bạch cầu tăng

Bạch cầu tăng – dấu hiệu nguy hiểm đối với cơ thể

Bạch cầu trung tính có nhiệm vụ khá quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạch cầu tăng hay giảm đều là một trong những tình trạng đáng lo ngại, cần khắc phục.

Vậy bệnh tăng bạch cầu, giảm bạch cầu có thật sự đáng lo ngại không? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Có những biểu hiện gì? Go1Care sẽ nhanh chóng cung cấp đến các bạn những thông tin về vấn đề nêu trên.

Bạch cầu có nhiệm vụ như thế nào đối với cơ thể con người?

Bạch cầu được biết đến là một trong những thành phần quan trọng của máu. Những tế bào này đóng vai trò là lớp màn chắn vững chắc của cơ thể. Chúng giúp cơ thể con người có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Đối với các trường hợp mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Bạch cầu có vai trò ức chế, khiến các tế bào gây bệnh không có cơ hội phát triển. Trung bình có khoảng 4000 đến 10000 tế bào bạch cầu trong 1 mm3 máu đối với một cơ thể khỏe mạnh bình thường.

Thiếu bạch cầu sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Tuy nhiên, bạch cầu tăng quá mức cũng là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại.

Đa số các tình trạng thiếu máu ở cơ thể người đều bắt nguồn từ việc tăng bạch cầu. Sự tăng trưởng quá mức của bạch cầu sẽ ức chế sự sản sinh của các tế bào hồng cầu. Cũng vì vậy mà cơ thể bị thiếu máu trầm trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính để có cách phòng bệnh tốt nhất.

bạch cầu tăng
Cần đưa người bệnh đi xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu như người bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Không những vậy, nguy cơ tử vong sẽ rất cao đối với các trường hợp bạch cầu tăng cao ở người lớn.

Do vậy, chúng ta cần phải biết rõ hơn về căn bệnh này. Để có thể cân bằng sự phát triển của cơ thể, giúp bsjn luôn được bảo vệ và khỏe mạnh.

Bạch cầu trung tính tăng là do đâu?

Nguyên nhân bạch cầu tăng là do đâu? Go1Care sẽ nhanh chóng giải đáp giúp bạn đọc qua phần nội dung bên dưới.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạch cầu trung tính tăng cao quá mức. Nhưng nhìn chung, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn: Được xem là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Khi người bệnh bị viêm phổi, nhiễm trùng máu,… có thể dẫn đến tình trạng rối loạn trong cơ chế sinh trưởng bạch cầu. Chính vì vậy, mà bạch cầu trong cơ thể con người bị tăng cao quá mức.
  • Mắc các bệnh di truyền như: Wiskott Aldrich, Down, Bloom,…
  • Bệnh nhân ung thư máu cũng gặp phải tình trạng bạch cầu trong tủy xương tăng sinh hỗn loạn. Phổ biến nhất là lympho bào cấp tính hoặc bạch cầu tủy cấp tính,… tăng trưởng mạnh.
  • Khi sử dụng các biện pháp xạ trị, hóa trị,… đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

Tình trạng tăng bạch cầu trung tính cũng có thể phát sinh từ những nguyên nhân khác, như: Nhiễm bức xạ, nhiễm hóa chất hoặc hút thuốc lá,…

Những dấu hiệu cho thấy bạch cầu trong máu tăng

Nếu tế bào bạch cầu trong máu vượt ngưỡng 4000 – 10000/mm3 máu thì được xem là tăng. Nếu số tế bào bạch cầu tăng hơn 100.000/mm3 máu thì nguy cơ rất cao, người bệnh mắc phải bệnh máu trắng.

Những dấu hiệu của bệnh bạch cầu tăng sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào mỗi mức độ. Nhưng một số dấu hiệu nổi bật mà chúng ta có thể kể đến như:

  •  Tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu kéo dài.
  •  Liên tục bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  •  Sốt, đau cơ, khó thở.
  •  Nhiễm trùng.
  •  Các vết thương trên cơ thể lâu lành.
  •  Ban đêm, cơ thể dễ đổ mồ hôi.
  •  Rất dễ bị bầm, chảy máu.
  •  Nổi mề đay và mẩn ngứa trên cơ thể.
bạch cầu tăng
Cơ thể dễ bị bầm là một trong những dấu hiệu cho thấy bạch cầu tăng.

Có thể thấy, những dấu hiệu kể trên cũng được xem là những triệu chứng phổ biến, thông thường. Do vậy, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Khi có dấu hiệu, ngay lập tức cần được bác sĩ thăm khám và xét nghiệm.

Không nên quá chủ quan vì đây là một trong những tình trạng đáng lo ngại. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất có nguy cơ tử vong.

Phòng tránh tình trạng bạch cầu tăng

Để tránh gặp phải những tình trạng bệnh lý không mong muốn. Go1Care sẽ giúp các bạn biết thêm một số lưu ý để hạn chế sự tăng trưởng quá mức của bạch cầu.

  •  Xây dựng và duy trì những thói quen sống lành mạnh. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, nên ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc.
  •  Hạn chế để tinh thần bị căng thẳng kéo dài. Tập cân bằng cảm xúc, sống yêu đời, lạc quan.
  •  Rửa tay và vệ sinh cơ thể bằng xà phòng thường xuyên để tránh mắc phải những bệnh lý do vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên.
  •  Không tự ý sử dụng thuốc mà cần thăm khám bác sĩ để được kê đơn phù hợp.
  •  Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khiến cơ thể bị kích ứng.

Tổng kết

“Bạch cầu tăng là bệnh gì?” đã được Go1Care giải đáp ở bài viết trên đây. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ có cho mình những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Xem thêm:

21 bình luận “Bạch cầu tăng – dấu hiệu nguy hiểm đối với cơ thể”

  1. Bạch cầu trung tính có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạch cầu tăng hoặc giảm có thể gây nguy hiểm. Nguyên nhân bao gồm nhiễm khuẩn, bệnh ung thư, di truyền, và liệu trình xạ trị. Dấu hiệu bao gồm mệt mỏi, sốt, và dễ bị bầm. Để phòng tránh, cần duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng và thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách.

  2. Bạch cầu, làm nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tăng hoặc giảm đều đáng lo ngại. Triệu chứng tăng bạch cầu gồm mệt mỏi, sốt, đau cơ, nhiễm trùng. Để phòng tránh, duy trì lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, vệ sinh tốt, thăm khám bác sĩ khi cần.

  3. Bệnh tăng hoặc giảm bạch cầu đều đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, và nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn, ung thư, hoặc di truyền.

  4. Bạch cầu tăng hoặc giảm đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh này có nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, bệnh di truyền, hoặc ung thư máu. Dấu hiệu thường gồm mệt mỏi, sụt cân, sốt, đau cơ, và nhiễm trùng. Để phòng tránh, cần duy trì thói quen lành mạnh, giảm căng thẳng, và thăm khám bác sĩ khi cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục bài viết

Mới nhất Cách TĂNG CHIỀU CAO trên 1m7, ba mẹ cần phải biết 3 ĐIỀU NÀY
GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN