có thể gây rối loạn chu kỳ hành kinh như: Căng thẳng, áp lực, thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh lý…Vì vậy cần theo dõi và tính toán trong khoảng 3 – 4 tháng để biết chính xác chu kỳ của mình.

Kinh nguyệt đến sớm 3 ngày có sao không? Trên thực tế, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn theo dự báo. Nếu như đến trước kỳ kinh 3 ngày thì hoàn toàn không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu đến trước kỳ kinh thông thường trên 7 ngày có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn theo dự báo
Kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn theo dự báo

Dấu hiệu có kinh nguyệt ở phụ nữ

Kinh nguyệt sẽ “ghé thăm” vào mỗi tháng và có thể nhận biết qua những dấu hiệu cơ bản như:

Nổi mụn báo hiệu sắp tới chu kỳ kinh nguyệt

Thông thường trước khi tới tháng, chị em có thể thấy mụn xuất hiện. Thông thường là ở vùng cằm, hàm dưới do nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên thực tế chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Đau bụng kinh

Tình trạng đau bụng dưới có thể bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt và diễn ra ở những ngày đầu của kỳ kinh. Tùy vào thể trạng của từng người mà mức độ đau cũng sẽ khác nhau: Từ đau âm ỉ, đau nhẹ đến đau dữ dội và khiến bạn vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

Vòng 1 có sự thay đổi

Gần đến ngày rụng trứng, progesterone bắt đầu tăng lên làm cho các tuyến vú ở ngực to và sưng lên. Điều này có thể khiến ngực của chị em có cảm giác đau nhức, sưng tấy.

Đau đầu, mệt mỏi đều là những dấu hiệu của kỳ kinh

Khi kỳ kinh nguyệt đến gần, mức độ nội tiết tố giảm mạnh và thường dẫn đến sự mệt mỏi. Ngoài ra, estrogen có thể làm tăng nồng độ serotonin gây ra chứng đau nửa đầu khó chịu.

Một số chị em cũng có thể bị đau lưng dưới trong kỳ kinh nguyệt của mình.

Khó ngủ

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, đau đầu, căng thẳng, thay đổi tâm trạng… đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng chính xác

Nhận biết những dấu hiệu của ngày rụng trứng sẽ giúp tăng khả năng thụ thai và phòng tránh việc mang thai hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết nhất:

  • Cổ tử cung xuất hiện dịch nhầy: Khi đến ngày rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ ra nhiều hơn, có màu như lòng trắng trứng và dính ở trên quần lót.
  • Bụng dưới căng tức: Bụng dưới căng tức cũng là dấu hiệu trứng sắp rụng. Khi đó vùng bụng dưới hoặc vùng chậu thường có cảm giác đau nhẹ.
  • Căng tức ngực: Đến ngày rụng trứng, ngực và núm vú sẽ thường căng tức. Bởi khí đó, nồng độ hormone progesterone tăng lên và khiến cho bầu ngực căng cứng, nhạy cảm.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn: Thân nhiệt cơ thể phụ nữ đến ngày rụng trứng sẽ tăng cao hơn so với những ngày bình thường.
  • Gia tăng ham muốn: Nội tiết tố trong thời gian rụng trứng tăng lên khiến nhiều chị em gia tăng ham muốn tình dục.
Đọc thêm bài viết:  Ăn gì để kéo dài tuổi mãn kinh cho phụ nữ?

Nhận biết các dấu hiệu không rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt

Thông thường, nếu chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn và cơ thể có những thay đổi như: Đau bụng dưới, căng tức ngực, thân nhiệt tăng thì đây là những dấu hiệu cho thấy chu kỳ có rụng trứng. Tuy nhiên, có những trường hợp không rụng trứng trong kỳ kinh:

  • Kinh nguyệt không đều: Nếu chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày, thậm chí dài hơn hay chu kỳ ít hơn 21 ngày được xem là kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, việc trễ kinh 2 tuần cũng có thể là dấu hiệu không rụng trứng.
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít. Một chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày và chảy nhiều máu trên 80 ml). Hoặc một chu kỳ quá ngắn và chảy ít máu (dưới 20 ml) cũng có thể là dấu hiệu bất thường của việc trứng không rụng trong kỳ kinh.
  • Vô kinh: Mất kinh một hoặc nhiều chu kỳ liên tiếp cũng là dấu hiệu không rụng trứng điển hình ở nhiều chị em.
  • Không tiết dịch âm đạo: Trong quá trình rụng trứng, âm đạo thường tiết ra dịch giống như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nếu sắp đến ngày “đèn đỏ” mà không thấy xuất hiện chất nhầy thì đó có thể là dấu hiệu không rụng trứng.

Cách tính ngày rụng trứng chính xác khi kinh nguyệt không đều

Một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều hay bị rối loạn kinh nguyệt sẽ rất khó có thể tính ngày rụng trứng. Vậy đối với những trường hợp này, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng một cách chính xác nhất.

Với chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Nếu chu kỳ 32 ngày là hoàn toàn cố định thì thời điểm rụng trứng cũng sẽ cố định tương ứng. Với chu kỳ kỳ hơn 28 ngày, nếu dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày. Với chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày, thì ngày dễ thụ thai trừ đi một ngày.

Với chu kỳ kinh 26 – 30 ngày

Đối với chu kỳ kinh nguyệt thường là 26 – 30 ngày sẽ xuất hiện 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là chu kỳ ngắn nhất, hai là chu kỳ dài nhất. Vì vậy cần tính toán kỹ sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.

  • Chu kỳ 26 ngày: Thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến 14 của chu kỳ.
  • Chu kỳ 30 ngày: Thời kỳ thụ thai vào ngày 13 đến ngày 18 của chu kỳ.
Đọc thêm bài viết:  Hormone nữ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của phụ nữ

Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm thụ thai ở ngày thứ 9 đến 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12 – 16 của chu kỳ.

Nếu chu kỳ không chuẩn, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng chính xác.

Cách tính ngày rụng trứng chính xác khi kinh nguyệt không đều
Cách tính ngày rụng trứng chính xác khi kinh nguyệt không đều

Cách chăm sóc cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt

Việc giữ gìn sức khỏe trong những ngày này đóng vai trò rất quan trọng. Hãy chăm sóc bản thân bằng cách:

  • Lựa chọn trang phục thoải mái để vùng nhạy cảm được thoáng, vùng xung quanh không bị ra mồ hôi.
  • Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh hoặc sử dụng nước gừng để giảm đau, chống viêm. Hạn chế tối đa các loại đồ uống lạnh bởi có thể gây đau bụng dữ dội trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là magie. Bởi khoáng chất này giúp chị em giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Giúp cân bằng não bộ, kiểm soát lưu lượng máu trong cơ thể, điều hòa tâm trạng, giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Bổ sung vitamin trong suốt thời kỳ “đèn đỏ”, đặc biệt là vitamin E (các loại hạt, lòng đỏ trứng gà), vitamin B6 (khoai tây, chuối, bột yến mạch), vitamin C (hoa quả).
  • Tránh xa các loại đồ uống như trà, cà phê hay đồ ngọt. Bởi chúng dễ gây căng thẳng thần kinh và khiến bạn thêm nặng bụng.
  • Ngủ đủ giấc và chơi thể thao sẽ kích thích não tăng sản xuất endorphins. Giúp chống đau tự nhiên và tạo ra cảm giác hưng phấn, yêu đời.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên (3 – 4 giờ một lần). Sau khi thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm để tránh viêm nhiễm. Nên lựa chọn những loại băng vệ sinh mỏng nhẹ, thấm hút tốt, thông thoáng để mang lại cảm giác dễ chịu nhất.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chu kỳ kinh nguyệt
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chu kỳ kinh nguyệt

Kết luận

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những vấn đề sinh lý hết sức bình thường ở chị em phụ nữ. Việc tính chu kỳ kinh nguyệt cũng như thời điểm rụng trứng giúp chị em có được sự chuẩn bị tốt nhất đồng thời có thể kiểm soát được việc thụ thai của mình. Đừng quên bỏ túi những cách chăm sóc cơ thể trong kỳ kinh mà Rose Queen đã chia sẻ trên đây để luôn duy trì trạng thái tốt nhất cho cơ thể.

Nguồn:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Menstruation
  • https://www.webmd.com/women/normal-period
  • https://www.webmd.com/women/menstruation-directory
  • https://teens.webmd.com/all-about-menstruation
  • https://www.webmd.com/baby/charting-your-fertility-cycle
  • https://www.webmd.com/sleep-disorders/video/breus-menstrual-cycle-sleep

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan