Da có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo của da gồm có 3 lớp, đó chính là lớp biểu bì (Epidermis), lớp trung bì (Dermis) và lớp hạ bì (Subcutaneous Hypodermis).
Da là một cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết da có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo của da gồm mấy lớp? Da có những chức năng gì? Cách chăm sóc và lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với từng làn da? Hãy để Go1care giải đáp tất tần tật cho các bạn những thắc mắc trên nhé!
Da có cấu tạo như thế nào?
Đầu tiên để trả lời cho câu hỏi cấu tạo da gồm mấy lớp thì xét về mặt sinh học, cấu tạo của da gồm có 3 lớp, đó chính là lớp biểu bì (Epidermis), lớp trung bì (Dermis) và lớp hạ bì (Subcutaneous Hypodermis).
- Lớp biểu bì của da là lớp da nằm ngoài cùng. Đây là lớp cực kỳ quan trọng vì tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn. Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da, đây cũng là lớp đầu tiên nhận được tinh chất. Tùy vào từng bộ phận trên cơ thể mà lớp biểu bì da có độ dày khác nhau nhưng sẽ không quá 1 mm.
- Lớp trung bì của da là lớp thứ hai trong cấu trúc da và cũng là lớp dày nhất với kích thước từ 1 – 2 mm. Trung bì chính là lớp tập trung các nang lông, mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Nhờ có lớp trung bì mà làn da của bạn được duy trì độ ẩm và chống sự xâm nhập của những tác nhân gây hại cho da.
- Lớp hạ bì là lớp mô cuối cùng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận nằm trên trong da và tích lũy năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Hạ bì được cấu tạo từ các tế bào mỡ và các phần phụ của biểu bì như chân lông, mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi.
>>> Xem thêm về: Top 10 sản phẩm kem trị mụn, mờ thâm dành cho các nàng
Da có chức năng gì?
Da là một bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể con người vì có những chức năng cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Go1care tìm hiểu xem da có chức năng gì nhé:
- Bảo vệ cơ thể khỏi những tác động từ bên ngoài: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì sẽ tạo thành 3 lớp rào bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, khói bụi, hay các độc tố gây hại đến da.
- Thực hiện chức năng bài tiết: nhờ tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tại lớp trung bì và hạ bì, cặn bã và độc tố dưới da sẽ được đào thải ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp làn da được thông thoáng, tránh bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
- Giúp điều hòa thân nhiệt: cấu tạo da ngoài các mạch máu, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn thì còn có các mô mỡ. Lớp mô mỡ dưới da này chính là bộ phận giúp điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
- Sản xuất sắc tố da (melanin): sắc tố da sẽ tạo thành một lớp màn bảo vệ, giúp da tránh khỏi tác hại của tia UV. Ngoài ra, đây cũng là nhân tố quy định màu sắc của da. Lượng melanin trong da nhiều thì làn da sẽ có màu đậm đen và ngược lại.
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể: điều này là bởi vì bên dưới da còn có hệ thống mạch máu chằng chịt, giúp di chuyển các chất cần thiết để nuôi sống cơ thể.
- Tiếp nhận những cảm giác, kích thích từ bên ngoài: nhờ hệ thống dây thần kinh dưới da mà cơ thể sẽ nhận biết được tất cả các cảm giác như lạnh, nóng, đau… và kịp thời phản xạ lại với các kích thích.
Phân biệt các loại da
Ngoài việc hiểu được da có cấu tạo như thế nào? Thì da cũng có nhiều loại khác nhau. Hãy cùng Go1care tìm hiểu xem có mấy loại da để biết cách xác định loại da cho bản thân nhé!
- Da thường: đây được xem là làn da “dễ chịu” nhất vì thường có độ ẩm ổn định. Bề mặt da thường tương đối thoáng và ẩm mịn, không quá khô hoặc quá dầu. Chính vì vậy mà những vấn đề trên da thường như mụn sẽ rất dễ giải quyết.
- Da khô: một làn da khô là làn da thường xuyên bị nứt nẻ, thô ráp. Trên da có thể xuất hiện những mảng bong tróc nhỏ. Khi bạn sở hữu một làn da khô, việc cấp ẩm cho da là cực kỳ cần thiết.
- Da dầu: trái ngược với da khô, da dầu có đặc điểm nhận dạng là tình trạng da bóng dầu. Điều này là do lỗ chân lông to, thúc đẩy quá trình tiết dầu nhờn trên da. Da dầu cũng là loại da dễ xuất hiện mụn đầu đen, mụn trứng cá…
- Da hỗn hợp: da hỗn hợp là loại da vừa xuất hiện tình trạng khô và tình trạng dầu. Người có da hỗn hợp thường bị khô ở một số vùng như má và đổ dầu ở những vùng còn lại như vùng chữ T, trán, cằm hay mũi. Đây là loại da tương đối khó chăm sóc vì có cả hai đặc tính khác nhau trên cùng một làn da.
>>> Xem thêm về: Gợi ý bộ skincare cho da dầu mụn, lỗ chân lông to
Các vấn đề thường gặp về da
Các vấn đề về da luôn là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều chị em phụ nữ. Một số tình trạng thường gặp nhất của da đó chính là mụn, nám, sẹo, lão hóa.
- Mụn: da nổi mụn là do lỗ chân lông trên da bị bí tắt, tăng tiết sợi bã nhờn, do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc thay đổi hormone trong cơ thể. Một số loại mụn thường gặp nhất chính là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn, mụn viêm…
- Nám: nám là tình trạng xuất hiện các vết sạm trên da, thường là ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như má. Nám da có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như tác động của tia UV, hoặc do sự thay đổi hormone, di truyền.
- Sẹo: sẹo là tình trạng da xuất hiện những vết lõm không đều, thường xuất hiện sau những tổn thương trên da. Một số loại sẹo thường thấy trên da mặt là sẹo đáy tròn, sẹo đáy vuông, sẹo đáy nhọn và sẹo rỗ hỗn hợp.
- Lão hóa: lão hóa là tình trạng da bị “già đi” mà ai cũng sẽ bị phải. Lão hóa thường sẽ bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 35. Những dấu hiệu của lão hóa là xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, đồi mồi hay sạm nám.
>>> Xem thêm về: Cảnh báo các vấn đề về da mặt ở tuổi U30
Các bước chăm sóc da khoa học không thể thiếu
Để sở hữu một làn da đẹp thì việc chăm sóc da chính là một việc làm cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, nói về khái niệm về chăm sóc da thì đây là một quá trình dưỡng da bằng mỹ phẩm hoặc các liệu pháp chuyên dụng. Để duy trì một làn da đẹp, quá trình chăm sóc da cần được thực hiện điều đặn và khoa học qua các bước sau:
- Bước 1 – Làm sạch: Các bạn có thể sử dụng tẩy trang hay sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, sợi bã nhờn hay chắc lớp mỹ phẩm thừa trên mặt.
- Bước 2 – Tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chết và tái tạo lại làn da mới. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng tẩy tế bào chết trong quá trình chăm sóc da.
- Bước 3 – Làm dịu da: Sử dụng toner hoặc lotion thoa đều lên da mặt sẽ giúp cân bằng độ pH và làm sạch dịu nhẹ làn da.
- Bước 4 – Sử dụng các tinh chất đặc trị: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình dưỡng da của bạn. Ở bước này, các bạn hãy sử dụng những loại serum dành riêng cho từng tình trạng da như serum hỗ trợ trị mụn, trị nám, chống lão hóa…
- Bước 5 – Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho làn da cũng như giúp các tinh chất đặc trị thẩm thấu vào sâu bên trong từng lớp da.
>>> Xem thêm về: Skincare là gì? Các bước skincare mà bạn cần biết
Làm sao để chọn mỹ phẩm phù hợp với từng làn da?
Để đẩy nhanh quá trình và giúp quá trình dưỡng da trở nên có hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể chọn mỹ phẩm phù hợp với từng loại da:
- Xác định loại da: Trên thị trường ngày nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng da dành riêng cho từng loại da khác nhau. Mỗi loại da cũng có các đặc điểm khác nhau vì thế để sản phẩm dưỡng da hoạt động tốt nhất thì các bạn cần lựa chọn dựa trên loại da của mình.
- Kiểm tra tình trạng da mặt: Hãy xem xét xem làn da của bạn đang gặp những vấn đề gì (mụn đầu đen, mụn viêm, lão hóa, sẹo…) để lựa chọn sản phẩm chuyên dụng phù hợp.
- Test thử trước khi sử dụng: Các bạn có thể thoa sản phẩm lên cổ tay hoặc lên một vùng nhỏ trên mặt và đợi sau 30 phút đến 1 ngày. Nếu như trên vùng da đó không xuất hiện những điểm bất thường thì bạn có thể sử dụng chúng trên toàn bộ khuôn mặt.
- Chọn mỹ phẩm chất lượng: Để bảo đảm an toàn, hãy sử dụng những loại mỹ phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Không nên chọn mỹ phẩm trôi nổi, hàng nhái kém chất lượng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tổng kết
Từ những lý thuyết cơ bản về da bên trên, mong rằng các bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc da có cấu tạo như thế nào, da có mấy lớp, chức năng của da là gì và có thể tự tin giải quyết các vấn đề về da của bản thân. Đừng quên theo dõi Go1care để kịp thời cập nhật những kiến thức về da mới nhất nhé!
Xem thêm: