Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa của số đo huyết áp

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa

Chỉ số huyết áp là số đo áp suất máu bên trong thành động mạch. Nó có ý nghĩa quan trọng phản ánh huyết áp đang tăng hay giảm. Điều này đóng vai trò thiết yếu trong việc tìm ra các vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Bạn cần thực hiện đều đặn việc kiểm tra chỉ số này để có hướng xử lý tức thì cũng như phương án phòng ngừa bệnh diễn biến nặng.

Có thể khẳng định, chỉ số huyết áp vô cùng quan trọng. Chỉ số tăng hay giảm là căn nguyên gây nên các biến chứng khó lường về sức khỏe. Vì vậy hãy trang bị đủ cho mình các kiến thức về kiểm tra và ý nghĩa của từng cột mốc để giúp bạn định hướng và biết rõ tình trạng hiện tại của bản thân nhé! Truy cập vào Go1care để biết thêm nhiều thông tin y khoa hữu ích hơn.

Huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa
Huyết áp là một trong các chỉ số quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Hiểu một cách đơn giản, huyết là máu, áp là áp suất, áp lực. Như vậy huyết áp chính là áp lực của máu. Khi máu lưu thông trong động mạch, nó sẽ tác động một lực lên thành mạch. Lực này ở người bình thường là một chỉ số ổn định và không có nhiều biến đổi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, áp lực này quá lớn dẫn đến cường độ máu lưu thông mạnh hơn. Khi đó ta bị tăng huyết áp. Ngược lại nếu áp lực này quá nhỏ, máu lưu thông về tim không đủ, ta bị hạ áp.

Chỉ số huyết áp

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim chính là số đo được thực hiện bằng máy nhằm biết chính xác áp lực máu của bạn đang tác động lên thành mạch là bao nhiêu. Các máy đo luôn đưa ra kết quả với 3 số liệu cơ bản, bao gồm:

  • Huyết áp tâm thu: Chỉ số khi cơ tim co vào để đẩy máu đi.
  • Huyết áp tâm trương: Chỉ số khi cơ tim giãn ra.
  • Nhịp tim: Được tính trên số lần đập trong 1 phút.
Đọc thêm bài viết:  Trị cao huyết áp hiệu quả, nhanh chóng và an toàn với phương pháp dân gian

Đơn vị đo chỉ số huyết áp là mmHg – Gọi là đơn vị Thủy ngân. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp dạng cơ hoặc máy đo tự động đều có thể nhận được kết quả chuẩn nhất về các chỉ số bên trong cơ thể.

Ý nghĩa của chỉ số huyết áp

Bạn cần biết chỉ số huyết áp để làm gì? Huyết áp 150/90 là cao hay thấp? Chúng ta cần hiểu rõ rằng, tăng hay hạ huyết áp đều không có các biểu hiện rõ ràng. Dấu hiệu nhận biết chúng khá mờ hồ mà không phải ai cũng có thể phân biệt được. Chính vì vậy mà chúng ta cần một số liệu chính xác hơn. Đó chính là chỉ số huyết áp.

Các con số đều không biết nói dối. Ngay khi thực hiện đo, bạn sẽ nắm rõ được tình trạng hiện tại của cơ thể. Chỉ số đang tăng hay là giảm. Qua đó chúng ta có phương án điều trị thích hợp. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng không mong muốn.

Ngoài ra khi thực hiện việc kiểm tra chỉ số, bạn nên đo từ 2 lần trở lên. Bởi các số liệu này không cố định và nó chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố như tâm trạng, dụng cụ đo hay tư thế ngồi sai cách.

Huyết áp cũng sẽ có sự phụ thuộc vào độ tuổi. Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi sẽ là bảng đo tiêu biểu mà bạn cần theo dõi khi muốn xác định mức độ sức khỏe của bản thân.

Bảng chỉ số huyết áp chuẩn từ Bộ Y Tế

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa
Bảng chỉ số huyết áp là thước đo quan trọng giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cách đọc chỉ số huyết áp. Chỉ số huyết áp bao nhiêu được xem là cao và bao nhiêu được đánh giá là thấp? Huyết áp 140/100 có cao không? Chúng ta sẽ có một quy chuẩn chung từ Bộ Y Tế đưa ra. Từ đó có thể so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận chính xác nhất cho quá trình đánh giá này.

  • Chỉ số huyết áp bình thường: Chỉ số được xem là bình thường và đạt mức tối ưu là 120/80 mmHg. Khi bạn thực hiện kết quả đo mà chênh lệch không quá lớn với số liệu này thì có nghĩa cơ thể bạn đang khỏe mạnh.
  • Tiền tăng huyết áp: Giai đoạn tiền tăng huyết áp là lúc chỉ số của bạn vượt qua 120/80 mmHg và có dấu hiệu lên nhẹ sau mỗi lần đo. Dù giai đoạn này chưa thực sự nguy hiểm nhưng bạn vẫn phải đặc biệt chú ý nhé!
  • Cao huyết áp cấp độ 1: Chỉ số huyết áp được xác định ở mức 130/80 mmHg đến 130/89 mmHg sẽ được xem là huyết áp tăng cấp độ 1.
  • Cao huyết áp cấp độ 2: Chỉ số huyết áp được xác định ở mức 140/90 mmHg trở lên. Đây là chỉ số rất đáng lo ngại. Bạn phải thực sự cảnh giác với nó. Nếu tiếp tục vượt ngưỡng, bạn sẽ gặp các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
  • Huyết áp giảm: Đi ngược với tăng sẽ là hạ huyết áp. Vậy huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Khi chỉ số bạn nhận được thấp hơn 90/60 mmHg thì bạn đang gặp tình trạng hạ áp. Cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tay chân run, tim đập nhanh và sẽ mất dần ý thức.
Đọc thêm bài viết:  Thực đơn cho người cao huyết áp trong 7 ngày

Lời khuyên từ chuyên gia

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa
Các chuyên gia hàng đầu đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bạn.

Chỉ số huyết áp là thước đo phản ảnh chuẩn xác các dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Vì vậy nhất định không được bỏ qua chúng. Go1care sẽ mang lại cho bạn các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu. Hãy theo dõi nhé!

  • Cần phải kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên, định kỳ. Bạn có thể ghi chép để thuận tiện khi so sánh, theo dõi.
  • Thăm khám theo liệu trình mà bác sĩ đưa ra để kịp thời phát hiện các biến chứng nguy hiểm.
  • Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tâm đồ… để xác định chính xác căn nguyên của bệnh. Từ đó bạn sẽ có pháp đồ điều trị hiệu quả và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.

Một vài lưu ý quan trọng dành cho người tăng và hạ huyết áp

Tăng huyết áp và hạ huyết áp là hai triệu chứng bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì thế mà việc phòng ngừa và điều trị dành cho người bệnh thuộc hai nhóm này cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Lưu ý dành cho người tăng huyết áp

Khi chỉ số của bạn luôn nằm ở ngưỡng cao hơn, bạn sẽ thuộc nhóm người huyết áp cao. Lúc này, các lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân thủ chính là:

  • Hạn chế sử dụng muối. Đây là nguyên tắc vàng buộc phải thực hiện. Muối là nguyên nhân khiến máu bị cô đặc, khó lưu thông, gây tắc nghẽn và làm cho tình trạng tăng áp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài muối ra bạn cũng cần hạn chế nội tạng động vật, các thực phẩm bẩn, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá nhiều đường…
  • Ưu tiên các thực phẩm có chứa nhiều Kali như chuối, nho hay thực phẩm có nhiều Canxi bao gồm ổi, bơ, cam, chanh.
  • Đặc biệt tỏi và rau cần là hai loại thực phẩm có khả năng điều hòa và giảm áp nhanh cực hiệu quả mà bạn nhất định không được bỏ qua.
  • Từ bỏ các thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, cafein.
  • Tăng cường việc tập luyện thể thao. Giữ thói quen luyện tập mỗi ngày để có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Đọc thêm bài viết:  Tương Lai Của Bệnh Cao Huyết Áp: Các Chiến Lược Phòng Ngừa Toàn Diện

Lưu ý dành cho người hạ áp

Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa
Người bị huyết áp thấp cần chú ý đến việc điều hòa cơ thể, giữ ấm và bổ sung thêm lượng muối phù hợp trong khẩu phần ăn.

Nếu bạn thuộc nhóm người có chỉ số huyết áp thấp, bạn cũng cần chú ý đến các chi tiết sau:

  • Sử dụng muối nhiều hơn trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên đừng dùng nhiều quá có thể gây nên biến chứng suy tim.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên thay đổi tư thế một các đột ngột.
  • Giữ ấm cơ thể, không để bị lạnh, mang vớ khi đi ngủ.

Tổng kết

Go1care với các thông tin hữu ích về chỉ số huyết áp đã khép lại bài viết này. Hãy luôn chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình ngay hôm nay nhé!

Xem thêm:

8 cách hạ huyết áp đơn giản và an toàn cho người già

Biểu hiện tăng huyết áp: Dấu hiệu và cách xử lý tại nhà

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan