Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao mọi người nên biết

Các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao cảnh báo cho các mẹ biết con em đang gặp vấn đề và cần được cải thiện về sức khỏe thể chất. Nếu mong muốn con em lớn lên khỏe mạnh và cao lớn, thì ngay bây giờ mẹ nên quan tâm các dấu hiệu của trẻ.

Những thay đổi tuy nhỏ, nhưng lại là cách mà cơ thể báo hiệu tình trạng sức khỏe bất thường. Cũng như đánh giá sự phát triển trí não cùng thể chất có ổn định hay không. Cho nên hôm nay Go1Care xin chia sẻ đến các mẹ những thông tin về những dấu hiệu chiều cao ngừng phát triển ở cả nam lẫn nữ.

Cách xác định trẻ còn phát triển được về thể chất

Để xác định rõ các dấu hiệu cho thấy trẻ đang ngừng phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Cho nên các nhà nghiên cứu đã tổng hợp ra được cách nhận biết tình trạng này dựa vào những yếu tố như sau:

Độ tuổi của trẻ

Theo nhưng khoa học đã nghiên cứu, giai đoạn từ 1 đến 20 tuổi là thời điểm mà hầu hết các bé đang phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất. Nhưng cũng có một vài phần trăm cho thấy có nhiều người ngừng phát triển khi chỉ mới 18 tuổi, sau khi đã bước qua giai đoạn dậy thì. Một số khác lại phát triển tiếp tục về vóc dáng dù đã ở tuổi 22.
Vậy nên, giai đoạn từ 17 – 20 tuổi là khung thời gian trẻ sẽ có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao hoặc là không cao nữa. Cũng có thể là tiếp tục phát triển thêm những không đáng kể.

Sự thay đổi của kích thước

Nếu các bé không có thay đổi về chiều trong từ 6 tháng – 1 năm gần nhất, thì có thể là đã đạt tới ngưỡng tối đa của sự phát triển thể chất. Kích thước xương chân cũng thay đổi khi con nhỏ ngừng cao lớn. Thông qua size giày các mẹ quan sát xem nếu không có sự thay đổi nào từ 6 đến 12 tháng thì cũng chứng tỏ bé đã chạm đỉnh phát triển chiều cao.

Tham khảo tư vấn tại phòng khám

Nếu không chắc ăn về sự đánh giá của bản thân hoặc gia đình, thì các mẹ có thể cho con nhỏ đến các phòng khám ngoại khoa để nghe tư vấn từ các bác sĩ. Hoặc chụp X-quang xương chân và quan sát vị trí sụn, nơi gọi là khớp kết nối các chi.
Nếu còn khe hở mãnh đủ để sụn tăng cường và phát triển chiều cao thì cơ hội được cao lớn của trẻ vẫn còn. Và ngược lại, sụn sẽ hóa thành xương nếu cơ thể không còn nhu cầu tăng trưởng thêm nữa.

Làm cách nào để biết trẻ đang có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao?

Chiều cao sẽ ngừng phát triển khi chúng ta đạt tới độ tuổi nhất định, thời điểm mà mọi nỗ lực cứu vãn đều trở nên vô ích. Những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao dưới đây sẽ giúp các mẹ cũng như mọi người nhận biết được sự thay đổi bất thường ở cơ thể. Cụ thể các dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu cho thấy sự ngừng tăng của chiều cao ở nam

Tuy có xu hướng dậy thì muộn hơn nữ, nhưng nam giới thường phát triển với chiều cao vượt trội hơn hẳn. Nhưng khi so sánh các bé cùng giới tính nam thì có vài điểm khác biệt tùy theo độ tuổi. Cụ thể như:

  • Phát triển nhanh và mạnh mẽ về chiều cao trước 16 tuổi và chậm dần cho đến khi ngừng hẳn.
  • Xuất hiện ria mép và lông nách dày hơn, cứng hơn.
  • Bộ phận sinh dục cũng thay đổi kích thước và nhạy cảm hơn.

Giai đoạn từ 1 đến 20 tuổi là thời điểm mà hầu hết các bé đang phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ

Một trong những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ thể hiện sớm và rõ ràng nhất phải kể đến là độ tuổi dậy thì. Thông thường, độ tuổi dậy thì ở nữ sẽ đến sớm hơn nam giới. Thường rơi vào khoảng 8 – 13 tuổi, lúc này các em sẽ phát triển nang lông, ngực và xuất hiện kinh nguyệt. Các dấu hiệu kìm hãm sự phát triển của nữ ở giai đoạn dậy thì như:

  • Các biểu hiệu ngứa ngáy, đau nhức  biến mất sau khi ngực phát triển hoàn toàn.
  • Kích thước ngực phát triển lớn, đầy đặn hơn so với tuổi.
  • Lông trên cơ thể trở nên cứng hơn, mọc dày hơn.
  • Cơ quan nhạy cảm bắt đầu phát triển như người lớn.
  • 3 vòng hiện rõ hơn và cần sự hỗ trợ của đồ trong.

Nguyên nhân dẫn đến những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao của trẻ?

Ai cũng mong ước được sở hữu dáng người cân đối cùng một chiều cao đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được vì sao bản thân lại có những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao, hoặc ngừng cao hẳn khi chưa tới tuổi trưởng thành. Mà hơn hết các nguyên nhân tai hại lại đến từ những hoạt động quen thuộc nhất của con người. Cụ thể là:

Ngủ trễ, dậy muộn

Một trong những tác nhân hàng đầu khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng dễ suy nhược, thiếu sức sống và ngăn cơ thể phát triển mà ai cũng từng mắc phải. Ngủ thiếu giấc, dậy muộn so với đồng hồ sinh học của cơ thể khiến mọi hoạt động như trao đổi chất, nghỉ ngơi và chữa lành bị phá hủy hoàn toàn.
Khi lượng nội tiết tố tăng trường ngày càng cung cấp ít đi các công dụng so với tiềm năng, thì xương của trẻ cũng theo đó mà suy yếu, không được thúc đẩy cũng như hỗ trợ để phát triển hiệu quả. Gây ra tình trạng trẻ nhỏ con, gầy yếu.
Ngủ thiếu giấc, dậy muộn so với đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn hoàn toàn.

Dậy thì sớm hơn so với giai đoạn

Dậy thì sớm được xem là nguyên nhân khó lường được. Tuy nhiên, theo thực tế việc dậy thì sớm diễn ra do tác động từ bên ngoài. Ví dụ như mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm không thích hợp với độ tuổi, chứa nhiều chất phát triển của người trưởng thành. Ép buộc các cơ, mô làm việc quá sức so với giới hạn, dẫn đến tình trạng không cao lên được.
Ngoài ra, còn một vài yếu tố khó thay đổi và cải thiện như thấp bé do gen di truyền, môi trường sống lâu năm thiếu lành mạnh, ăn uống vô tổ chức,…

Ít vận động và ăn nhiều tinh bột

Vận động là một phương pháp tự nhiên và an toàn nhất giúp cho cơ thể có thêm năng lượng, sức mạnh để phát triển tối ưu về mọi mặt. Những trẻ lười vận động thường có hệ xương khớp non yếu. Quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp thất bại, mật độ xương giảm mạnh dẫn đến sự kém phát triển về thể chất.
Hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi bé có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, nhiều tinh bột và thiếu đi sự đa dạng trong tháp dinh dưỡng. Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì cản trở quá trình sản sinh nội tiết tố, hạn chế sự tối ưu của cơ thể.
Hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi bé có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng.

Hướng dẫn cải thiện thể chất khi dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao xuất hiện

Để giúp cha mẹ tìm được cách khắc phục, cải thiện thể chất khi dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao xuất hiện, Nobiko xin chia sẻ các bí quyết bên dưới đây:

Luyện tập thể thao

Tăng cường vận động thể chất, đặc biệt tập trung vào các môn như yoga, bơi lội, bật nhảy, chạy bộ, đạp xe, bóng rổ,… Để cơ thể hồi phục hiệu suất hoạt động, kiểm soát và cải thiện thể lực ổn định hơn. Đồng thời tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thụ canxi từ bên ngoài. Từ đó tăng cường sức khỏe cũng như thể lực cho xương chắc khỏe và phát triển tối ưu nhất có thể.

Cân bằng dinh dưỡng nạp vào mỗi ngày

Nếu ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ cử hoặc ăn quá dư thừa một loại chất dinh dưỡng nào đó. Sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Các mẹ nên thường xuyên bổ sung cho con các thực phẩm thuộc nhóm đạm, vitamin và khoáng chất, canxi, chất béo thực vật,…

Tổng kết

Với những kiến thức và thông tin bổ ích do Go1Care tổng hợp và chia sẻ bên trên. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được phần nào để mẹ nhận biết các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao của con trẻ. Và tìm được cách cải thiện hợp lý nhất để con khỏe mẹ vui.
Xem thêm:

☆☆☆ Tham khảo video Khi Nào Chúng Ta Không Thể Cao Thêm Được Nữa? – GO1CARE

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *