Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Mãn Kinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Sức Khỏe

mãn kinh

Mãn kinh được xem là giai đoạn tự nhiên, diễn ra ngay sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của hầu hết các chị em phụ nữ. Những triệu chứng cơ bản có thể xuất hiện trong giai đoạn này là bốc hỏa, đau nhức xương, khô âm đạo, mệt mỏi….

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là khoảng thời gian khi buồng trứng của người phụ nữ không còn khả năng rụng trứng và sản xuất nội tiết tố. Đây cũng là giai đoạn buồng trứng ngừng hoạt động. Do vậy, khi mãn kinh phụ nữ thường không có kinh nguyệt và không thể mang thai.

Vậy thời kỳ mãn kinh là gì? Trên thực tế, đây là thời kỳ chuyển tiếp đời sống sinh dục của người phụ nữ. Đây được xem là lần thay đổi thứ hai, lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì.

Mãn kinh không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm mà thực chất chỉ là một thời kỳ bình thường, diễn ra ở những người phụ nữ trung niên.

Theo nghiên cứu, giai đoạn thường bắt đầu kể từ 12 tháng sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Giai đoạn này thường xuất hiện trong độ tuổi từ 40 – 58 tuổi, trung bình là 52 tuổi.

Mãn kinh không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm mà chỉ là một thời kỳ bình thường
Mãn kinh không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm mà chỉ là một thời kỳ bình thường

Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh

Cơ bản chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Thường xảy ra ở độ tuổi 45 – 50 và có thể kéo dài từ 2 – 5 năm. Tại thời điểm này, buồng trứng bắt đầu suy giảm khả năng hoạt động, nội tiết tố trở nên mất cân bằng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể kéo dài.
  • Giai đoạn mãn kinh sớm: Diễn ra khi phụ nữ chưa đến tuổi 40. Nguyên nhân gây ra hiện tượng mãn kinh sớm có thể là do: Thực hiện phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc việc không chăm sóc cơ thể đúng cách, sử dụng các chất kích thích.
  • Giai đoạn mãn kinh thực sự: Thường gặp ở tuổi 48 – 55. Lúc này kinh nguyệt mất dần, cơ thể không còn khả năng sản sinh nội tiết tố nữ.
  • Giai đoạn mãn kinh muộn: Thường gặp là sau tuổi 55.

Mãn kinh kéo dài bao lâu? Theo một nghiên cứu gần đây, các triệu chứng có thể kéo dài trung bình 4 – 5 năm. Tuy nhiên cũng có không ít phụ nữ phải trải qua giai đoạn này khoảng 10 thậm chí là 15 năm.

Giai đoạn tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 45 – 50 và có thể kéo dài từ 2 – 5 năm
Giai đoạn tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 45 – 50 và có thể kéo dài từ 2 – 5 năm

Dấu hiệu mãn kinh thường gặp

Các dấu hiệu mãn kinh thường gặp bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều: Lượng estrogen suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt thường có nhiều biến động. Thời gian giữa các kỳ kinh thường lâu hơn và lượng kinh nguyệt có thể ít hơn so với bình thường.
  • Khô âm đạo: Nồng độ estrogen suy giảm có thể làm giảm dịch nhờn âm đạo, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và suy giảm ham muốn.
  • Suy giảm khả năng sinh sản: Khi buồng trứng không còn có khả năng giải phóng trứng, người phụ nữ không thể mang thai.
  • Tăng cân: Quá trình trao đổi chất, tiêu hóa diễn ra chậm hơn làm nhiều chị em có nguy cơ tăng cân cao.
  • Bốc hỏa: Giai đoạn mãn kinh, chị em sẽ thường có cảm giác bốc hỏa, nóng bừng, đau đầu lan tỏa khắp cơ thể.
  • Đổ mồ hôi ban đêm: Bốc hỏa là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, khó ngủ.
  • Căng thẳng: Một số phụ nữ giai đoạn này dễ bị thay đổi tâm trạng, căng thẳng do sự rối loạn nội tiết tố.
  • Mất tập trung: Do việc thiếu ngủ, suy giảm hormone có thể gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
  • Da và tóc mỏng: Rụng tóc, tóc mỏng hơn, da trở nên khô ráp, dễ nhăn nheo là những biểu hiện thường thấy.
  • Gia tăng tần suất đi tiểu: Sự suy yếu của hệ bài tiết khiến nhiều chị em thường xuyên buồn tiểu, đặc biệt là tiểu đêm.
Đọc thêm bài viết:  Thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh tốt nhất năm 2022
Bốc hỏa là một trong các dấu hiệu mãn kinh thường gặp
Bốc hỏa là một trong các dấu hiệu mãn kinh thường gặp

Nguyên nhân mãn kinh

Sở dĩ nữ giới xuất hiện thời kỳ mãn kinh là bởi những nguyên nhân sau:

  • Vấn đề tuổi tác: (Thường là sau 45) Đây là một giai đoạn sinh lý hết sức bình thường, tương tự như dậy thì, sinh sản hay tiền mãn kinh.
  • Phẫu thuật: Nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung mà cắt bỏ hoàn toàn cả 2 buồng trứng. Người phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn, những dấu hiệu mãn kinh cũng bắt đầu xuất hiện.
  • Hóa trị liệu: Những liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể thúc đẩy quá trình mãn kinh đến sớm hơn dự kiến. Nhanh có thể vài tháng, chậm có thể là một vài năm.
  • Suy buồng trứng. Khi buồng trứng bị lão hóa, các hoạt động chức năng của người phụ nữ cũng sẽ ngừng lại.
  • Nội tiết tố nữ suy giảm. Sau tuổi 30, lượng hormone trong cơ thể nữ giới suy giảm và đặc biệt suy giảm nghiêm trọng trong tuổi mãn kinh.
Khi buồng trứng bị lão hóa, các hoạt động chức năng cũng sẽ ngừng lại
Khi buồng trứng bị lão hóa, các hoạt động chức năng cũng sẽ ngừng lại

Một số thắc mắc của các chị em trong thời kỳ mãn kinh

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của chị em khi chuẩn bị bước vào giai đoạn mãn kinh:

Làm thế nào để kéo dài tuổi mãn kinh?

Mãn kinh là quy luật tất yếu của tự nhiên. Mặc dù vậy, làm gì, ăn gì để kéo dài tuổi mãn kinh cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các chị em.

Theo nghiên cứu, tuổi mãn kinh càng muộn thì người phụ nữ sẽ càng sống lâu và sống khỏe hơn. Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi mãn kinh?

Thực tế, nguyên nhân chính gây ra mãn kinh là do sự suy giảm nội tiết tố bên trong cơ thể. Chính vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất là tăng cường bổ sung đầy đủ nội tiết tố nữ, đặc biệt từ sau tuổi 30.

Một số loại thực phẩm phụ nữ tuổi mãn kinh nên bổ sung thường xuyên:

  • Rau xanh và trái cây: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, và chất chống lão hóa rất tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi ngày nên bổ sung khoảng 300g rau xanh và 250g trái cây.
  • Axit béo omega 3: Giúp giảm tình trạng bốc hỏa, lo lắng.
  • Thực phẩm giàu estrogen tự nhiên. Có trong đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt dinh dưỡng. Đây là cách vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho các chị em.
  • Thực phẩm giàu chất xơ. Giảm tình trạng táo bón, hạ thấp mức cholesterol và glucose trong máu giai đoạn mãn kinh.
  • Canxi: Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng loãng xương, xương giòn, dễ gãy. Vì vậy, hãy tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong những bữa ăn hằng ngày.
  • Chất sắt: Đảm bảo duy trì lượng hồng cầu bên trong cơ thể.
  • Uống đủ nước. Giúp thải độc, điều hòa cơ thể và làm giảm các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh. Nhất là tình trạng bốc hỏa, căng thẳng.
Đọc thêm bài viết:  Cách nhanh hết kinh an toàn mà chị em nên biết

Thời kỳ tiền mãn kinh có thai không?

Tuổi tiền mãn kinh có dễ thụ thai không? Thực tế, phụ nữ tuổi tiền vẫn có khả năng mang thai. Bởi lúc này, kinh nguyệt vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, buồng trứng vẫn có khả năng hoạt động. Trước khi ngừng hoàn toàn việc sản xuất trứng, buồng trứng sẽ có xu hướng hoạt động hết công suất. Một số nang trứng sẽ chín và rụng bất chợt.

Khi thấy kinh nguyệt không xuất hiện vài tháng, nhiều cặp vợ chồng đã thoải mái quan hệ mà không sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Do vậy, tỉ lệ mang thai vẫn có thể xảy ra, dù ở mức tương đối thấp.

Để đảm bảo không mang thai trong thời kỳ này, khi quan hệ nên sử dụng các biện pháp phòng, tránh an toàn.

Phụ nữ có thể quan hệ đến bao nhiêu tuổi?

Thể trạng của mỗi người phụ nữ là khác nhau. Có đôi khi, 2 người phụ nữ cùng độ tuổi nhưng ham muốn lại không hề giống nhau. Do vậy, hoàn toàn không thể khẳng định phụ nữ bao nhiêu tuổi sẽ không còn hứng thú quan hệ hay phụ nữ có thể quan hệ đến bao nhiêu tuổi.

Trên thực tế, nếu chăm sóc cơ thể thật tốt thì có thể khẳng định dù 50 hay 60 tuổi vẫn có thể quan hệ vợ chồng một cách bình thường.

Nhiều người mặc dù đã có tuổi nhưng vẫn còn ham muốn. Có một số khác mặc dù vẫn còn khả năng quan hệ nhưng lại suy giảm ham muốn hoặc người bạn đời không thỏa mãn được nhu cầu. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, cần chăm sóc bản thân thật tốt để đời sống sinh hoạt cũng như đời sống vợ chồng được nâng cao hơn.

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết trứng?

Theo các nghiên cứu từ chuyên gia hàng đầu. Ở độ tuổi dậy thì (12 – 16 tuổi), các bé gái thường có trung bình khoảng 400.000 trứng. Sau mỗi tháng sẽ tự động mất đi khoảng 1000 trứng. Như vậy, sau khoảng 33 năm kể từ khi dậy thì, phụ nữ sẽ hết trứng. Tức là phụ nữ tuổi từ 45 – 48 sẽ không còn trứng.

Tuy nhiên, phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết trứng thì phụ thuộc nhiều vào số trứng có trong cơ thể mỗi người.

Đọc thêm bài viết:  Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết trứng?
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết trứng còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết trứng còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người

Một số giải pháp chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Để có thể duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn mãn kinh. Chị em có thể tham khảo một số giải pháp sau:

Sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng

Những sản phẩm này được bán đa dạng trên thị trường với những công dụng cơ bản như:

  • Cân bằng nội tiết tố nữ giai đoạn mãn kinh.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bắt đầu bước vào giai đoạn này.
  • Cải thiện sinh lý, tâm trạng cho chị em phụ nữ.

Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và lựa chọn những sản phẩm uy tín. Mang lại hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liệu pháp hormone

Liệu pháp bổ sung hormone estrogen, progesteron hoặc cả hai là cách điều trị triệu chứng ở phụ nữ hiệu quả. Giải pháp này giúp giảm hoặc kiểm soát những dấu hiệu như: Bốc hỏa, ra mồ hôi đêm, loãng xương, khô hoặc teo âm đạo.

Các thuốc có hoạt tính thần kinh liều thấp

Một liều thấp của các loại thuốc thần kinh liều thấp vô cùng có ích cho các triệu chứng như: Căng thẳng, bốc hỏa hay thay đổi tâm trạng.

Thay đổi thói quen và lối sống giai đoạn mãn kinh

Ngoài chế độ ăn uống như đã chia sẻ ở trên để kéo dài thời kỳ, chị em nên chú ý:

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng cần thiết, xua tan mệt mỏi, giữ cho tinh thần luôn sảng khoái. Vì vậy, phụ nữ giai đoạn này nên hạn chế thức khuya. Thay vào đó nên ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Thư giãn, giảm căng thẳng. Bằng các bài tập yoga hay tập thiền, đi bộ, chạy bộ.
  • Tập thể dục hàng ngày. Giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, tăng sức dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng béo phì và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Khám phụ khoa định kỳ. Để có thể phát hiện các vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nên tập các bài tập yoga để tinh thần được thư giãn
Nên tập các bài tập yoga để tinh thần được thư giãn

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của Rose Queen về các dấu hiệu, nguyên nhân của mãn kinh và những thắc mắc mà nhiều chị em quan tâm. Thực tế, đây là giai đoạn sinh lý tự nhiên của cơ thể. Do vậy, chị em không cần quá lo lắng mà hãy luôn chú ý chăm sóc sức khỏe để luôn khỏe mạnh và tự tin.

Nguồn:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Menopause
  • https://www.webmd.com/menopause/default.htm
  • https://www.webmd.com/menopause/ss/slideshow-10-ways-to-deal-with-menopause-symptoms
  • https://www.webmd.com/menopause/guide/menopause-symptoms-types
  • https://www.webmd.com/menopause/guide/menopause-basics

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

1 bình luận “Mãn Kinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Sức Khỏe”

  1. Pingback: CHIA SẺ 3 BÍ QUYẾT TRỊ VÙNG KÍN CÓ MÙI HIỆU QUẢ - EBBCN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan