Thiếu máu sau sinh thường xảy ra khi huyết sắc tố dưới mức bình thường sau sinh con. Nguyên nhân chính là sự kết hợp giữa chảy máu tử cung và thiếu sắt từ thai kỳ. Dấu hiệu bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau đầu, và giảm ham muốn tình dục. Người mẹ có thể cải thiện tình trạng bằng cách có chế độ ăn giàu sắt, bổ sung vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt, và tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc bổ sung sắt hoặc tiêm tĩnh mạch. Điều này giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ của thiếu máu sau sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi sinh con.
Thiếu máu là hiện tượng khá phổ biến sau khi phụ nữ sinh con. Nó có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, da nhợt nhạt, đau đầu, khó thở, giảm ham muốn vợ chồng,… Lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mẹ sau sinh. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về hiện tượng Thiếu máu sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.
Đây là hiện tượng khá phổ biến sau khi phụ nữ sinh con
Thiếu máu sau sinh phổ biến ở nhiều phụ nữ
Trở thành mẹ là một trong những trải nghiệm kỳ diệu nhất nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, trong số những vấn đề có thể xảy ra khi sinh con. Thiếu máu sau sinh là một trong những hiện tượng thường gặp nhất ở nhiều phụ nữ.
Theo các nhà nghiên cứu, thiếu máu sau sinh được định nghĩa là sự xuất hiện của các huyết sắc tố dưới 110 gam/lít trong tuần đầu tiên sau khi sinh con. Hoặc cũng có thể ở dưới 120 gam/lít trong tuần thứ 8. Nguyên nhân thường là do sự kết hợp giữa chảy máu sau sinh và tình trạng thiếu sắt mãn tính sau khi sinh con.
Vấn đề này là do vào cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ phải cung cấp rất nhiều chất sắt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ sau sinh sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc khó chịu. Thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, thậm chí cả bị rụng tóc rất nhiều.
>>> Xem thêm về: VITAMIN TRỊ RỤNG TÓC SAU SINH CÓ THỂ MẸ CHƯA BIẾT
Thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, rụng tóc rất nhiều là dấu hiệu thiếu máu sau sinh
Thiếu máu sau sinh và cơ thể người phụ nữ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sản sinh nhiều máu hơn để hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng em bé. Nếu bạn không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu cần thiết. Bởi nó sẽ giúp tạo ra lượng máu bổ sung sau quá trình sinh em bé.
Đây là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thiếu máu sau sinh. Vì tình trạng thiếu sắt có xu hướng kéo dài từ lúc mang thai đến lúc sinh con. Vấn đề này khá phổ biến và ước tính xuất hiện ở 50% bà mẹ châu Âu và Mỹ theo một số nghiên cứu.
Trong mọi trường hợp, những bà mẹ bị thiếu máu khi cho con bú, không có chống chỉ định nào đối với việc bổ sung chế độ ăn uống. Hoặc thực phẩm chức năng có chứa sắt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh
Đôi khi rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể ở mỗi người mẹ. Tuy nhiên rõ ràng nhất phải kể đến đó là chảy máu tử cung sau khi sinh.
Đối với những bà mẹ khác, nó có thể là một căn bệnh mãn tính từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó cũng có thể là một chứng rối loạn. Nó có thể ảnh hưởng đến cả những người phụ nữ không mắc phải tình trạng này khi mang thai.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do sự xuất hiện cùng lúc của các tình trạng như:
1. Chế độ ăn uống chưa hợp lý
Tình trạng thiếu máu sau khi sinh có thể khó kiểm soát, mặc dù các bà mẹ có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống. Nhưng xuất huyết sau sinh có thể kéo dài hàng tuần và cần một thời gian để phục hồi lượng chất sắt đã mất. Thiếu sắt trong chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
>>> Xem thêm về: 5 Nhu cầu dinh dưỡng quan trọng đối với mẹ sau sinh
2. Mẹ sau sinh gặp khó khăn khi hấp thụ sắt
Một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt do gặp vấn đề về đường ruột. Chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh viêm ruột hoặc bệnh Crohn.
Những biến chứng này, kết hợp với việc khó duy trì chế độ ăn uống hợp lý ngay sau khi sinh con. Chính là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh. Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày. Để tăng khả năng hấp thu sắt vào trong cơ thể.
3. Mất máu khi sinh
Phụ nữ có xu hướng mất một lượng máu khác nhau khi sinh thường hoặc sinh mổ. Trong hầu hết các trường hợp sẽ không gây ra biến chứng lớn. Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết có thể nhiều đến mức, lượng hemoglobin trong huyết thanh giảm xuống. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu sau khi sinh.
Hơn nữa, khi tình trạng này kết hợp với các yếu tố nêu trên thì khả năng mắc bệnh thiếu máu sẽ tăng theo cấp số nhân. May mắn thay, tình trạng này thường nhẹ trong hầu hết các trường hợp và không gây ra biến chứng lớn.
>>> xem thêm về: Vitamin, khoáng chất nào quan trọng cho mẹ sau sinh?
Phụ nữ có xu hướng mất một lượng máu khác nhau khi sinh thường hoặc sinh mổ
Dấu hiệu thiếu máu sau sinh
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy quá sức hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào. Đây là những dấu hiệu mẹ có thể nhận ra:
- Hay buồn hoặc trầm cảm
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Khó thở
- Tim đập nhanh hơn
- Đau đầu và đau ngực
- Khó chịu hoặc dễ thay đổi tâm trạng
- Không còn ham muốn tình dục
- Da nhợt nhạt
- Mệt mỏi mãn tính hoặc suy nhược cơ thể
- Tay chân lạnh
- Huyết áp thấp
- Mất ngủ
- Chuột rút ở chân
Tác dụng phụ của thiếu máu sau sinh
- Làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
- Nó khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.
- Bạn có thể bị mệt mỏi và kiệt sức quá mức.
- Hội chứng thiếu sữa trong thời kỳ cho con bú.
- Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
>>> Xem thêm về: 10 VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở MẸ SAU SINH – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Làm sao để điều trị thiếu máu sau sinh?
Điều trị thiếu máu sau sinh
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt:
- Hãy chắc chắn rằng mẹ có chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm các nguồn thực phẩm nhiều vitamin C. Vì nó kích thích sự hấp thu sắt tốt hơn.
- Bạn cũng có thể tránh ăn thực phẩm giàu canxi vì chúng gây ức chế sự hấp thu sắt.
- Hãy gặp bác sĩ và bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt.
- Bác sĩ có thể khuyên dùng sắt tiêm tĩnh mạch.
- Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên truyền máu. Hình thức điều trị sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ sắt và tình trạng sức khỏe của người mẹ.
Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sử dụng erythropoietin giúp cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, sự kết hợp của nó với sắt giúp rút ngắn thời gian nằm viện và tăng khả năng cho con bú mà không gặp vấn đề gì.
Tổng kết
Cuối cùng, hãy nhớ rằng bệnh thiếu máu sau sinh có thể được điều trị bằng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, giàu chất sắt và vitamin C. Hy vọng rằng, mẹ đã có những thông tin bổ ích về hiện tượng Thiếu máu sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Để kịp thời bổ sung đầy đủ lượng sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu.