Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Men Răng Và Những Thông Tin Cần Thiết

Men răng là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Tình trạng răng yếu có thể gây khó ăn trong việc giao tiếp cũng như ăn uống hằng ngày. Vậy men răng là gì? Làm thế nào để giữ cho men răng luôn bền, chắc và khỏe. Hãy cùng tìm ra câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây của Apalight.

Men răng là gì? Chức năng

Men răng là một lớp men tương đối mỏng, nằm ở bên ngoài răng. Chứa đến 96% khoáng chất và được xem là chất cứng nhất trong cơ thể con người.
Tác dụng chính là bảo vệ hàm răng đẹp, giúp răng sáng bóng, tránh khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại làm mòn răng, hỏng lớp men hoặc tác động đến phần tủy răng.

Những tác động gây hại cho men răng

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, gây ảnh hưởng đến chất lượng của men răng:

  • Dùng răng để cắn đồ vật cứng: Men răng yếu có thể bị mẻ hoặc nứt, vỡ, thậm chí là bị mất.
  • Nghiến răng: Nghiến răng thường xuyên khiến lớp men răng bị bào mòn, vi khuẩn có thể tấn công vào các mô mềm bên trong răng, và hình thành mảng bám chân răng.
  • Không vệ sinh răng miệng thường xuyên: Vệ sinh không thường xuyên, hoặc không đúng cách tạo điều kiện cho mảng bám hình thành, vi khuẩn tích tụ trong các kẽ răng gây nên các vấn đề về răng miệng.
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa: Gây nôn mửa và ợ chua, acid trong dạ dày dễ bị trào ngược lên miệng và làm mòn răng.
  • Khô miệng: Làm giảm độ trung hòa acid, gây ra hiện tượng mòn lớp men
  • Sử dụng quá nhiều đồ ngọt và chất kích thích: Khiến cho lớp men trở nên yếu hơn, răng dễ bị xỉn màu, ố vàng.

Một số bệnh liên quan đến men răng

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số bệnh lý liên quan đến lớp men cụ thể như sau:

Men răng yếu: Do không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách. Lâu dần có thể dẫn đến hỏng lớp men nghiêm trọng.

    • Mòn men răng: Biểu hiện bằng việc cổ răng bị khiếm khuyết, lõm vào trong và thường gặp ở vùng răng trước.
    • Sâu răng: Dễ dẫn đến tình trạng men răng bị phá hủy, tiếp đó là ngà răng, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.
    • Thiếu sản sinh lớp men: Do sự hình thành không hoàn toàn hoặc do cấu trúc của lớp men bị lỗi. Từ đó dẫn đến thiếu hụt men răng, khiến bề mặt răng có màu nâu, răng có vết đen, răng bị đen, bị mũm hoặc cụt.
    • Các đốm đen trên răng: Do tích tụ cao răng quá lâu hoặc do sâu răng.
    • Răng bị nhiễm fluor: Là biểu hiện của tình trạng dư thừa fluor. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng.
    • Răng ố vàng, xỉn màu: Là tình trạng thường gặp do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc thường xuyên sử dụng thực phẩm có màu.
    • Những đốm trắng trên răng:  Do nhiễm fluor.
    • Mòn cổ chân răng: Là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng.
    • Răng bị mục: Được xem là tình trạng sâu răng nghiêm trọng do thường xuyên ăn đồ ngọt hoặc thức ăn cứng.
    • Răng ê buốt: Gây ra cảm giác khó chịu mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ quá cứng.

Men răng hỏng do bị nhiễm kháng sinh

Lý do nào cần phải phục hồi men răng?

Hỏng men sẽ gây ra những bất lợi đối với sức khỏe. Để có một hàm răng đẹp, răng chắc khỏe nhất thiết phải phục hồi men răng. Bởi nếu không tiến hành phục hồi lớp men có thể gây ra những hệ quả như:

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua hoặc quá ngọt. Gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày.
  • Xuất hiện các cơn ê buốt răng kéo dài, việc ăn uống trở nên khó khăn. Chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ.
  • Nguy cơ sâu răng tăng cao, các lỗ sâu răng sẽ phát triển và xâm nhập vào phần tủy răng, gây ra một số bệnh lý về răng miệng.
  • Men răng vàng, răng đổi màu và gây mất thẩm mỹ, tự ti mỗi khi giao tiếp.

Men răng vàng gây sự tư ti trong giao tiếp

cach-lam-trang-rang-4-go1care
Răng bị ố vàng

Những cách phục hồi men răng hiệu quả

Với những tác hại của việc răng yếu, các bệnh lý về răng miệng kể trên. Việc phục hồi men răng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều người ưa chuộng:

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp cho răng hiệu quả được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay.
Với phương pháp này, bề mặt răng sẽ được phủ một lớp “áo khoác” có tác dụng bảo vệ ngà răng, tủy răng. Nhờ vậy, răng ít phải chịu những tác động từ bên ngoài. Từ đố, tình trạng răng bị ê buốt hay nhạy cảm cũng sẽ dần mất đi.

Hàn trám răng

Phương pháp phục hồi men răng này được áp dụng trong trường hợp men răng bị mất đi do răng bị sứt mẻ hoặc vỡ.
Các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng composite. Hoạt chất này có tính chất vật lý và hóa học tương đồng với răng thật. Do vậy có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho răng.

Tuy nhiên sau khi áp dụng phương pháp này cần chú ý đến chế độ ăn uống cũng như cách thức vệ sinh răng miệng.

Phục hồi men răng ngay tại nhà

Nếu tình trạng men răng không quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể chủ động chăm sóc răng miệng, phục hồi lớp men bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Bổ sung khoáng chất cho răng: Bằng cách sử dụng các loại viên uống hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi để giúp làm dày men răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chỉ nên đánh răng 2 lần/ngày, đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải mềm. Bên cạnh đó là lựa chọn loại kem đánh răng cũng như nước súc miệng phù hợp.

Bên cạnh những cách phục hồi men răng tại nhà trên đây, bạn nên đến thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để được kiểm tra cũng như làm sạch răng. Khám răng định kỳ để bảo vệ men răng hiệu quả.

Cách làm trắng răng hiệu quả

Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng ố vàng răng, mang lại một màu răng tự nhiên mà không gây hại đến men răng cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thường xuyên:

Làm trắng răng bằng những nguyên liệu thiên nhiên

  • Cách làm trắng răng bằng nước chanh: Chứa nhiều acid có tác dụng tẩy trắng răng hiệu quả.
  • Dùng baking soda: Baking soda có tác dụng tẩy trắng răng rất tốt và là lựa chọn hàng đầu của nhiều người.
  • Dâu tây: Hàm lượng axit của dâu tây tương đương với chanh. Do vậy có thể loại bỏ mảng bám tích tụ, làm cho răng trắng sáng và chắc khỏe hơn.
  • Giấm táo: Đây là cách tẩy trắng răng hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, hàm lượng acid trong giấm táo rất cao nên có thể phần nào làm hại men răng nếu như sử dụng thường xuyên.
  • Dùng nước: Uống nước hoặc súc miệng với nước thường xuyên giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, hỗ trợ làm sáng răng.

Làm thế nào răng hết ố vàng? Thay đổi thói quen hằng ngày

Cách để có một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh là thay đổi những thói quen sau:

  • Hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống làm vàng răng: Điển hình như cà phê, rượu vang đỏ, nước ngọt hay quả dâu đen.
  • Hạn chế lượng đường: Bởi đường giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra mảng bám và viêm nướu trên răng.
  • Bổ sung thêm canxi: Bổ sung canxi giúp tăng cường men răng, giữ cho răng đẹp, khỏe. Một số loại thực phẩm nên ăn thường xuyên như: Sữa, phô mai và bông cải xanh.
  • Không hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng men răng ố vàng, hơi thở có mùi.

bot danh trang rang apalight go1care 2 Men Răng Và Những Thông Tin Cần Thiết Go1care

Lựa chọn kem đánh răng làm trắng răng

Điều quan trọng nhất khi lựa chọn loại kem đánh răng cho răng ố vàng chính là quan tâm đến thành phần chính. Một số thành phần có tác dụng làm trắng răng phổ biến thường là:

  • Sodium polyphosphate: Giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, hỗ trợ làm trắng răng và ngăn ngừa vết ố quay trở lại.
  • Hydroxyapatite: Chất khoáng cấu tạo nên men răng, có tác dụng ngăn chặn những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến răng miệng.
  • Fluoride: Ngăn chặn sự mài mòn từ các loại vi khuẩn gây hại, giúp bạn có một hàm răng sáng khỏe.

Một số kem đánh răng ố vàng bán chạy hàng đầu hiện nay có thể kể đến như:

  • Kem đánh răng trắng răng Closeup: Được trang bị hiệu ứng làm trắng răng tức thì dựa trên công nghệ anh xanh, giúp răng sáng lên từ từ.
  • Kem đánh răng White & White Fresh Mint: Chuyên dùng cho những người có nướu nhạy cảm. Thành phần chính là sorbitol kết hợp fluoride giúp làm trắng răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Kem đánh răng Eucryl: Với các thành phần như Calcium carbonate, dicalcium phosphate hay aluminium hydroxide có tác dụng loại bỏ vết ố vàng, mang lại hàm răng trắng sáng tự nhiên và hương bạc hà thơm mát.

Tầm quan trọng của việc đánh răng đúng cách

Đánh răng mỗi ngày là cách bảo vệ răng miệng đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu không biết cách đánh răng đúng cách sẽ làm giảm đi hiệu quả đồng thời tiềm ẩn một số vấn đề khác.

Chải răng đúng cách sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Làm sạch mảng bám, vụn thức ăn, ngăn ngừa sự hình thành cao răng.
  • Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, tổn thương mô lợi.
  • Bảo vệ men răng, nướu đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Như vậy có thể thấy, đánh răng đúng cách có vai trò cực kỳ quan trọng. Do vậy, nắm rõ cách đánh trắng răng là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là các bước đánh răng đúng cách cho cả người lớn và trẻ nhỏ:

  • Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch hoặc nước súc miệng chuyên dụng, để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại.
  • Bước 2: Rửa sạch bàn chải sau đó lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Bước 3: Thực hiện đánh răng theo hình vòng tròn, chiều kim đồng hồ. Ở mỗi phần bề mặt răng chỉ nên chải khoảng 30 giây và chải nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Súc miệng đều và nhổ toàn bộ bọt đánh răng ra ngoài.
  • Bước 5: Súc miệng lại với nước sạch 1 lần nữa và nhổ ra.
  • Bước 7: Sử dụng rơ lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi.
  • Bước 8: Súc miệng lần cuối với các loại nước súc miệng chuyên dụng. Để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám, vụn thức ăn.
cach-lam-trang-rang-go1care
Cách làm trắng răng

Đánh răng đúng cách để có 1 hàm răng chắc khỏe

 Kết luận

Trên đây, là toàn bộ những thông tin cơ bản về men răng. Một số vấn đề thường gặp, cũng như những bước trong quy trình đánh răng hiệu quả.

Hãy ghi nhớ và thực hiện theo để đảm bảo có một hàm răng sạch, sáng bóng và chắc khỏe.

Nguồn:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Tooth_enamel
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6151498/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9516319/
  • https://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-enamel-erosion
  • https://www.webmd.com/oral-health/guide/tooth-enamel-erosion-restoration
  • https://www.webmd.com/oral-health/features/tooth-enamel-damage
  • https://www.webmd.com/oral-health/features/can-tooth-enamel-grow-back

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan đến men răng:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan