Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm

Huyết áp cao là chỉ số áp lực lưu thông máu trong động mạch vượt qua ngưỡng 120/80 mmHg. Khi bị tăng huyết áp, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng vô cùng khó chịu như buồn nôn, chóng mắt, choáng váng, tim đập nhanh hay đau tức ngực. Ngoài ra khi chỉ số huyết áp tăng đột ngột quá mức quy định, các biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện như suy tim, suy thận, suy hô hấp, đột quỵ

Các bác sĩ đều khẳng định rằng huyết áp cao sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy bạn nhất định không được chủ quan với vấn đề này. Phải ngăn ngừa và thực hiện các biện pháp điều chỉnh, kiểm soát chỉ số huyết áp phù hợp với bệnh lý đang mắc phải. Theo dõi Go1care để có thêm kiến thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhé!

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm
Huyết áp cao là bao nhiêu? Khi chỉ số đo vượt quá 120/80 mmHg sẽ được xem là tăng áp.

Huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Chỉ số huyết áp 140/100 có cao không? Dựa vào cơ sở nào chúng ta có thể khẳng định huyết áp đang tăng hay là chỉ số huyết áp thấp? Giải đáp nhanh tất cả các câu hỏi của bạn ngay sau đây cùng chúng tôi nhé!

Huyết áp được xác định là cao khi chỉ số đo được vượt qua ngưỡng huyết áp và nhịp tim bình thường. Ở người trưởng thành, huyết áp sẽ dao động và phải luôn thấp hơn 120/80 mmHg. Như vậy tăng áp là khi chỉ số đó vượt qua 120/80 mmHg. Nhưng mức độ tăng cũng sẽ có sự khác biệt.

  • Tiền tăng huyết áp: Giai đoạn đầu của quá trình tăng áp. Chỉ số sẽ nằm trong khoảng từ 120/80 – 130/90 mmHg.
  • Tăng áp cấp độ 1: Giai đoạn chính thức xác định là cao huyết áp. Chỉ số sẽ vượt quá 130/90 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 2: Giai đoạn cảnh báo nguy hiểm khi chỉ số huyết áp tăng cao hơn 140/100 mmHg.
  • Tăng huyết áp cấp độ 3: Giai đoạn kịch khung với chỉ số đạt đỉnh từ 180/120 mmHg.
  • Tăng áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp trên vượt 140 mmHg trong khi chỉ số huyết áp dưới thấp hơn 90 mmHg. Chênh lệch giữa hai chỉ số lớn hơn 50 mmHg.
Đọc thêm bài viết:  Bệnh cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngoài việc theo dõi bảng chỉ số chuẩn, chúng ta còn có bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi. Số liệu tại đây được ấn định theo từng giai đoạn độ tuổi khác nhau. Sự phân biệt của nó sẽ chi tiết và đầy đủ hơn.

Huyết áp cao nguy hiểm khi nào?

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm
Huyết áp cao đi kèm với các triệu chứng như đau tức ngực, rối loạn nhịp tim hay chảy máu cam… sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Huyết áp 110/80 là cao hay thấp? Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Ví dụ như tuổi tác. Theo đó chỉ số huyết áp có xu hướng tỷ lệ thuận với độ tuổi. Tuổi tác càng cao, độ đàn hồi của thành động mạch càng kém. Kéo theo đó chỉ số cũng tăng lên. Vì vậy mức ‘bình thường’ của người cao tuổi luôn chênh lệch với người trẻ và đó được xem là chỉ số an toàn với họ.

Ngoài ra huyết áp còn phụ thuộc vào cơ địa. Có những người vốn dĩ chỉ số này luôn thấp hơn hoặc cao hơn một chút so với người khác. Tuy nhiên điều này sẽ không gây nên nguy hiểm gì nếu bạn không đi kèm với bệnh lý hoặc triệu chứng gây khó chịu nào khác.

Ngược lại, huyết áp cao sẽ là con dao phá hủy đi sức khỏe của bạn nếu cơ thể gặp phải các dấu hiệu sau: Đau đầu, buồn nôn, tim đập loạn nhịp, chóng mặt, đi đứng không vững, đau tức ngực, hoa mắt, ù tai, thần trí không còn minh mẫn, ngất xỉu

Đọc thêm bài viết:  Huyết áp kẹp và những biến chứng khôn lường

Khi gặp phải các triệu chứng này có nghĩa bệnh của bạn đang phát tác. Nó sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liệt kê các biến chứng của huyết áp cao

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm
Các biến chứng nghiêm trọng của huyết áp cao với sức khỏe.

Huyết áp 130/90 là cao hay thấp? Huyết áp cao sẽ gây nên sự đe dọa đến nhiều bộ phận trong cơ thể chúng ta. Trong đó điển hình nhất phải kể đến:

  • Suy tim: Tăng huyết áp sẽ gây nên áp lực lớn với tim. Bởi giai đoạn này, tim phải co bóp nhiều hơn để đẩy lượng máu ra các động mạch. Khi quá sức, cơ tim trở nên mệt mỏi và suy yếu đi nhanh chóng.
  • Huyết áp cao gây biến chứng ở mắt: Mối nguy tiềm ẩn mà bạn không thể biết được của việc tăng áp chính là gây nên bong tróc võng mạc. Khi võng mạc bị tổn thương, thị lực sẽ trở nên kém hơn. Thậm chí hậu quả nghiêm trọng của nó là bị mù lòa hoàn toàn.
  • Vỡ động mạch: Áp lực máu quá lớn khiến động mạch không thể chịu được. Thời gian dài, thành mạch sẽ bị bào mòn gây nên hiện tượng vỡ động mạch, xuất huyết trong và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn sau đó.

Ngoài ra bệnh tăng huyết áp còn gây nên các biến chứng như rối loạn cương dương, tổn hại hệ thần kinh, giảm trí nhớ, suy thận, rối loạn chức năng tim, suy hô hấp… cực kỳ nguy hiểm.

Đọc thêm bài viết:  8 cách hạ huyết áp đơn giản và an toàn cho người già

Tổng kết

Điều chỉnh nhịp tim huyết áp bình thường là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Mọi biến chứng của huyết áp cao đều gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy hãy luôn quan tâm và chú ý nhiều hơn đến những cảnh báo từ cơ thể nhé! Theo dõi Go1care để luôn có sự chuẩn bị tốt nhất cho các vấn đề về sức khỏe mà bạn gặp phải.

Xem thêm:

Huyết áp bình thường và các yếu tố tác động lên chỉ số

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan