Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân gây bệnh?

Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân hạ huyết áp?

Biểu hiện tụt huyết áp chính là chóng mặt, hoa mắt, mặt tối sầm, choáng váng, buồn nôn. Khi triệu chứng trở nặng hơn, bạn có thể bị co giật, ngất xỉumất ý thức. Các biểu hiện trên diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu không xử lý kịp, huyết áp hạ đột ngột có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái thực vậtkhông thể hồi phục.

Chính vì biến chứng vô cùng nguy hiểm này mà bạn cần phải đặc biệt chú ý đến biểu hiện tụt huyết áp. Các dấu hiệu và biện pháp phòng tránh sẽ được Go1care giới thiệu qua bài viết ngay sau đây. Đừng bỏ qua nhé! Các thông tin hữu ích sẽ được cung cấp đầy đủ và chi tiết đến bạn.

Bệnh tụt huyết áp

Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân hạ huyết áp?
Khi đo lường, các chỉ số huyết áp hạ thấp hơn so với mức quy định chính là biểu hiện tụt huyết áp mà bạn đang gặp phải.

Chúng ta thường nghe nhiều đến tăng huyết áp. Tuy nhiên có một điều mà bạn không hề biết chính là tụt huyết áp còn nguy hiểm hơn so với tăng. Tốc độ huyết áp tụt khá nhanh và khó kiểm soát hơn rất nhiều. Vì vậy tuyệt đối bạn đừng bao giờ chủ quan khi mắc bệnh.

Áp lực màu lưu thông luôn cần được duy trì ở mức ổn định. Nó sẽ dao động trong khoảng từ 120mmHg với chỉ số tâm thu và 80mmHg với chỉ số tâm trương. Tuy nhiên nếu chỉ số trong cơ thể bạn thấp hơn mức này thì bạn đang rơi vào trạng thái tụt huyết áp.

Biểu hiện tụt huyết áp sẽ có hai dạng phổ biến. Đó chính là:

  • Tụt huyết áp tư thế: Chỉ số huyết áp tâm thu giảm từ 20mmHg trở lên, chỉ số huyết áp tâm trương giảm từ 10mmHg trở lên, xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đột ngột. Có thể là đang ngồi và đột ngột đứng dậy chẳng hạn. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được hồi phục nhanh chóng khi bạn ổn định được nhịp thở.
  • Tụt huyết áp tuyệt đối: Đây là biểu hiện tụt huyết áp đáng báo động. Ngay cả khi bạn không làm gì, không thực hiện vận động mạnh nhưng huyết áp vẫn giảm xuống dưới mức 90/60mmHg thì chúng ta buộc phải xử lý ngay tức thì.
Đọc thêm bài viết:  Cách trị tăng huyết áp tại nhà với công dụng thần kỳ

Biểu hiện tụt huyết áp

Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân hạ huyết áp?
Biểu hiện tụt huyết áp chính là buồn nôn, chóng mặt và tối sầm mặt mày.

Các biểu hiện tụt huyết áp thường gặp phải ở người bệnh mà bạn nhất định không được bỏ qua. Đó chính là:

  • Dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cả người cao tuổi là chóng mặt, choáng váng. Việc thiếu máu ở tim và não khiến trước mặt bạn bỗng chốc tối sầm lại, mắt hoa lên và không còn nhìn rõ các vật xung quanh.
  • Tay chân trở nên lạnh toát, run rẩy, đứng không vững, bủn rủn.
  • Cảm giác buồn nôn, khó chịu, liên tục nôn khan, nôn thốc.
  • Biểu hiện tụt huyết áp thường gặp khác chính là đau cơ ngực do tim đập nhanh để đẩy máu lên. Điều này khiến tim bạn suy đi nhanh chóng, khó thở, nhịp đập không ổn định.
  • Biểu hiện tụt huyết áp nghiêm trọng hơn chính là co giật. Khi lượng máu thiếu hụt quá nhiều, các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề. Các cơ không còn nghe theo sự điều khiển của thần kinh trung ương. Bạn sẽ mất dần cảm giác và rơi vào trạng thái hôn mê.

Việc tụt huyết áp thực sự rất nguy hiểm. Tim và não bộ chúng ta không thể thiếu máu quá lâu. Vì vậy ngay khi phát bệnh, nếu không xử lý kịp thời, các chức năng của cơ thể rất khó có thể phục hồi được như cũ.

Nguyên nhân tụt huyết áp

Dựa vào các biểu hiện tụt huyết áp thì bạn cho rằng, nguyên nhân tụt huyết áp ở người trẻ và người cao tuổi là gì? Theo dõi trên Go1care ngay bây giờ nhé!

  • Tại sao bị tụt huyết áp? Thay đổi tư thế đột ngột là nguyên nhân đầu tiên khiến huyết áp của bạn thay đổi.
  • Người mắc bệnh liên quan đến chức năng vận chuyển máu lên hệ thần kinh trung ương.
  • Người bệnh thiếu máu kinh niên. Hoặc bạn bị mất máu đột ngột do tai nạn, thương tật khiến cho lượng máu không đủ cung cấp cho cơ thể.
  • Người mắc các bệnh về tim hoặc phổi. Cơ tim đập quá nhanh hoặc quá chậm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim.
  • Tụt huyết áp ở người trẻ do có các thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá thường xuyên. Ngoài ra một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị đau dây thần kinh hay rối loạn cương dương đều có thể khiến huyết áp bị hạ.
Đọc thêm bài viết:  Huyết áp 90 60 có thấp không?

Cách điều trị bệnh tụt huyết áp

Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân hạ huyết áp?
Người bị tụt huyết áp nên bổ sung các thực phẩm có khả năng bổ máu.

Khi hiểu rõ các nguyên nhân, biểu hiện tụt huyết áp, bạn cần biết thêm về phương pháp điều trị bệnh ngay tại nhà. Hãy giữ các thói quen tốt ngay sau đây để có được cơ thể khỏe mạnh nhé!

  • Bị tụt huyết áp nên uống gì? Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước là dưỡng chất tối ưu giúp tăng thể tích máu trong cơ thể bạn, hạn chế tối đa tình trạng thiếu máu và máu đông.
  • Không sử dụng chất kích thích và từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Thường xuyên bị tụt huyết áp là bệnh gì? Đó là do thiếu máu. Vì vậy tụt huyết áp nên ăn gì? Hãy sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bổ máu như thịt bò, các loại đậu hay hải sản. Chúng sẽ giúp sản sinh lượng máu mới, bổ sung đủ hàm lượng cơ thể cần.
  • Cải thiện sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể bằng cách tập luyện. Các bài tập nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp bạn thấy khỏe hơn mỗi ngày.
  • Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Hãy cho người bệnh uống nước trà gừng nóng hoặc coca để kích thích máu lưu thông nhanh hơn.

Tổng kết

Go1care vừa mang đến cho bạn các biểu hiện tụt huyết áp thường gặp nhất. Bạn hãy chú ý nhiều hơn nhé! Giữ thói quen và lối sống khoa học mỗi ngày là cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp.

Xem thêm:

Biểu hiện tăng huyết áp: Dấu hiệu và cách xử lý tại nhà

Bảng đo huyết áp là gì? Ý nghĩa và cách đo chuẩn xác nhất

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan