Tới tháng – câu chuyện đầy “mệt mỏi” của rất nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt là các cô gái chưa kết hôn. Rất nhiều chuyện đã xảy đến trong thế giới của họ những ngày này như: đau bụng, đau đầu khi đến tháng, tức ngực, bị đau nhói ở vùng kín…
Hàng tháng, con gái nói chung và phụ nữ trước độ tuổi tiền mãn kinh nói riêng sẽ trải qua thời kỳ tới tháng hay còn được gọi là mùa rụng dâu, kỳ kinh nguyệt… Với nhiều người, vài ngày này trong tháng được coi như “ám ảnh kinh hoàng” bởi họ phải trải qua những phút giây đau đớn, vật lộn trên giường. Việc đau ngực khi có kinh, mệt mỏi vài ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt… là những chuyện không còn quá xa lạ với chị em. Vậy, trong thời gian này, họ phải trải qua những gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hiện tượng tới tháng ở chị em phụ nữ
Tới tháng hay còn gọi là đến tháng, còn tên khoa học là thời kỳ kinh nguyệt. Là khoảng thời gian máu kinh bị đào thải khỏi cơ thể cùng niêm mạc tử cung. Sau khi trứng rụng không được thụ tinh thành công và được đi ra ngoài qua đường âm hộ. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-5 ngày, thậm chí là 7 ngày.
Khi con gái đến tháng, cơ thể của chị em phụ nữ có thể xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
Đau lưng khi đến tháng
Trong những ngày đến tháng, việc than vãn khi lưng quá đau, đau như muốn gãy ra đã không còn là câu chuyện quá xa lạ. Chuyện này xảy ra vào khoảng 5-7 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt là do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin bên trong cơ thể mới gây ra các cơn co thắt đột ngột như thế. Và đây cũng là nguyên nhân chính trả lời cho câu hỏi tại sao đến tháng lại đau lưng.
Bụng to ra khi có kinh
Hiện tượng này khi tới tháng không phải ai cũng có thể nhận ra trên cơ thể của chính mình. Tuy nhiên, có hiện tượng này xảy ra là bởi trước khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt. Hormone nội tiết estrogen bị thay đổi khiến lượng nước trong cơ thể trở nên nhiều hơn bình thường.
Đau đầu mỗi khi tới tháng
Lượng hormone estrogen và Prostaglandin có xu hướng giảm trước khi kỳ kinh nguyệt xảy ra. Sự thay đổi về nội tiết tố có thể là nguyên nhân chính khiến phụ nữ cảm thấy đau đầu, đau nửa đầu mỗi khi đến tháng xuất hiện.
Đau ngực khi có kinh
Theo như các nhà nghiên cứu, chuyện đau ngực thường xuất hiện trước thời kỳ kinh nguyệt xảy ra. Lượng nội tiết tố trong cơ thể mỗi người trong thời kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường. Nên trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài ngày khi đến tháng rất dễ cảm thấy đau tức ngực.
Ngực căng tức sau kỳ kinh nguyệt
Nội tiết tố lại có xu hướng tăng khi tới tháng. Chuyện này xảy ra có khá nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, để giảm thiểu việc căng tức ngực khi tới tháng, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn, sử dụng túi chườm nóng lạnh…
Một số lưu ý khi tới tháng giúp chị em phụ nữ bớt mệt mỏi
Tới tháng nên ăn gì
Đến tháng nên ăn gì cũng khiến nhiều chị em phải lưu tâm để chăm sóc bản thân tốt hơn mỗi ngày. Theo các chuyên trang y học uy tín, lời khuyên cho chế độ ăn khi tới tháng là hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, trái cây…
Tới tháng nên uống gì
Sau khi đã nắm được nên ăn các loại thực phẩm nào thì cũng nên quan tâm xem, mình nên uống gì khi tới tháng. Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ nôn ói, nhất định cần bổ sung thêm nước gừng hoặc trà gừng cho cơ thể. Uống nhiều nước, các loại sữa hạt cũng rất tốt cho sức khỏe trong những ngày tới tháng.
Tới tháng không nên ăn, uống gì
Một số loại đồ ăn thức uống con gái đến tháng nhất định không nên sử dụng. Đó là các sản phẩm có chất kích thích dù là nhỏ nhất như cà phê, thuốc lá, bia, rượu,…đồ ăn cay nóng. Lưu ý về hàm lượng thịt đỏ để tránh việc nạp quá nhiều gây tác dụng phụ.
Ngày \”đèn đỏ\” nên hay không nên tập thể dục
Theo một số chuyên trang sức khỏe có viết: luyện tập thể dục trong những ngày tới tháng có thể giúp bạn xoa dịu cảm giác đau bụng, cơ thể trở nên ấm hơn. Tuy nhiên cũng không cần ép bản thân quá trong những ngày này.
Tính ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
Điều này là một điều cực cần thiết để biết được chu kì của mình có đền đặn hay không. Thêm vào đó, khi biết được chu kì của mình chị em cũng có sự sắp xếp thời gian, công việc cho hợp lý, tránh các hoạt động quá nặng khi tới tháng làm mất sức, mệt mỏi.
Bên cạnh đó trong một chu kì kinh nguyệt lượng hoocmon sẽ thay đổi dẫn đến tâm trạng của chị em cũng thất thường. Nếu biết được những điều này xảy ra do tới tháng thì các chị em sẽ biết nguyên nhân và thoải mái hơn rất nhiều.
Tính được ngày rụng trứng cũng giúp chị em tính toán được khả năng mang thai của mình được tốt hơn.
Một số mẹo giúp bạn cải thiện những “hậu quả” do tới tháng mang lại
Mẹo trị đau đầu khi hành kinh
Đau đầu khi tới tháng không còn là chuyện quá xa lạ với chị em phụ nữ.
Hãy chườm đá lạnh khi đau đầu, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa. Bổ sung magie, vitamin B2 cho cơ thể. Vận động nhẹ nhàng, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi tới tháng.
Ăn gì để ngày đèn đỏ nhanh hết
Kỳ kinh nguyệt kéo dài trong quá trình tới tháng gây cảm giác khó chịu. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày. Lúc này bạn có thể uống nước ép cần tây kết hợp với các loại hoa quả chứa vitamin C, pha nước dừa và trà,…
Một số điều bất thường phát sinh trong thời gian tới tháng
Tới tháng, đau bụng nhưng không có kinh
Đó là dấu hiệu của 1 trong số những căn bệnh ở phụ nữ thường gặp khiến chúng ta đau bụng nhưng không có kinh khi tới tháng như:
– Viêm vùng chậu
– U xơ tử cung
– U nang buồng trứng
– Polyp tử cung
– Tắc kinh,…
Tới tháng nhưng không đau bụng
Đến tháng nhưng không đau có thể là 1 sự việc hết sức bình thường đối với những người có 1 thể trạng sức khỏe tốt.
Hết kinh nhưng vẫn đau lưng
Việc đau lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có cả việc ngồi sai tư thế gây ra. Ngoài ra, khi tới tháng, cơ thể đang phải chịu tổn thương do mất đi 1 lượng máu và sắt nhất định nên cũng cần thời gian hồi phục.
Có thể nói câu chuyện tới tháng là điều khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu và mong muốn tìm ra cách để hết kinh ngay lập tức giúp bản thân có thể quay về nhịp sống bình thường. Đừng quá lo lắng, xây dựng 1 chế độ sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến và đi một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nguồn:
- https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/facts-tampons-and-how-use-them-safely
- https://en.wikipedia.org/wiki/Menstruation
- https://www.webmd.com/women/menstruation-directory
- https://teens.webmd.com/all-about-menstruation
- https://www.webmd.com/children/video/girls-starting-periods
- https://www.webmd.com/sleep-disorders/video/breus-menstrual-cycle-sleep
Xem thêm: