Đo huyết áp tay nào sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất? Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì bạn có thể thực hiện đo huyết áp ở cả hai tay. Tuy nhiên chúng ta hãy nên kiểm tra tối thiểu 2 lần mỗi tay để nhận được số liệu ổn định và đáng tin cậy hơn. Và thông thường huyết áp ở tay trái luôn thấp hơn một chút so với huyết áp ở tay phải.
Có khá nhiều vị trí có thể sử dụng để đo huyết áp. Bạn có thể đo ở bắp tay, cổ tay hay ngón tay. Đồng thời chúng ta cũng có thể thực hiện ở tay trái hoặc tay phải đều được. Tuy nhiên bạn có biết đo huyết áp tay nào cho kết quả tối ưu hơn? Theo dõi Go1care để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
Vì sao cần phải đo huyết áp tại nhà?
Huyết áp là một trong các chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Dù là hạ áp hay tăng áp đều sẽ gây nên các biến chứng khó lường cho cơ thể. Vì vậy bạn phải theo dõi chỉ số này thường xuyên và liên tục. Từ đó chúng ta mới có phương án xử lý kịp thời khi chỉ số biến đổi đột ngột.
Đo huyết áp tại nhà sẽ mang lại cho bạn các lợi ích tiêu biểu. Đó là:
- Chẩn đoán bệnh sớm hơn: Chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác thường và dự đoán được bệnh tình sớm hơn. Dù các số liệu đo tại nhà không thực sự chính xác 100% nhưng nó vẫn là nguồn tham khảo đáng tin cậy.
- Hỗ trợ trong việc theo dõi quá trình điều trị: Bạn là người có bệnh về huyết áp hay các bệnh lý nền khác, bạn cần dùng thuốc và theo dõi các chỉ số thường xuyên. Vì vậy việc nắm rõ thao tác và có thể đo huyết áp tại nhà sẽ giúp ích khá nhiều cho việc điều trị bệnh.
- Kiểm soát tốt hơn các chỉ số huyết áp: Theo dõi thường xuyên, liên tục sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình chỉ số mỗi ngày. Từ đó chúng ta có thể kiểm soát và thực hiện điều chỉnh ngay khi huyết áp tăng hoặc giảm.
Có thể thấy, đo huyết áp tại nhà thực sự hữu ích. Bạn cần nắm vững các nguyên tắc và kỹ thuật khi đo để luôn nhận được dữ kiện chính xác, an toàn với sức khỏe của bản thân.
Đo huyết áp tay nào chuẩn hơn?
Bạn luôn thắc mắc nên đo huyết áp tay nào sẽ chuẩn xác hơn? Vì sao khi đo ở tay trái và khi đo ở tay phải lại đưa ra kết quả khác nhau như vậy? Mọi câu hỏi sẽ được Go1care giải đáp ngay sau đây.
Vì sao đo huyết áp ở tay trái và tay phải lại có chênh lệch?
Khi đo huyết áp ở hai tay, bạn nhận ra luôn có sự chênh lệch. Vậy vì sao lại xuất hiện tình trạng này? Chỉ số này là bình thường nếu huyết áp 2 tay chênh nhau 10mmHg trở xuống.
Bởi nó có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước băng đeo, tâm lý, trạng thái và thể trạng hiện tại của người đo. Với mức lệch là 10mmHg thì bạn không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu huyết áp 2 tay chênh nhau 20mmHg thì bạn cần phải chú ý hơn. Đó có thể xuất phát từ các bệnh lý về chấn thương cơ, xơ vữa động mạch… Chúng ta cần được thăm khám để biết rõ nguyên nhân chênh lệch huyết áp 2 tay và có phương án điều trị thích hợp nhất nhé!
Tại sao đo huyết áp tay trái thấp hơn tay phải?
Vì sao huyết áp tay phải cao hơn tay trái? Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống động mạch bên phải có xuất phát từ thân động mạch của cánh tay đầu nằm gần vị trí của tim hơn so với hệ thống động mạch bên trái.
Vì vậy khi tim co bóp đưa máu đi khắp cơ thể, phần đầu này sẽ là nơi nhận được lực lớn hơn. Lực này sẽ yếu dần theo thời gian. Đó là lý do chỉ số đo được ở tay bên phải lúc nào cũng cao hơn một chút so với tay trái.
Đo huyết áp tay nào chính xác hơn?
Tóm lại, huyết áp tay nào cao hơn và đo huyết áp tay nào chính xác hơn? Các bác sĩ đều khuyên bạn có thể đo bằng cả hai tay. Mỗi tay bạn thực hiện tuần tự 2 lần và so sánh kết quả. Nếu sự chênh lệch không quá lớn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng số liệu này.
Chỉ số huyết áp không cố định. Không chỉ có sự chênh lệch chỉ số ở tay trái và tay phải mà còn có sự chênh lệch huyết áp tay và chân. Vì vậy khi thực hiện đo, bạn nên làm nhiều lần để thuận tiện khi đối chiếu và sử dụng lúc khám bệnh.
Cách đo huyết áp chuẩn
Sau khi tìm hiểu về đo huyết áp tay nào chính xác hơn, giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đo chỉ số đo huyết áp và nhịp tim đơn giản, nhanh chóng và chuẩn xác ngay tại nhà nhé!
Tư thế đo
Bạn cần ngồi với tư thế thoải mái nhất. Trước khi đo tối thiểu 5 phút, hãy nghỉ ngơi hoàn toàn và đưa cơ thể về trạng thái thả lỏng.
Khi ngồi đo huyết áp, chân không được bắt chéo, bàn chân phải chạm xuống mặt đất và đặt ngay ngắn sao cho cẳng chân vuông góc với mặt đất.
Vị trí đo
Đo huyết áp tay nào? Hiện nay có khá nhiều dòng máy đo huyết áp khác nhau với nhiều vị trí đo được thực hiện. Bạn có thể đo ở ngón tay, cổ tay, bắp tay hoặc đo ở cổ chân. Tuy nhiên vị trí được xem là tối ưu nhất vẫn là đo ở bắp tay.
Băng đo được quấn ngay ngắn ở phần bắp tay, cách khuỷu tay từ 2 – 3cm. Hãy đảm bảo phần băng quấn này không bị cản trở và không tiếp xúc với lớp vải trên tay áo.
Lưu ý rằng không quấn vòng quá chật hay quá lỏng. Vòng quá chặt có thể làm tăng chỉ số huyết áp của bạn lên từ 2 đến 10mmHg. Vì vậy chỉ nên siết vừa đủ là được.
Thao tác đo
Sau khi mọi thứ chuẩn bị đã sẵn sàng, bạn hãy nhấn nút khởi động máy. Dù đo huyết áp tay nào thì bạn cũng phải giữ nguyên một tư thế cho đến khi kết quả được hiển thị trên màn hình.
5 sai lầm khi đo huyết áp cho kết quả sai
Đo huyết áp tay nào và những lưu ý quan trọng để không đo sai. 5 điều cơ bản ngay sau đây bạn cần biết để không mắc phải trong lúc đo huyết áp nhé!
Lắp sai vòng quấn
Lỗi sai do quấn vòng dây đo là trường hợp gặp nhiều nhất. Theo đó, bạn sẽ mắc phải hai điều tối kỵ, đó là:
- Quấn vòng quá chặt: Vòng quấn quá chặt sẽ dẫn đến chỉ số có sự chênh lệch, huyết áp tăng từ 2 – 10mmHg.
- Quấn vòng vào lớp quần áo: Chỉ số huyết áp có thể tăng từ 10 – 50mmHg khi bạn đeo vòng đo lên trên lớp tay áo.
Đo huyết áp ngay khi vừa hoạt động cường độ cao
Ngay khi vừa hoạt động thể chất, bạn tuyệt đối không đo huyết áp ngay. Vì khi đó dù đo huyết áp tay nào thì kết quả cũng không chính xác. Hãy nghỉ ngơi tối thiểu 10 phút nhé!
Tư thế ngồi không chính xác
Ghế ngồi lý tưởng nhất khi đo huyết áp là chiếc ghế có lưng tựa với chiều cao tối ưu là từ 25 – 30cm. Tay đặt trên bàn có độ cao ngang với ngực. Khoảng cách từ bắp tay đến tim rút ngắn khoảng 6cm. Tuân thủ đúng những điều này thì đo huyết áp tay nào cũng chính xác.
Đo huyết áp khi trời lạnh
Khi trời lạnh thì dù bạn đo huyết áp tay nào đều sẽ cho ra chỉ số cao hơn so với bình thường. Điều này xuất phát từ việc trời trở lạnh nên máu trong cơ thể có xu hướng co lại. Từ đó tim cần nhiều áp lực hơn để co bóp và bơm máu. Vì vậy mà huyết áp lúc này sẽ tăng cao hơn hẳn so với khi đo trong thời tiết nóng.
Bàng quang đầy
Bạn có biết, bàng quang đầy là nguyên nhân chỉ số huyết áp của bạn tăng từ 10 – 15mmHg. Đây là lý do mà các bác sĩ luôn khuyên bạn hãy đi vệ sinh trước khi thực hiện kiểm tra huyết áp.
Tổng kết
Đo huyết áp tay nào cho bạn kết quả chính xác hơn? Bạn có thể thực hiện đo huyết áp bằng cả hai tay. Tuy nhiên hãy kiểm tra nhiều lần hơn để có sự so sánh và kiểm chứng. Theo dõi các bài viết về sức khỏe trên Go1care để luôn có kiến thức hữu ích nhé!
Xem thêm: