Cứng và đau cổ vai gáy đã được nhiều chuyên gia, các bác sĩ phân tích và định nghĩa. Đây là triệu chứng của một loạt bệnh nguy hiểm như hẹp ống sống cổ, nhiễm trùng, các triệu chứng viêm xương khớp và chấn thương. Người bệnh cứng cổ vai gáy nên xác định các triệu chứng thường gặp của bệnh để tìm ra phương án xử lý phù hợp.
Cứng cổ vai gáy là biểu hiện rất hay gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Bên cạnh những cơn đau cấp tính, cứng cổ vai gáy còn là biểu hiện của một loạt bệnh nguy hiểm. Đó là những bệnh nào, cùng Go1care tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Cứng, đau cổ vai gáy là gì?
Các chuyên gia đã có nhiều phân tích về cơ chế dẫn đến những cơn đau cổ vai gáy. Theo đó, khi cơ hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng co cứng, phì đại xơ hóa, chèn ép các dây thần kinh đi giữa các lớp cơ. Từ đó, dẫn đến tình trạng cứng, đau cổ vai gáy liên tục.
Cứng đau cổ vai gáy ban đầu chỉ xuất hiện ở những người lao động nặng, những vận động viên. Lâu dần, bệnh đã lan rộng ra cả những nhân viên văn phòng hoặc các học sinh, sinh viên. Nguyên nhân là bởi đặc thù công việc ngồi lâu, sai tư thế khiến cơ giãn quá ngưỡng, dẫn đến cứng cổ vai gáy không cử động được.
Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp tiềm ẩn cũng có thể dẫn đến chứng cứng cổ vai gáy không xoay được. Với trường hợp này, người bệnh không thể tự mình nhận biết được bệnh mà cần chẩn đoán chuyên môn từ các bác sĩ.
Cứng cổ vai gáy tiềm ẩn các bệnh nào?
Cảm giác đau, cứng cổ là rất phức tạp bởi nó là tổng hợp của các phản ứng truyền thần kinh từ cơ quan tổn thương đến não bộ. Vì vậy, bất kỳ bệnh xương khớp nào gây ảnh hưởng đến phần cơ vai gáy thì người bệnh sẽ đều cảm thấy đau.
Bệnh xương khớp Hẹp ống sống cổ
Xuất phát từ các nốt viêm ở khớp cổ khiến đốt sống cổ phình to, chèn ép các dây thần kinh và phần tủy sống. Biểu hiện của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh xương khớp khác, ví dụ như đau mỏi cánh tay, tê bì, mỏi vai gáy, cứng gáy. Tương tự như nhiều bệnh xương khớp khác, các bác sĩ cũng cần những dữ liệu từ xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.
Các hội chứng nhiễm trùng gây cứng cổ
Các bệnh như não mô cầu, viêm màng não, dù hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bạn gặp chứng căng cứng cổ vai gáy kèm các biểu hiện như sốt, sợ ánh sáng hay các tiếng động lớn, hãy đến ngay bệnh viện và trình bày các triệu chứng để được chữa trị kịp thời. Các vấn đề nhiễm trùng nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe
Viêm xương khớp, chấn thương cổ và cột sống
Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì? Các chứng viêm xương khớp, chấn thương vùng cổ và vùng cột sống là bệnh lý thường gặp dẫn đến triệu chứng này. Khi cơ chế viêm ngày càng nặng nề hơn, người bệnh sẽ cứng cổ mỗi khi thức dậy. Ngoài ra, đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp cổ các đốt C5, C6, C7, người bệnh sẽ bị đau liên tục, trở nặng khi thời tiết giao mùa.
Cách giảm căng cơ cổ vai gáy, cứng cổ
Khi bị đau cổ vai gáy, bạn hãy bắt đầu từ việc quan sát các triệu chứng của bạn. Hãy theo dõi thời gian cơn đau kéo dài bao lâu, tình trạng đau kèm các biểu hiện bất thường khác. Đặc biệt, nếu người bệnh lớn tuổi, nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán các dấu hiệu của bệnh. Một số mẹo chữa đau vai gáy dưới đây sẽ phát huy hiệu quả tốt cho các cơn đau cấp tính của bạn:
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy – Đắp cao dán ngải cứu
Ngải cứu là bài thuốc dân gian hữu hiệu cho những ai bị đau xương khớp. Hãy thử các phương án như đắp lá ngải cứu tươi hoặc dùng cao dán ngải cứu nếu bạn quá bận rộn. Khu vực gáy và cổ sẽ được làm dịu tức thì để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?
Các loại thuốc hiện nay thường không trực tiếp điều trị bệnh lý đau mỏi vai gáy mà chỉ hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, ức chế thần kinh. Người bệnh cần phối hợp giữa việc uống thuốc và những cách chữa đau mỏi cổ, vai gáy tại nhà khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây nhờ thuỷ châm
Thuỷ châm là phương pháp được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng như một cách chữa đau mỏi cổ, vai gáy tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, cách giảm căng cơ này đòi hỏi bạn phải tìm đến các cơ sở chuyên nghiệp để thực hiện. Tránh việc tự thực hiện tại nhà vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Tổng kết
Trên đây là những phân tích của chuyên gia về các bệnh lý gây cứng cổ vai gáy do Go1care tổng hợp. Hy vọng có thể giúp ích cho độc giả trong việc nhận biết các triệu chứng bệnh và điều trị kịp thời.
Xem thêm: