Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Mụn là gì? Tại sao hay bị nổi mụn?

biểu hiện các loại mụn phổ biến

Mụn là một tình trạng da phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là ở tuổi dậy thì và phụ nữ mãn kinh. Mụn hình thành do rối loạn hormon và tuyến bã nhờn, gây sưng tấy, mủ và đau, thường xuất hiện ở mặt, lưng, cằm, cổ, và bả vai. Có nhiều loại mụn khác nhau như mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen, và mụn mủ. Nguyên nhân gây mụn bao gồm nhiễm trùng da, thay đổi nội tiết tố, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, chăm sóc da không đúng cách, và lạm dụng mỹ phẩm. Phòng ngừa và điều trị mụn bao gồm vệ sinh da đúng cách, sử dụng thuốc điều trị, thay đổi lối sống, và thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng.

Để có một làn da không tỳ vết, trắng sáng là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, những nốt mụn xuất hiện khiến họ cảm thấy thiếu tự tin và một số trường hợp nặng còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy mụn là gì? Nguyên nhân nổi mụn? Cách phòng ngừa và điều trị? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau của Go1Care.

Mụn là gì?

tìm hiểu mụn là gì
Tìm hiểu mụn là gì giúp bạn có làn da khỏe mạnh

Mụn là gì? Đây là bệnh thường gặp dưới da mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ dậy thì và phụ nữ mãn kinh. Các nốt có kích thước khác nhau, biểu hiện như sưng tấy, mủ, ngứa và đau. Mụn xuất hiện ở các vị trí mặt, lưng, cằm, cổ, bả vai, mông,… Nguyên nhân gây ra mụn là da bị nhiễm khuẩn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nhiều yếu tố khác.

Về mặt y khoa, mụn hình thành do rối loạn chức năng hormon và tuyến bã nhờn. Từ đó khiến da bị tổn thương rồi xuất hiện các khối u nhỏ trên bề mặt gây sưng hoặc đau. Tùy vào biểu hiện trên da sẽ có nhiều loại mụn khác nhau. Phải kể đến như mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ, mụn viêm,…

Tại sao hay bị nổi mụn?

nguyên nhân gây ra mụn
Những nguyên nhân cơ bản gây ra mụn trên da

Khi tìm hiểu mụn là gì? thì nhiều người thắc mắc vì sao hay nổi mụn vì đã vệ sinh da. Có bốn nguyên nhân gây mụn chính là da nhiều chất nhờn bị tắc nghẽn, da nhiễm khuẩn, viêm da, chăm sóc da không đúng cách và lạm dụng mỹ phẩm. Tình trạng nổi mụn sẽ nặng hơn bởi các lý do sau:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn P.acne là nguyên nhân hình thành mụn trứng cá thông thường. Vi khuẩn này có khả năng phân hủy chất béo trong bã nhờn và giải phóng acid béo gây viêm.
  • Thay đổi nội tiết tố: Ở độ tuổi dậy thì, trung niên và phụ nữ thời kỳ mãn kinh làm cho bã nhờn tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu bạn chăm sóc không đúng cách dễ dẫn đến nổi mụn.
  • Căng thẳng và stress kéo dài: Theo chuyên gia, đây chính là “sát thủ” khiến mụn xuất hiện khắp mặt nhưng ít ai để ý.
  • Chế độ ăn uống: Những người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, đường, sữa, cafe, bánh ngọt, khoai tây chiên,… khiến mụn trầm trọng hơn. Đặc biệt, bạn sử dụng rượu, bia làm cho nóng gan nổi mụn.
  • Chăm sóc da không đúng cách: Khi da của bạn không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Nếu da yếu thì dẫn đến tình trạng mụn nặng hơn. Thậm chí còn khiến sẹo mụn, thâm hình thành.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm có tác dụng cung cấp dưỡng ẩm cũng như bảo vệ da tránh tác động môi trường. Tuy nhiên, bạn sử dụng quá mức khuyến cáo khiến da bị “quá tải”, kích ứng và tắc nghẽn lỗ chân xong nên mụn xuất hiện.

Ngoài ra, nguyên nhân hình thành mụn do bạn sử dụng thuốc bôi có chứa corticoid, testosterone hay lithium. Môi trường bạn sinh sống bị ô nhiễm khiến da thường xuyên nổi mụn, nhất là mụn ẩn và mụn cám.

Các loại mụn thường gặp

Mụn được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo biểu hiện trên da của từng người. Nội dung tiếp theo của mụn là gì? sẽ giúp bạn biết được hiện nay có các loại mụn thường gặp nào. Cùng phân biệt các loại mụn dựa vào vị trí như sau:

  • Mụn trứng cá: Mụn này còn hiểu là mụn nội tiết thường xuất hiện ở quanh mũi, miệng gây đau sưng và ngứa. Nếu mụn ở môi, mụn ở mũi không điều trị kịp thời sẽ khiến da sưng đỏ, thậm chí nhiều mũ.
  • Mụn ẩn: Loại mụn này rất khó phát hiện, thông thường phải sử dụng biện pháp soi da. Mụn ẩn mọc ở trán, mụn ẩn ở má và cằm. Đây là các vùng da dễ bị tác động từ bên ngoài.
  • Mụn đầu đen: Những nốt nhỏ đầu đen xuất hiện trên da, ít khi bị viêm. Bao gồm mụn đầu đen ở mũi, trán, 2 bên má và một số vùng khác như vai, lưng.
  • Mụn bọc: Đây là một các loại mụn trên mặt phổ biến ở mọi lứa tuổi. Mụn bọc xuất hiện nhiều ở mũi, trán và má. Mụn ở má khiến cho bạn cảm thấy đau, khó chịu.
  • Mụn cóc: Hay còn được biết tên gọi khác là mụn hạt cơm. Thường xuất hiện trên mặt, mắt cá chân, lòng bàn chân, bàn tay, móng tay,…
  • Mụn thịt: Mụn này không gây sưng, đau nhưng nổi nốt sần trên da làm mất thẩm mỹ. Hình ảnh mụn thịt bạn có thể nhìn thấy mọi nơi trên cơ thể, phổ biến nhất là quanh mắt, má, trán, mụn ở cổ, ngực,…
  • Mụn cám: Vị trí ưa thích mọc mụn cám cằm, má, cổ. Một số trường hợp còn xuất hiện ở lưng, ngực và vai. Nếu mụn ở cằm hay mặt mụn làm người bị mất tự tin. Nếu tự ý nặn mụn sẽ làm viêm, sưng đỏ.

Một số triệu chứng của mụn

biểu hiện các loại mụn phổ biến
Biểu hiện thường gặp của một số loại mụn phổ biến

Mỗi một loại mụn sẽ mang một triệu chứng khác nhau. Bạn cần hiểu mụn là gì? cũng như nguyên nhân gây mụn để áp dụng cách điều trị phù hợp. Sau đây là triệu chứng thường gặp nhất của các loại mụn:

  • Mụn trứng cá: Lỗ chân lông kín thì mụn có đầu trắng và hở sẽ hình thành đầu đen. Khi bị mụn ở cằm hay vùng khác thì da có biểu hiện sưng đỏ, mụn nhọt, mưng mủ gây viêm và đau.
  • Mụn ẩn: Loại mụn này nằm ẩn dưới da, không đau nhưng khiến da sần sùi mất thẩm mỹ. Mụn có kích thước khá nhỏ và có thể lan rộng.
  • Mụn đầu đen: Đây là một loại mụn xuất hiện trên nền mụn trứng cá. Bề mặt da có những mụn li ti như đầu đinh ghim, màu đen và nhân hở.
  • Mụn bọc: Đây là loại mụn nhọt sưng to đau nhức, kích thước lớn có mủ và máu. Sau khi điều trị có thể gây ra sẹo mụn lõm, thâm lâu năm dưới da.
  • Mụn cóc: Dấu hiệu nốt mụn sần sùi nhỏ, có màu trắng hoặc da. Khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy thô ráp.
  • Mụn mủ: Hay mụn sưng đau không nhân, bên trong chứa đầy dịch mủ (chất nhờn, vi khuẩn, tế bào chết,…). Mụn mủ có kích thước lớn hơn mụn nhọt, viêm tấy và nếu không điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mụn nhọt: Các nang lông trước bị nhiễm trùng hình thành nốt to dưới da màu đỏ. Sau đó, sưng viêm lớn dần xuất hiện mủ trắng chính giữa và gây nên cảm giác đau ngứa. Khi mụn vỡ có thể lan sang vùng da khác.

Những ai có nguy cơ bị nổi mụn?

Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người, mọi lứa tuổi và tùy vào cơ địa sẽ xuất hiện loại khác nhau. Không điều trị đúng cách để lại sẹo thâm, tái thường xuyên. Sau đây là một số đối tượng có nguy cơ nổi mụn:

  • Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh: Giai đoạn này da của chị em có sự thay đổi rõ rệt do lượng estrogen suy giảm. Điều này khiến cho da dễ bị nổi mụn và mẩn đỏ. Phụ nữ sau 30 tuổi vẫn bị mụn cho nên bạn vệ sinh da sạch sẽ, cung cấp dưỡng ẩm.
  • Trẻ em tuổi dậy thì: Da của trẻ xuất hiện mụn ồ ạt do hormone sinh dục thay đổi. Tình trạng nổi mụn sẽ trầm trọng hơn khi tinh thần căng thẳng, ăn uống không lành mạnh, không biết cách chăm sóc da,…
  • Người bị rối loạn nội tiết: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm tắc nghẽn lỗ chân lông và vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu không vệ sinh da đúng cách mụn nổi nhiều hơn. Đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai, không chỉ nổi mụn ở mặt mà còn khắp cơ thể.
  • Người da dầu chăm sóc không đúng cách: Đây là da có lượng nhờn tiết ra bình thường nên mặt luôn bóng loáng. Bạn không kiểm soát lượng dầu sẽ làm lỗ chân lông ứ tắt nên mọc mụn. Do đó, để tránh da dầu mụn bạn cần có biện pháp chăm sóc và sử dụng mỹ phẩm phù hợp.

Phòng ngừa và điều trị mụn như thế nào?

Cách điều trị và phòng ngừa mụn
Cách điều trị và phòng ngừa mụn là gì hiệu quả bạn nên biết

Sau khi biết được mụn là gì? nguyên nhân cũng như ai có nguy cơ nổi mụn thì bạn cần biết tình trạng da của mình để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Nội dung sau sẽ giúp bạn biết được cách hết mụn nhanh nhất tùy mức độ và phương pháp phòng ngừa:

  • Mức độ nhẹ

Bạn dùng sữa rửa mặt, loại kem và thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để bôi lên vùng da bị mụn. Gồm thành phần như benzoyl peroxide làm khô và diệt khuẩn, axit salicylic ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Tình trạng không thuyên giảm thì bạn đến ngay bác sĩ da liễu có chuyên môn để được hướng dẫn cách trị mụn kịp thời.

  • Mức độ nặng

Nếu mụn của bạn không thể điều trị như cách bôi thuốc, uống kháng sinh thì bác sĩ chỉ định một số thủ thuật. Điển hình như liệu pháp quang động (dùng tia laser giảm dầu và vi khuẩn), IPL trị liệu (dùng xung ánh sáng diệt P.acnes, demodex), liệu pháp laser, mài da, peel da, lăn kim,…

>>> Xem thêm: 15 cách trị mụn tại nhà từ thiên nhiên

  • Phương pháp phòng ngừa mụn là gì

Để có làn da mịn màng, không bị mụn thì bạn hãy chăm sóc da đúng cách, bổ sung đủ lượng nước cần thiết, rèn luyện thể thao, giảm căng thẳng và dành thời gian thư giãn. Bạn cần tránh đội mũ hay quấn băng đô quanh đầu thường xuyên, tóc buộc gọn gàng hạn chế tiếp xúc da mặt,… Đây cũng là cách giảm thâm mụn hiệu quả.

Vừa nặn mụn xong bôi gì? Vấn đề này được đông đảo khách hàng vừa trị mụn quan tâm. Bạn hãy sử dụng các sản phẩm đặc trị mà bác sĩ kê đơn. Tránh dùng loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc, có tính bào mòn cao như thuốc rượu, kem trộn,… khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn.

Khi da bạn xuất hiện các nốt mụn là biểu hiện chức năng của gan hoạt động không hiệu quả. Vậy uống gì cho mát gan hết mụn? Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày và thử uống thuốc hỗ trợ giải độc gan, nước dừa, trà giải độc gan, nước chanh mật ong, nước ép bưởi, nước ép cải xoăn hay bột sắn dây.

Tổng kết

Bài viết trên của Go1Care đã giải đáp thắc mắc mụn là gì? cũng như thông tin quan trọng liên quan. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết da của mình đang gặp phải loại mụn nào để có cách điều trị phù hợp nhất. Chúc mọi người lúc nào cũng có làn da khỏe, sáng mịn và không tì vết.

 

Xem thêm:

Top 10 sản phẩm kem trị mụn, mờ thâm dành cho các nàng

Cảnh báo các vấn đề về da mặt ở tuổi U30

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan