Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Bạch cầu là gì? Ý nghĩa các chỉ số tăng giảm bạch cầu?

bạch cầu 01

Cùng với hồng cầu, bạch cầu là một trong những thành phần cấu tạo nên máu trong cơ thể người. Tuy nhiên, tỷ lệ bạch cầu lại thấp hơn hẳn hồng cầu. Và nó cũng có chức năng riêng biệt hoàn toàn. Bài viết sẽ thông tin đến bạn đọc những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề này nhé!

Bạch cầu là gì?

Để hiểu rõ hơn, bài viết sẽ mang đến cho bạn các khái niệm về thành phần này nhé!

Định nghĩa bạch cầu là gì?

Bạch cầu, hạch bạch huyết hay tế bào bạch cầu miễn dịch là những cái tên khoa học của thành phần này. Trong cơ thể người, chúng chiếm khoảng 3% tỷ lệ máu. Con số này có vẻ khiêm tốn. Nhưng vai trò của thành phần này là không thể xem thường.

Bởi nó là nồng cốt trong hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta. Ngay khi có tác nhân gây hại xuất hiện, chúng sẽ tự động bị tiêu hủy bởi lượng bạch cầu sinh ra. Khử động, giải phóng chất dẫn truyền hay sản xuất kháng thể chính là công việc mà bạch cầu cần thực hiện.

Đặc điểm nào dưới đây là của bạch cầu – Cách phân loại

Bạch cầu được chia làm nhiều loại khác nhau. Và mỗi loại lại có chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của chúng vẫn là bảo vệ cơ thể với cơ chế miễn dịch.

 Phân loại 5 loại bạch cầu hiện nay. Dựa vào chức năng và hình thức bên ngoài mà chuyên gia định ra sự phân loại này.

Bạch cầu hạt hay bạch cầu đa nhân

Bên trong bào tương chứa những hạt lớn, đó gọi là bạch cầu hạt. Nhưng nó còn được chia nhỏ làm 3 loại nữa:

  • Bạch cầu trung tính: Đây là thành phần chiếm số lượng lớn. Trong đó, nhiệm vụ của nó chính là diệt khuẩn hay một số loại nấm.
  • Bạch cầu ái kiềm: Loại này có tỷ lệ khá thấp. Thông thường nó chỉ chiếm chưa đến 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể tăng cao nếu như có phản ứng dị thường xảy ra.
  • Bạch cầu ái toan: Phụ trách các trường hợp miễn nhiễm do ký sinh trùng gây bệnh. Các phản ứng của hệ miễn dịch hay hệ ứng viêm cũng có sự tham gia của thành phần này.

Tế bào Lympho

Đối với tế bào Lympho, người ta chia nó thành hai loại khác nhau. Đó là:

  • Tế bào Lympho B: Chức năng chủ yếu là tạo kháng thể.
  • Tế bào Lympho T: Chức năng chính là phát hiện và loại bỏ tế bào là nguyên nhân của sự nhiễm trùng.

Cơ chế hoạt động của nó chính là tấn công kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Chúng có thể tấn công trực diện hay tiết ra Lymphokin để hỗ trợ và tấn công.

Bạch cầu không hạt hay bạch cầu đơn nhân

Thành phần này chiếm tỷ lệ không lớn. Nó thường rơi vào khoảng 2 đến 8%. Thông thường, chúng chỉ xuất hiện và tăng nhanh khi cơ thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng mãn tính.

bạch cầu đơn nhân 01
Bạch cầu đơn nhân là thành phần quan trọng của tế bào bạch cầu.

Chức năng của bạch cầu là gì?

Nói tóm lại, để trả lời cho câu hỏi bạch cầu có chức năng gì, có thể khẳng định, chúng là tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài.

Theo đó, có hai cách để thực hiện cơ chế miễn dịch. Một là bạch cầu miễn dịch tự nhiên. Hai là miễn dịch nhân tạo.

  • Với miễn dịch tự nhiên, chức năng của bạch cầu là tự sản sinh kháng thể. Chúng dựa vào việc tự phát hoặc lấy thông tin do cơ thể đã nhiễm bệnh.
  • Với miễn dịch nhân tạo, cách đơn giản và trực tiếp nhất chính là tiêm vắc xin ngừa bệnh.

Làm sao để biết lượng bạch cầu đang tăng hay giảm?

Chúng ta muốn biết số lượng bạch cầu trong cơ thể có đạt được chỉ tiêu chuẩn hay không, cách tốt nhất và đạt được độ chính xác cao nhất chính là xét nghiệm máu.

Việc phân tích các thành phần sẽ chỉ ra người bệnh đang trong tình trạng như thế nào.

Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác tốt nhất, cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Bởi các loại xét nghiệm khác nhau sẽ chịu tác động bên ngoài khác nhau. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc kiêng thứ gì trong khi làm kiểm tra.
  • Một trong những điều quan trọng chính là thành phần thuốc mà bạn đang sử dụng. Chúng có tác động trực tiếp đến chỉ số tăng hoặc giảm của thành phần trong máu.
  • Thêm nữa, chế độ ăn cũng có vai trò không nhỏ. Bệnh nhân có thể được chỉ định việc phải nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng nhằm đảm bảo có được kết quả chính xác nhất.
  • Một số loại chất kích thích, đặc biệt là rượu bia hay thuốc lá nên được tránh hoàn toàn. Ngoài ra, một số lưu ý khác sẽ được bác sĩ tư vấn cho bạn.

Ý nghĩa của chỉ số WBC

Chúng ta đã nói về việc xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu. Và chỉ số WBC – White Blood Cell chính là số liệu thể hiện chính xác vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Theo đó, định lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ được đo lường và tham chiếu bằng một con số nhất định. Vậy, khi kiểm tra, sẽ có tối đa 3 trường hợp xảy ra với kết quả. Đó là:

Mức độ bình thường

Các chỉ số được xem là bình thường khi:

  • Trẻ sơ sinh: Dao động từ 13.000 – 38.000/nm3.
  • Trẻ 2 tuần tuổi: Dao động từ 5.000 – 20.000/nm3.
  • Người trưởng thành: Dao động từ 4.500 – 11.000/nm3.
  • Thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ: Dao động từ 5.800 – 13.200/nm3.

Hiện tượng tăng bạch cầu

Khi số lượng đo lường được của bệnh nhân vượt quá ngưỡng trên theo chỉ số bình, có nghĩa bạn đang mắc phải bệnh tăng bạch cầu.

Thông thường, việc tăng bạch cầu đến từ những tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm trong chu kỳ dài hạn để biết được nguyên nhân chính xác nhất.

Nếu như việc gia tăng này kéo dài với chỉ số vượt ngưỡng quá mức, nhưng lại không có chức năng miễn dịch thực sự cần thiết, thì đây là tình trạng đáng quan ngại.

Bởi số lượng quá nhiều có thể khiến việc lưu thông máu bị cản trở. Thêm nữa, việc sản xuất ra máu mới khỏe mạnh hơn cũng bị ngưng trệ vì sự đột biến này.

Nguyên nhân của việc gia tăng này có thể là:

  • Một số phản ứng dị biệt của cơ thể. Ví dụ như việc lên cơn hen suyễn.
  • Bỏng, chấn thương hay lên cơn đau tim đều là nguyên nhân khiến tế bào tăng cao.
  • Các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu hay viêm ruột.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay ký sinh trùng gây bệnh đều khiến cơ chế tự sinh ra của bạch cầu tăng cao hơn.
  • Bệnh bạch cầu hay bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
  • Người bệnh đang thực hiện một số thủ thuật hay phẫu thuật.

Dấu hiệu cho thấy bạch cầu cao

Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu thường gặp sẽ là:

  • Cơ thể gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài. Người bệnh gần như không đạt được thể lực ban đầu.
  • Hiện tượng cân nặng thiếu ổn định. Thông thường, chỉ số này sẽ giảm bất thường.
  • Trạng thái tinh thần luôn bị căng thẳng quá mức. Người bệnh thường xuyên thể hiện sự khó chịu với môi trường xung quanh.
  • Thường xuyên sốt nhẹ. Những cơn sốt vặt đến nhanh đi cũng nhanh mà không có nguyên nhân cụ thể.
  • Kèm với sốt, đôi khi bạn sẽ thấy khó thở và yếu cơ. Cơ thể như không còn sức lực.
  • Các vết thương bất thường xuất hiện nhiều hơn. Thường là vết bầm như tụ máu dù không bị va đập.
  • Đôi khi người bị bệnh còn chảy máu cam với tần suất khá dày đặt.

Hiện tượng bạch cầu thấp

Tương tự như việc tăng, hiện tượng giảm cũng có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là:

  • Lupus hay HIV khiến cơ thể sinh ra hiện tượng tự miễn dịch.
  • Hóa trị, xạ trị hay cơ thể chứa độc tố khiến người bệnh gặp các tổn thương về tủy xương.
  • Triệu chứng rối loạn tủy xương cũng có thể khiến chỉ số này thấp xuống.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Ung thư hạch.
  • Thiếu vitamin B12.

Không thể khẳng định việc tăng hay giảm bạch cầu là nghiêm trọng hơn. Bởi bất cứ chỉ số bất thường nào đều không có lợi cho cơ thể.

Việc giảm chỉ số là lời cảnh báo cho sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm. Nếu có tác nhân xâm nhập, người bệnh khó sản sinh ra kháng nguyên để chống lại. Có nghĩa chức năng bạch cầu không thể được thực hiện.

bạch cầu 04
Giảm bạch cầu là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần đặc biệt chú ý và có biện pháp điều trị khi cần thiết.

Phương pháp ổn định hàm lượng bạch cầu trong cơ thể

Nếu việc tăng hay giảm chỉ số đến từ nguyên nhân bệnh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ cơ cấu miễn dịch tốt hơn bằng các thói quen lành mạnh.

Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể

Việc thiếu hụt dưỡng chất quan trọng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Muốn có sức đề kháng, bạn cần đảm việc đã nạp đủ năng lượng.

Ngoài ra, việc ăn uống cũng nên chú ý nhiều hơn đến liều lượng. Cần lựa chọn các thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Chất kích thích, rượu bia hay thuốc lá đều là những thói quen cần loại bỏ.

Rèn luyện thể thao

Các trò chơi vận động với cường độ thích hợp sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh chóng hơn. Việc thải mồ hôi còn giúp trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Như vậy, lượng máu mới được sinh ra, khỏe mạnh hơn nhiều.

Khám sức khỏe định kỳ với chỉ định của bác sĩ

Việc thăm khám theo chu kỳ là thói quen tốt cần duy trì. Nhiều người sai lầm khi lựa chọn lúc nào khó chịu mới đi khám. Khi bạn gặp phải triệu chứng, có nghĩa bệnh đang tiến triển nặng hơn. Vì thế, để phát hiện bệnh kịp thời, việc khám bệnh, xét nghiệm và làm các cuộc kiểm tra là điều cần thiết.

Tổng kết

Bạch cầu là thành phần quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng vai trò của nó lại cực to lớn. Vì thế, các chỉ số của nó cũng cần được chú ý nhiều hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan