Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không và những lưu ý khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không là thắc mắc và lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu gặp phải tình trạng đau bụng bạn cần hiểu nguyên nhân và biết cách khắc phục.

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tiền mãn kinh có bị đau bụng không là thắc mắc và lo lắng của hầu hết phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh là triệu chứng hầu hết chị em nào cũng mắc phải. Nên mọi người cần chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu cách khắc phục.

dau-bung-tien-man-kinh
Tiền mãn kinh có bị đau bụng không là thắc mắc của chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không?

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không? Thông thường khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh dấu hiệu đầu tiên chị em phụ nữ có thể nhận thấy.

Chính là sự rối loạn kinh nguyệt do hormone Estrogen thay đổi. Chính việc rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến tình trạng đau bụng ở phụ nữ.

Nguyên nhân đau bụng trong thời kỳ tiền mãn kinh

Nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ bị đau bụng trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đặc biệt đau nhiều trong kỳ kinh là vì vùng dưới đồi và tuyến yên hoạt động mạnh.

Nhằm tăng sản sinh hormone FSH và LH để kích thích buồng trứng hoạt động trở lại. Do bị suy giảm khả năng sinh sản trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Nội tiết tố Estrogen được sinh ra từ tế bào vỏ bên trong tế bào hạt của nang trứng. Thể vàng nằm ở buồng trứng và nhau thai nằm ở tử cung trong thời kỳ mang thai.

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy giảm khả năng sinh sản trứng. Dẫn đến hàm lượng Estrogen cũng bị sụt giảm trầm trọng nên vùng dưới đồi và tuyến yên mới hoạt động để khắc phục.

nguyen-nhan-dau-bung-tien-man-kinh
Vùng dưới đồi và tuyến yên hoạt động mạnh là nguyên nhân dẫn đến đau bụng trong thời kỳ tiền mãn kinh

Những rối loạn kinh nguyệt thường gặp khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

Các dấu hiệu như kỳ kinh ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường, kinh ra ít hơn hoặc nhiều hơn, rong kinh,… là những hiện tượng thường gặp:

  • Thưa kinh: Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện từ 35 ngày đến 3 tháng, do buồng trứng bị suy giảm nên ít rụng trứng hoặc tế bào trứng bị thoái hóa.
  • Mau kinh: Là chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện cách nhau từ 3 tuần đổ lại, nguyên nhân là do nang trứng trưởng thành sớm khiến giai đoạn trứng trưởng thành được rút ngắn.
  • Rong kinh: Thường kéo dài hơn 7 ngày kinh và máu kinh chảy từ buồng tử cung. Có 2 dạng rong kinh là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. Rong kinh thực thể là tình trạng kinh nguyệt kéo dài do tổn thương ở tử cung và buồng trứng. Rong kinh cơ năng là tình trạng không tìm thấy các tổn thương ở các cơ quan tử cung và buồng trứng.
  • Cường kinh: Biểu hiện của tình trạng này là kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều. Các tổn thương thực thể như xuất hiện tình trạng u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung,… khiến tử cung giảm khả năng co bóp và chậm cầm máu.

Sự suy giảm nội tiết tố Estrogen là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau nhức tiền mãn kinh và tình trạng đau bụng diễn ra thường xuyên.

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không và cách khắc phục 

Để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bạn nên áp dụng những phương pháp sau:

  • Lập chế độ làm việc, sinh hoạt điều độ, tránh các áp lực và stress;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và khoa học, ngủ đủ giấc;
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể;
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các chất cần thiết. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp sản sinh Estrogen;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm như omega-03, vitamin E;
  • Không sử dụng các chất kích thích.

Ngoài những điều trên bạn nên áp dụng thêm các điều sau trong thời kỳ hành kinh:

  • Sử dụng túi chườm nóng nếu bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt;
  • Nên tắm nước ấm để giúp máu dễ lưu thông;
  • Không nên tắm bồn và ngâm cơ thể quá lâu trong khi tắm;
  • Không ăn và uống các thực phẩm lạnh để tránh tắc kinh, rong kinh, đau bụng;
dieu-tri-dau-bung-tien-man-kinh
Nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung các thực phẩm hỗ trợ là cách hạn chế các tình trạng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh có bị đau bụng không và nguyên nhân dẫn đến tình này do đâu đã được chúng mình phân tích rõ qua bài viết. Để hạn chế tình trạng đau bụng tiền mãn kinh cũng như các vấn đề sức khỏe khác khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bạn nên chăm sóc cơ thể tốt và bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cần thiết.

Nguồn:

  • https://www.webmd.com/menopause/news/20041005/myth-memory-affected-by-menopause
  • https://www.webmd.com/menopause/news/20140624/migraines-may-worsen-during-menopause
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Menopause
  • https://www.webmd.com/menopause/default.htm
  • https://www.webmd.com/menopause/ss/slideshow-10-ways-to-deal-with-menopause-symptoms
  • https://www.webmd.com/menopause/guide/menopause-symptoms-types
  • https://www.webmd.com/menopause/guide/menopause-basics

Xem thêm: Đau nhức tiền mãn kinh – Nỗi ám ảnh của phụ nữ

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan