Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Dư lượng kim loại nặng trong cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến gan?

kim loại nặng

Dư lượng kim loại nặng trong cơ thể như Sắt, Mangan, Vanadium, Cobalt, Nhôm, Asen, Cadmium, Chì, Đồng, Thủy Ngân có thể gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, và suy giảm chức năng gan. Tích tụ kim loại nặng cản trở khả năng lọc và đào thải chất độc của gan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gan nghiêm trọng.

Để hiểu rõ hơn về Dư lượng kim loại nặng trong cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến gan?, cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Dư lượng kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng với tỷ trọng từ 3.5 đến 7g/cm³, bao gồm thủy ngân, cadmium, asen, thallium, kẽm, niken, đồng, và chì. Chúng tồn tại tự nhiên và thường là chất ô nhiễm trong đất và nước, không thể phân hủy tự nhiên. 

Việc nhiễm độc kim loại nặng xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kim loại, thường do tiếp xúc môi trường hoặc ăn thực phẩm nhiễm bẩn. Các kim loại như kẽm, đồng, và sắt, tuy có lợi cho sức khỏe, chỉ hữu ích khi được hấp thụ ở mức độ vừa phải. 

kim loại nặng
Kim loại nặng tồn tại tự nhiên và thường là chất ô nhiễm trong đất và nước, không thể phân hủy tự nhiên

Lượng dư thừa kim loại nặng có thể dẫn đến:

  • Gây tổn thương não.
  • Co rút bó cơ.
  • Rối loạn tâm thần (điên).
  • Nguy cơ tử vong.
  • Khi tiếp xúc, ảnh hưởng quá trình phân chia ADN.
  • Gây dị tật thai nhi (quái thai).
  • Có thể gây ung thư.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
  • Gây rối loạn chức năng gan và thận.
  • Gây tổn thương hệ thống thần kinh trung ương.
  • Gây tổn thương tế bào và mô cơ thể.
  • Có thể dẫn đến tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây độc tích lũy.

Chức năng gan đóng vai trò như thế nào trong cơ thể?

Như chúng ta đã biết dư lượng kim loại nặng có thể gây rối loạn chức năng gan. Vậy chức năng gan thường đóng vai trò như thế nào trong cơ thể?

Chuyển hóa chất dinh dưỡng:

  • Chuyển hóa carbohydrate: Ổn định đường huyết.
  • Chuyển hóa chất béo: Tiết ra dịch mật giúp hấp thu và phân hủy chất béo.
  • Chuyển hóa protein: “Cải tạo” axit amin từ thực phẩm.

Thanh lọc và đào thải độc tố:

  • Xử lý, chuyển đổi chất độc hại thành urê.
  • Tạo ra protein quan trọng trong quá trình đông máu với vitamin K.
  • Tạo ra các tế bào máu mới.

Lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen: Tích lũy và giải phóng đường, vitamin và khoáng chất khi cần thiết. 

Chức năng tổng hợp:

  • Tổng hợp 50% protein trong cơ thể.
  • Tổng hợp yếu tố đông máu như fibrinogen và heparin.
  • Tổng hợp hormone angiotensinogen và albumin.
kim loại nặng
Gan giúp tổng hợp 50% protein trong cơ thể

Ngoài ra: 

  • Sản xuất khoảng 80-1000ml mật mỗi ngày.
  • Biến đổi thuốc hấp thu từ tiêu hóa thành dạng có tác dụng.
  • Tạo hồng cầu chính trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Chứa tế bào Kupfler phá hủy tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gan và ruột.
  • Duy trì cân bằng hormone

Kim loại nặng nào có thể ảnh hưởng đến gan?

Dưới đây là các kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến gan như:

Sắt (Fe)

Sắt cần thiết cho cơ thể nhưng nếu có trong nước uống với hàm lượng cao có thể gây độc hại cho cơ thể. Việc dư thừa sắt có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tim mạch.

Mangan (Mn)

Nếu cơ thể dư thừa mangan sẽ gây ra tác động độc hại cho gan và thận. Bị rối loạn thần kinh như run chân, tay,… Ngoài ra còn tác động tiêu cực đối với hệ tiêu hóa, cảm giác buồn nôn, đau dạ dày,…

kim loại nặng
Nếu cơ thể dư thừa mangan sẽ gây ra tác động độc hại cho gan và thận

Vanadium (V)

Việc dư thừa vanadium trong cơ thể có thể gây độc tính làm ảnh hưởng hệ thống gan thận. Ngoài ra còn dễ gặp các vấn đề về dạ dày với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.

Cobalt (Co)

Cobalt có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với da. Việc thừa cobalt có thể gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt gây rối loạn gan.

kim loại nặng
Việc thừa cobalt có thể gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt gây rối loạn gan

Nhôm (Al)

Tiếp xúc với liều lượng cao của nhôm có thể gây tổn thương xương và mô, khiến xương mất canxi và phốt pho, dẫn đến tình trạng loãng xương và đau nhức. Ngoài ra, nhiễm nhôm cao còn có thể giảm số lượng hồng cầu và gây thiếu máu. Làm rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, suy thận, bệnh tự miễn.

Asen

Asen là một kim loại xuất hiện tự nhiên, tồn tại trong hầu hết các môi trường như không khí, đất và nước. Phơi nhiễm asen dẫn đến nhiều bệnh ác tính khác nhau ở da, phổi, bàng quang tiết niệu, gan và thận. Đặc biệt, có thể gây tổn thương gan, dẫn đến xơ gan và tăng nguy cơ ung thư gan.

Cadmium (Cd)

Cadmium là một kim loại nặng được tìm thấy trong thực phẩm, nó tích tụ trong các mô vì không có cơ chế bài tiết ở người. Cadmium lắng đọng trong thận, gan, tuyến tụy và phổi. Tiếp xúc ngay cả với lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương gan, thận, loét da và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

kim loại nặng
Cadmium là một kim loại nặng được tìm thấy trong thực phẩm, nó tích tụ trong các mô vì không có cơ chế bài tiết ở người

Chì (Pb)

Chì là một kim loại nặng khác gây tổn thương gan, xuất hiện trong môi trường, nước, đất, bụi và trong các sản phẩm được sản xuất có chứa chì. Chúng làm hỏng các thành phần tế bào, phá vỡ chức năng hệ thống thần kinh trung ương, dạ dày và đường ruột.

Đồng (Cu)

Đồng được dùng trong sản xuất đồ dùng, dây điện và đường ống. Nếu ở hàm lượng ít có lợi, nhưng nồng độ cao có thể gây hại cho thận, dạ dày và gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy.

Thủy ngân (Hg)

Thủy Ngân là kim loại rất độc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý, thai nhi, co giật, tổn thương não, mù lòa, suy nhược tinh thần và thận.

Dấu hiệu nhận biết dư lượng kim loại nặng

Dấu hiệu dư lượng kim loại nặng thường gặp

Một số dấu hiệu thường thấy khi bị ngộ độc kim loại nặng như: 

  • Tiêu chảy
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Dễ bị hụt hơi
  • Ngứa ran 
  • Ớn lạnh
  • Xương ở trẻ bị yếu đi 
  • Bị sảy thai, sinh non 

Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính

Trong trường hợp nếu dùng liều quá cao, ví dụ trong khi làm việc gặp tai nạn liên quan đến hóa chất, một đứa trẻ vô tình nuốt một đồ chơi làm bằng chì. Đây được gọi là nhiễm độc cấp tính. 

Các dấu hiệu xuất hiện nhanh chóng như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Tổn thương thận, gan
  • Đi tê
  • Thiếu máu
  • Mất trí nhớ
  • Xuất hiện đường ngang trên móng tay
  • Mất nước
  • Bị sảy thai, sinh non 
  • Xương yếu, dị dạng
  • Phổi chứa chất lỏng
kim loại nặng
Đau bụng, buồn nôn là một trong những dấu hiệu bị nhiễm độc kim loại nặng

Dấu hiệu nhiễm độc kim loại nặng

 

Nhiễm độc kim loại Dấu hiệu
Thủy Ngân Khó khăn đi lại, nghe, nói bị hạn chế, cơ bị yếu đi, tầm nhìn bị thay đổi, tổn thương dây thần kinh
Chì Táo bón, dễ nổi nóng, cáu gắt, mất ngủ, ăn không ngon, huyết áp cao, thiếu máu, hay đau đầu, mệt mỏi, mất trí nhớ, trẻ chậm phát triển
Asen Buồn nôn, tiêu chảy, da đỏ, sưng tấy; Nhịp tim bất thường, chuột rút; Xuất hiện mụn, vết thương hở trên da như mụn cóc,…
Cadmium Sốt, đau cơ, các vấn đề về hô hấp

 

Theo WHO, nhiễm độc kim loại nặng có nguy cơ gây nên các loại ung thư như ung thư gan, phổi, da, bàng quang, thận và vú. Việc tiếp xúc với kim loại nặng, đặc biệt trong môi trường ô nhiễm, cần được quan tâm để phòng tránh rủi ro đối với sức khỏe.

Làm sao để kịp thời phát hiện dư lượng kim loại nặng đang ở trong cơ thể?

Thông thường để chẩn đoán ngộ độc kim loại nặng, bác sĩ có thể tiến hành một loạt xét nghiệm máu đơn giản gọi là “bảng kim loại nặng” hoặc “xét nghiệm độc tính kim loại nặng”. Xét nghiệm này bao gồm việc lấy mẫu máu nhỏ để kiểm tra các dấu hiệu của kim loại nặng. 

Trong trường hợp các triệu chứng ngộ độc kim loại nặng xuất hiện nhưng kết quả xét nghiệm máu cho thấy mức độ kim loại nặng thấp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung. Những xét nghiệm này bao gồm kiểm tra chức năng thận, nghiên cứu chức năng gan, phân tích nước tiểu, phân tích tóc,…

Theo dõi sức khỏe mỗi ngày với Oligo Check: Không cần lấy máu, kết quả nhanh chóng

Oligo Check cung cấp một phương pháp tầm soát vi chất đơn giản và nhanh chóng, không cần lấy máu, giúp bạn dễ dàng theo dõi sức khỏe. Sử dụng công nghệ ánh sáng quang phổ tiên tiến, thiết bị này cho phép phát hiện các khoáng chất, vitamin và kim loại nặng trong cơ thể.

kim loại nặng
Oligo Check cung cấp một phương pháp tầm soát vi chất đơn giản và nhanh chóng, không cần lấy máu

Thay vì các xét nghiệm lấy máu truyền thống, Oligo Check hoạt động dựa trên phân tích các đơn chất nguyên tố vi lượng và kim loại nặng thông qua mô của cơ thể. Quá trình này không chỉ nhanh chóng và đơn giản mà còn cung cấp kết quả chính xác qua màn hình máy tính.

Oligo Check là một giải pháp lý tưởng cho việc kiểm soát sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là trong việc bảo vệ sức khỏe gan. Kịp thời nhận biết dư lượng kim loại nặng đang ở trong cơ thể, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe.

kim loại nặng
Oligo Check hoạt động dựa trên phân tích các đơn chất nguyên tố vi lượng và kim loại nặng thông qua mô của cơ thể

Cách phòng tránh dư lượng kim loại nặng ảnh hưởng đến sức khỏe

Để phòng chống nhiễm độc kim loại nặng, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn ô nhiễm: Tránh khói xe, khói công nghiệp, nước thải và sử dụng bộ lọc không khí và nước trong nhà.
  • Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng: Bổ sung canxi để giảm hấp thu kim loại nặng, ăn nhiều rau quả tươi. Tránh thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có nồng độ kim loại nặng cao như trai, sò, ốc, thịt không rõ nguồn gốc,…
  • Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường ra mồ hôi qua tập luyện giúp thải kim loại nặng như chì và thủy ngân, đồng thời cải thiện lưu thông máu.
  • Thăm khám y tế: Nếu nghi ngờ tiếp xúc với kim loại nặng, hãy thăm bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệm, đồng thời nhận hướng dẫn cách loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Tổng kết

Dư lượng kim loại nặng trong cơ thể và ảnh hưởng của chúng đối với gan là vấn đề sức khỏe quan trọng cần được chú ý. Kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium,… có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, từ viêm gan đến xơ gan. Tích tụ các kim loại này làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến khả năng lọc và đào thải chất độc. Hiểu rõ về ảnh hưởng của kim loại nặng đến gan giúp chúng ta chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe.

 

Tham khảo: fehv.org, my.clevelandclinic.org, webmd.com

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan