Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm tính mạng hay không?

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?

Tăng áp là một trong các bệnh lý vô cùng nguy hiểm mà bạn cần phải đề phòng. Trong đó tăng huyết áp độ 2 là một trong 3 cấp độ tăng cần được chú ý nhiều hơn. Bởi nó có thể gây nên các biến chứng và ảnh hưởng xấu cho cơ thể của bạn.

Vậy chỉ số bao nhiêu thì sẽ tăng huyết áp độ 2? Người bệnh cần làm gì với các triệu chứng và tác hại do tăng áp gây nên? Dù không quá mức nguy hiểm như với tăng áp độ 3, nhưng chỉ số tăng lên cấp 2 vẫn là lời cảnh báo cho sức khỏe của bạn. Theo dõi Go1care để có câu trả lời chính xác nhất nhé! Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết nhất các vấn đề xoay quanh bệnh lý tăng áp cấp độ 2 đến bạn đọc đang quan tâm. 

Tăng huyết áp độ 2 là gì?

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp độ 2 là khi chỉ số huyết áp trong cơ thể bạn vượt ngưỡng 160/100mmHg.

Chỉ số huyết áp bình thường ở một người trưởng thành sẽ dao động từ 90/60 mmHg – dưới 120/80 mmHg. Trường hợp chỉ số đo được của bạn lớn hơn 120/80 mmHg, bạn sẽ bước vào giai đoạn tiền tăng áp

Riêng với bệnh lý tăng huyết áp sẽ được chia thành 3 cấp độ khác nhau theo chỉ số tăng huyết áp – hội tim mạch Việt Nam quy định bao gồm:

  • Tăng huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp của bạn trong khoảng từ 140/90 mmHg – 159/99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp của bạn trong khoảng từ 160/100 mmHg – 179/109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Chỉ số huyết áp của bạn từ 180/110 mmHg trở lên.
Đọc thêm bài viết:  Thông số máy đo huyết áp - 3 chỉ số cơ bản bạn nên biết

Như vậy tăng huyết áp độ 2 được xem là giai đoạn ở giữa. Nó nguy hiểm hơn so với độ 1 nhưng vẫn chưa đạt đến mức cảnh báo như độ 3.

Tuy nhiên bạn vẫn phải đặc biệt chú ý nhiều hơn bởi chỉ số tâm thu và tâm trương khi dao động từ 160/100 mmHg – 179/109 mmHg. Bởi biến chứng mà nó gây ra là điều chúng ta không ngờ đến.

Nếu như tăng huyết áp độ 1 với các biến chứng diễn ra khá âm thầm, lặng lẽ thì sang tăng huyết áp độ 2, mọi diễn biến sẽ trở nên nhanh và rõ ràng hơn rất nhiều.

Thêm nữa, chỉ với một sai lầm nhỏ, chỉ số có thể tăng lên cấp 3 bất kỳ lúc nào và các cảnh báo dành cho bạn sẽ trở nên khôn lường hơn rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không? Đây là bệnh trạng nguy hiểm và có thể tác động lên nhiều bộ phận trong cơ thể của bạn.

Biến chứng tăng huyết áp có thể gây nên các nguy cơ cho sức khỏe của bạn bao gồm suy tim, suy thận, suy giảm chức năng hô hấp, tai biến mạch máu não, bại liệt, sống thực vật, mù lòa và đột quỵ, tử vong.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp độ 2 ở bệnh nhân. Nó có thể xuất phát từ các bệnh lý bên trong cơ thể của bạn hay các tác nhân bên ngoài, trong đó bao gồm tuổi tác, tiền sử bệnh, di truyền, bệnh lý nền, giới tính, thói quen ăn uống và sinh hoạt, thừa cân, béo phì.

Đọc thêm bài viết:  Thực phẩm cho người huyết áp thấp là gì?

Tăng huyết áp độ 2 không còn là cấp độ nhẹ nữa. Các biểu hiện của nó cũng được xác định một cách cụ thể bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chảy máu cam, xây xẩm, sinh ra ảo giác, mất thăng bằng, đau tức ngực, đột nhiên cảm thấy buồn nôn, ói mửa, tiểu ra máu, mệt mỏi và suy nhược.

Sẽ có những dấu hiệu xảy ra trước và một số triệu chứng đến sau. Tuy nhiên với bất kỳ sự khác thường nào của cơ thể, bạn đều phải kiểm tra ngay tức thì. Thời điểm vàng trong điều trị là giai đoạn cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể bỏ lỡ.

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không
Chẩn đoán và kiểm tra chỉ số tăng huyết áp độ 2.

Các xét nghiệm để kiểm tra chỉ số tăng huyết áp độ 2 ở người bệnh bao gồm:

  • Đo huyết áp nhiều lần.
  • Khai thác tiền sử.
  • Khám thực thể.
  • Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, X-quang ngực, chụp MRI và CT scan.

Ngoài ra bạn cũng cần tự mình trang bị máy đo tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm tra nhanh các chỉ số một cách sớm nhất.

Khi tự mình đo huyết áp, các chỉ số bạn cần xem xét là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim. Hãy đo ít nhất 2 lần để có kết quả chính xác nhất nhé!

Ngoài ra để nhận được kết quả đo chính xác, bạn cần thực hiện đúng thao tác đo, có thời gian nghỉ ngơi ổn định nhịp tim vừa đủ, không sử dụng cà phê hay chất kích thích khác trước khi thực hiện kiểm tra trong 30 phút.

Đọc thêm bài viết:  Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng

Điều trị tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 2 có nguy hiểm không?
Người bệnh khi bị tăng huyết áp độ 2 cần có biện pháp đề phòng mọi biến chứng nguy hiểm có thể diễn ra.

Với bệnh lý tăng huyết áp độ 2, đây được xem là bệnh trạng có diễn biến nặng và người bệnh cần tuân theo Phác đồ điều trị tăng huyết áp mới nhất của Bộ Y tế. Trong đó có các điều mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Bạn cần uống thuốc hạ áp theo toa được chỉ định.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng với công dụng điều hòa chỉ số, đưa huyết áp về mức bình thường và an toàn với cơ thể bạn.
  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu, bạn hãy chăm chỉ luyện tập thể thao.
  • Bạn nên ưu tiên các thực phẩm có lợi cho tim mạch, từ bỏ những sở thích có thể gây hại cho sức khỏe và chỉ số huyết áp của bản thân.
  • Ngoài ra bạn nên giữ cho bản thân một lối sống nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tự mình giải tỏa căng thẳng, áp lực, tách biệt cuộc sống và công việc, không tự tạo cho mình gánh nặng, giúp bản thân tái tạo năng lượng tích cực mỗi ngày.

Tổng kết

Bài giảng tăng huyết áp độ 2 được Go1care chia sẻ đã giúp bạn có thêm các kiến thức về sức khỏe cực kỳ hữu ích. Hy vọng đây sẽ là thông tin cần thiết giúp bạn vượt qua các bệnh lý nguy hiểm đang gặp phải.

Xem thêm:

Tăng huyết áp độ 3 và những biến chứng khôn lường

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Nguyên nhân và triệu chứng

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan