Tăng xông được hiểu là máu lên não. Thực chất đây là cách nói dân gian của bệnh lý tăng huyết áp. Có nghĩa là lúc này, áp lực máu tác động quá lớn lên thành mạch và dồn lên não với lưu lượng vượt quá ngưỡng cho phép. Điều này khiến cơ thể gặp biến chứng, gây khó chịu và sẽ gây ra hậu quả xấu nếu không có biện pháp làm giảm lượng máu này.
Các biểu hiện của tăng xông khá mơ hồ. Nó gần như tương đồng với triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Dù vậy chúng ta vẫn có các biện pháp kiểm tra và tìm ra căn nguyên của bệnh. Từ đó sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất. Theo dõi Go1care để biết rõ hơn bạn nhé!
Tăng xông là gì?
Tăng xông hay còn gọi là tăng áp, tên tiếng Anh là hypertension. Đây là bệnh lý tăng huyết áp ở người trẻ lẫn người trưởng thành. Khi tăng xông, lượng máu được tim bơm vào cơ thể quá lớn, tạo nên áp suất tăng cao tại thành mạch.
Đồng thời lưu lượng máu dồn lên não cũng tăng cao so với bình thường. Điều này khiến não bộ không thích nghi được, dẫn đến các biến chứng xấu diễn ra ngay sau đó.
Quan trọng hơn tình trạng tăng xông thường diễn ra ở người cao tuổi trên 50. Điều này tạo nên mối đe dọa vô cùng nguy hiểm. Bởi cơ thể của người cao tuổi vốn yếu ớt hơn. Với mỗi sự thay đổi chỉ số, họ khó lòng thích nghi kịp thời.
Khi đo huyết áp, nếu chỉ số tâm thu trên tâm trương của bạn vượt quá 120/80 mmHg tức là bạn đang bắt đầu bị tăng xông. Bạn cần điều hòa lại ngay trước khi chỉ số tăng quá cao.
Các nguyên nhân gây tăng xông
Go1care sẽ liệt kê nguyên nhân gây tăng xông. Tăng xông hiện nay sẽ được chia làm hai nhóm chính. Đó là tăng xông nguyên phát và tăng xông thứ phát. Cụ thể như sau:
- Tăng xông nguyên phát: Căn nguyên bệnh không rõ ràng. Nó có thể do di truyền, cơ địa, rối loạn nội tiết, thói quen sinh hoạt xấu, môi trường làm việc… Và trường hợp này thường là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột.
- Tăng xông thứ phát: Căn nguyên bệnh được xác định cụ thể là do bệnh suy thận, thận hư, viêm cầu thận, rối loạn tuyến thượng thận, tuyến giáp, dị tật, suy tim, rối loạn chức năng cơ tim, viêm tim….
Để xác định bạn đang rơi vào trường hợp nào của tăng xông, người bệnh cần đến thăm khám, kiểm tra chỉ số và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Triệu chứng khi tăng xông máu
Các dấu hiệu thường gặp khi bị tăng xông bao gồm: Đau đầu choáng váng, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, đầu nặng nề hơn, mờ mắt, ù tai, mặt đỏ, chảy máu cam hoặc đi vệ sinh ra máu.
Chúng ta thấy rằng các triệu chứng tăng huyết áp vô cùng mờ hồ. Nhiều bệnh lý khác nhau cũng gặp các dấu hiệu tương tự. Điều này khiến người bệnh khó lòng phán đoán một cách chính xác.
Vì vậy để nhận được kết quả và phương án điều trị chính xác nhất, bạn phải đi khám tại các bệnh viện lớn. Bác sĩ sẽ là người kết luận về bệnh trạng của bạn một cách chuẩn xác và đáng tin cậy nhất.
Đặc biệt hơn bạn phải chú ý đến các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột. Đây mới là hung thủ giết người thực sự. Bởi khi huyết áp tăng cao mất kiểm soát trong thời gian ngắn, hậu quả mà nó gây ra thực sự khôn lường.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng xông
Biến chứng tăng huyết áp vô cùng nguy hiểm mà bạn không thể xem thường. Trong đó phải kể đến:
- Tai biến mạch máu não: Vì áp lực và lượng máu dồn lên não quá lớn, não bộ không thể chịu đựng được, nó sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng bao gồm tai biến mạch máu não, xuất huyết não và đột quỵ. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân sẽ mất khả năng ngôn ngữ, đi lại khó khăn, sống người thực vật hoặc tử vong.
- Bệnh tim mạch: Suy tim là bệnh lý điển hình nhất khi bị tăng xông. Tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến tình trạng cơ tim mệt mỏi, tê liệt, mất đi độ đàn hồi và khả năng co bóp. Bạn có thể bị nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh van tim, đau tim, đột quỵ…
- Suy thận: Áp lực máu quá lớn, dồn quá nhiều về thận, chức năng lọc máu của thận phải làm việc liên tục, điều này cũng tạo thành gánh nặng tại đây.
- Tăng xông gây tổn thương mắt: Huyết áp cao khiến cho võng mạc chịu tổn thương. Nó có thể gây nên đục thủy tinh thể, thiếu máu võng mạc hay đục thể kính…
Lên tăng xông phải làm gì và cách trị cao huyết áp tại nhà vô cùng đơn giản. Hãy luôn trang bị thuốc hạ áp theo toa từ bác sĩ, thay đổi các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh và quan trọng nhất là bỏ bớt muối ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Tổng kết
Tăng xông hay còn gọi là tăng huyết áp, bệnh lý gây nên những biến chứng khó lường cho sức khỏe của bạn. Đừng bao giờ chủ quan với bất kỳ lời cảnh báo nào từ cơ thể bạn nhé!
Xem thêm:
Tăng huyết áp vô căn và 3 mức độ điều trị tốt nhất
Nguyên nhân tăng huyết áp là gì? Cách điều trị hiệu quả tại nhà