Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Kinh Nguyệt Và Những Thông Tin Cần Biết

kinh nguyệt

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản. Do vậy, dù ở độ tuổi nào, nhất là tuổi dậy thì cần trang bị những kiến thức để bảo vệ cơ thể mình. Bài viết dưới đây Boom May sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và kinh nguyệt và chu kỳ hành kinh cho chị em.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng nên thường được gọi là tới tháng. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quy trình phát triển tự nhiên ở cơ thể nữ giới, đánh dấu giai đoạn hoàn thiện về mặt bên ngoài cũng như chức năng bên trong.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi lớn về mặt sinh lý, được điều hành bởi hormone sinh dục nữ. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 – 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường có thể là do tình trạng sức khỏe không được ổn định.

Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra phục vụ cho quá trình thụ thai. Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Ngược lại thì rất có thể bạn đang mang thai hoặc nguy cơ bị rối loạn, không đều.

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi nữ giới
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi nữ giới

Kinh nguyệt bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?

Hầu hết con gái có kinh thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi, nhưng một số trường hợp bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.

Thời gian thường kéo dài của mỗi chu kỳ hành kinh thường từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chu kỳ kinh có thể không đều, có thể có kinh 2 lần trong 1 tháng, 35 – 40 ngày mới xuất hiện hoặc thậm chí là không có kinh nguyệt. Phải mất 1 – 2 năm đầu để cơ thể cân bằng nội tiết và có chu kỳ đều đặn.

Thời gian thường kéo dài của mỗi chu kỳ hành kinh thường từ 3 – 7 ngày
Thời gian thường kéo dài của mỗi chu kỳ hành kinh thường từ 3 – 7 ngày

Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Một chu kỳ hành kinh cơ bản bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt

Là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh (còn được gọi là giai đoạn hành kinh).

Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ kinh lần trước không được thụ tinh. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể, nồng độ estrogen, progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo máu, chất nhầy hình thành nền kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: Đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường.

Giai đoạn nang trứng

Xảy ra song song với giai đoạn hành kinh.

Bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi trứng rụng hoàn toàn. Các nang trứng trưởng thành có thể làm thay đổi nồng độ estrogen, làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng

Là giai đoạn có thể mang thai. Quá trình rụng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, nếu quan hệ thì khả năng mang thai sẽ rất cao, Ngược lại nếu không thụ tinh thì trứng sẽ chết hoặc tan bên trong cơ thể.

Xem thêm bài viết: Những dấu hiệu rụng trứng mà bạn có thể nhận biết chính xác

Giai đoạn hoàng thể

Xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể bắt đầu quá trình giải phóng hormone progesterone và một số estrogen, giúp cho niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.

Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 – 17 ngày. Nếu không mang thai, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sắp có kinh như: Sưng đau ngực, chướng bụng, mất ngủ, có cảm giác thèm ăn, thay đổi tâm trạng, giảm ham muốn.

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu dậy thì ở nữ

Tuổi dậy ở nữ thì bắt đầu vào khoảng năm 9 – 13 tuổi và kéo dài trong vòng vài năm. Đây là thời gian mà cơ thể bé gái phát triển và bắt đầu những dấu hiệu trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà bé gái có thể dậy thì sớm hoặc muộn hơn bạn bè đồng trang lứa. Một số dấu hiệu dậy thì ở nữ bao gồm:

Sự phát triển của ngực

Khi ngực phát triển, ban đầu sẽ có những cục nhỏ, săn chắc và mềm xuất hiện dưới một hoặc cả hai núm vú. Các nụ vú có thể gây ngứa hoặc đau, tuy nhiên sẽ nhanh mất đi khi ngực phát triển và thay đổi hình dạng.

Mọc lông

Bước vào tuổi dậy thì, bé sẽ bắt đầu nhận thấy lông mọc ở những vị trí mới hoặc dày lên ở một số vùng trên cơ thể, điển hình như vùng sinh dục, dưới cánh tay và trên chân.

Tiết dịch âm đạo

Một số bé gái có hiện tượng tiết dịch âm đạo trong suốt hoặc màu trắng, bắt đầu từ khoảng 6 – 12 tháng trước khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Đây là một phản ứng bình thường do lượng hormone estrogen ngày càng tăng trong cơ thể gây ra.do sự gia tăng hormone estrogen gây ra.

Dấu hiệu dậy thì rõ rệt nhất: Có kinh nguyệt

Sự xuất hiện của kinh nguyệt cho thấy bé gái đã trưởng thành cả về mặt sinh dục và có khả năng mang thai. Hiện tượng có kinh hằng tháng xảy ra muộn hơn vào khoảng 2 – 3 năm sau khi bắt đầu dậy thì.

Tăng chiều cao

Giai đoạn dậy thì, bé thường phát triển xương và tăng chiều cao. Theo nghiên cứu, hầu hết các bé gái có sự phát triển về chiều cao vượt bậc hơn so với các bé trai trong 2 – 3 cấp 2.

Mụn trứng cá

Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn, khi tích tụ trên da có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và từ đó sinh ra mụn trứng cá.

Mụn trứng cá là một trong các dấu hiệu dậy thì
Mụn trứng cá là một trong các dấu hiệu dậy thì

Thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì

Đối với hầu hết các bé gái, tuổi dậy thì là giai đoạn khiến bé cảm thấy bỡ ngỡ, mới lạ. Do đó, các bé thường có tâm lý e ngại và thay đổi nhiều về mặt tư duy cũng như cảm xúc. Phụ huynh cần theo dõi thường xuyên để đưa ra những lời khuyên cần thiết.

Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào?

Không có độ tuổi nhất định để có thể xác định chính xác thời điểm mà cơ thể của bé gái kết thúc quá trình dậy thì.

Thực tế, quá trình dậy thì có thể kéo dài từ 2 – 5 năm, con số trung bình là 4 năm. Một số trẻ kết thúc dậy thì khi còn rất sớm tuy nhiên cũng có những trẻ phải đến năm 20 tuổi mới hoàn thiện tất cả những thay đổi trong tuổi dậy thì.

Dậy thì sớm hay muộn thực chất là việc hết sức bình thường, phụ thuốc vào cơ thể mỗi người. Quá trình dậy thì sẽ kết thúc sớm, tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt sẽ lặp lại vào mỗi tháng vào kéo dài cho đến khi hết mãn kinh.

Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp.

Có tới 75% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Những dạng rối loạn phổ biến nhất thường là:

  • Kinh nguyệt không đều: Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là vài ngày.
  • Chu kỳ kinh ngắn: Thời gian của chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày.
  • Kinh nguyệt thưa: Chu kỳ nằm trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng.
  • Vô kinh: Nếu từ nhỏ đến lớn chưa từng có kinh gọi là vô kinh nguyên phát. Có kinh một thời gian nhưng lại ngưng gọi là vô kinh thứ phát.
  • Tắc kinh: Trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc liên tục trên 3 tháng mà không thấy kinh
  • Rong kinh: Chu kỳ kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi lớn hơn 80ml.
  • Thiểu kinh: Là lượng máu ít hơn 20ml, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

Những dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh

Một số dấu hiệu mãn kinh phổ biến nhất.

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Khô âm đạo.
  • Suy giảm khả năng sinh sản.
  • Dễ tăng cân.
  • Bốc hỏa.
  • Đổ mồ hôi ban đêm.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Dễ thay đổi tâm trạng.
  • Khó tập trung.
  • Tóc và da ngày càng yếu, dễ gãy rụng.
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm.
Có tới 75% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời
Có tới 75% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời

Biện pháp đơn giản giúp điều hòa kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào, với mức độ và biểu hiện khác nhau ở từng lứa tuổi, gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị rối loạn ngay tại nhà.

  • Luyện tập yoga: Giúp làm giảm nồng độ các hormone gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân sẽ là cách hiệu quả giúp điều hòa chu kì kinh
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bên cạnh việc duy trì cân nặng, tăng cường sức bền thì còn hỗ trợ cải thiện kỳ kinh.
  • Thêm gừng và quế: 2 nguyên liệu này có thể giải quyết một loạt các vấn đề khi đến tháng. Đặc biệt là điều chỉnh chu kỳ kinh.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin D có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
  • Ăn dứa: Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa, chống viêm và giảm đau.
Tập Yoga có thể giúp điều hòa kinh nguyệt
 Tập Yoga có thể giúp điều hòa kinh nguyệt

Giải đáp một số thắc mắc của chị em về kinh nguyệt

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của các chị em và những giải đáp của Rose Queen:

Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Có thể điều trị chứng tắc kinh, mất kinh để kinh nguyệt quay trở lại bằng cách:

  • Điều trị mất kinh nguyệt bằng thuốc: Đây là cách điều trị đơn giản, tiết kiệm nhưng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến các hậu quả không mong muốn.
  • Phẫu thuật: Vừa giúp kinh nguyệt nhanh chóng trở lại bình thường mà còn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
  • Thay đổi thói quen và lối sống: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và sống lành lạnh để cân bằng nội tiết.

Những dấu hiệu nào dự báo sắp hết kinh nguyệt?

Dấu hiệu sắp hết kinh đầu tiên là kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, một số các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra như:

  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Nóng bừng.
  • Đổ mồ hôi.
  • Tim đập nhanh.
  • Nhức đầu.
  • Khô và đau âm đạo.
  • Đau nhiều khi quan hệ tình dục.
  • Khó ngủ.

Cách chữa kinh nguyệt màu đen

Kinh nguyệt màu đen có thể diễn ra trong chu kỳ kinh bất kỳ. Điều này là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bất thường về sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp chữa kinh nguyệt màu đen:

  • Cách chữa kinh nguyệt màu đen bằng nguyên liệu tự nhiên: Một số nguyên liệu cơ bản như: Ngải cứu, rau diếp cá, gừng, cây dâm bụt.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân.
  • Không quan hệ trong ngày đèn đỏ để tránh bị viêm nhiễm.
  • Bổ sung dinh dưỡng, cân bằng nội tiết tố nữ cho cơ thể.

Cách làm ngưng kinh nguyệt ngay lập tức?

Trong một số trường hợp muốn nhưng kinh nguyệt ngay lập tức, chị em có thể tham khảo cách:

  • Tập luyện ở cường độ cao.
  • Uống thuốc tránh thai gây ngưng kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục rút ngắn ngày kinh.

Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Thực tế, bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai. Tuy nhiên vì chu kỳ kinh không đều nên rất khó để tính ngày rụng trứng chính xác, khả năng thụ thai cũng thấp hơn bình thường.

Thực tế, bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai
Thực tế, bị rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai

Nguồn:

  • https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/facts-tampons-and-how-use-them-safely
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Menstruation
  • https://www.webmd.com/women/normal-period
  • https://www.webmd.com/women/menstruation-directory
  • https://teens.webmd.com/all-about-menstruation
  • https://www.webmd.com/children/video/girls-starting-periods
  • https://www.webmd.com/baby/charting-your-fertility-cycle
  • https://www.webmd.com/sleep-disorders/video/breus-menstrual-cycle-sleep
  • https://www.webmd.com/women/guide/menstrual-pain
  • https://www.webmd.com/women/news/20060511/options-for-heavy-menstrual-bleeding
  • https://www.webmd.com/migraines-headaches/features/avoid-period-migraines

Xem thêm: 

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan