Biểu hiện tăng huyết áp sẽ bao gồm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim đập nhanh, mắt mờ và nhanh quên…. Khi gặp phải các dấu hiệu này, bạn nhất định không được chủ quan mà phải thăm khám tại các cơ sở y tế để được định hướng và tìm ra căn nguyên chính xác của bệnh. Việc bỏ lỡ thời điểm vàng trong chữa trị có thể gây nên ảnh hưởng xấu và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh về huyết áp không phải là vấn đề riêng ở người cao tuổi. Nó xuất hiện ở cả người trẻ, bất luận là nam hay nữ. Chính vì thế mà bạn hay bất kỳ ai đều có thể đang là đối tượng có nguy cơ cao. Theo dõi các biểu hiện tăng huyết áp trên Go1care để có cái nhìn chính xác và toàn diện về vấn đề này nhé!
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?
Theo bạn, huyết áp cao là bao nhiêu? Nó có quy chuẩn riêng và được tổng hợp chi tiết ở bảng đo huyết áp. Trong từng độ tuổi thì chỉ số này sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên tựu chung lại nó sẽ có một quy ước như sau:
Mức độ | Chỉ số huyết áp |
Huyết áp tối ưu | Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg |
Huyết áp bình thường | Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg |
Tăng huyết áp độ 1 | Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg |
Tăng huyết áp độ 2 | Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg |
Tăng huyết áp độ 3 | Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc | Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg |
Như vậy chúng ta chỉ cần so sánh với các số liệu trong bảng để biết được mức chỉ số của bản thân đang nằm ở mốc nào. Nhờ đó bạn có thể phân biết huyết áp của mình có phải đang tăng hay không.
Biểu hiện tăng huyết áp
Nguyên nhân huyết áp cao xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Nó có thể là tuổi tác, giới tính, công việc, bệnh lý thường gặp hay áp lực cuộc sống, thói quen sinh hoạt.
Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và cả người lớn tuổi, họ sẽ thường xuyên đối mặt với các triệu chứng bệnh như sau:
- Hơi thở gấp, tim đập nhanh và dồn dập.
- Cảm giác bồn chồn, lo lắng, căng thẳng và áp lực.
- Biểu hiện tăng huyết áp là thị lực giảm sút, mắt mờ đi, hoa mắt, ù tai.
- Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột là chảy máu mũi.
- Đau đầu hoặc đau thắt cơ ngực.
- Biểu hiện tăng huyết áp là mất ngủ, trằn trọc.
- Tiểu ra máu.
Đây hầu hết là các dấu hiệu bệnh phổ biến thường xuyên xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau. Đó cũng là lý do chúng ta thường xuyên bỏ qua biểu hiện tăng huyết áp. Và quan trọng hơn đây cũng là dấu hiệu huyết áp thấp. Việc nhầm lẫn giữa hai biểu hiện có thể khiến bạn định hướng sai cách điều trị.
Phương hướng điều trị bệnh tăng huyết áp
Sau khi gặp các biểu hiện tăng huyết áp, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có được pháp đồ điều trị phù hợp nhất. Tăng huyết áp không thể trị dứt điểm. Tuy nhiên chúng ta có thể tự mình kiểm soát tốt nó và hạn chế tối đa hậu quả của huyết áp cao.
Chẩn đoán bệnh
Biểu hiện tăng huyết áp và hai phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến. Đó là:
- Khám lâm sàng: Khám lâm sàng chính là sử dụng máy đo huyết áp để kiểm tra chỉ số áp suất máu trong cơ thể bạn. Các dòng máy hiện nay có khả năng đo đạc cực kỳ chính xác ở từng thời điểm khác nhau và đưa ra số liệu tức thì.
- Khám cận lâm sàng: Để đạt được độ chính xác cao hơn và tìm ra được nguyên nhân sâu xa của bệnh, chúng ta có thể thực hiện phương pháp khám cận lâm sàng bằng cách xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT hay Xquang. Từ đó bạn có được kết luận về nguồn gốc của biểu hiện tăng huyết áp.
Người bệnh cần lưu ý rằng, trước khi thực hiện thăm khám hay đo huyết áp, bạn tuyệt đối không uống cà phê hoặc hút thuốc. Ngoài ra hãy đi vệ sinh trước khi đo và ngồi yên thư giãn, ổn định nhịp thở ít nhất là 5 phút.
Điều trị bệnh tăng huyết áp
Chấm dứt ngay các biểu hiện tăng huyết áp bằng phương pháp điều trị đúng cách. Trong đó việc sử dụng thuốc là cách tối ưu hiện nay. Các loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho người bệnh bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc ức chế hấp thụ canxi.
- Thuốc ức chế Beta.
- Thuốc ức chế men chuyển hóa ACE.
- Thuốc giãn mạch máu.
Ngoài ra bạn cũng cần có phương pháp thay đổi lối sống của bản thân. Sống khỏe, sống tích cực và lựa chọn tập luyện thể thao để duy trì sự dẻo dai, sức đề kháng cho cơ thể.
Cách xử lý khi tăng huyết áp tại nhà
Khi gặp phải các biểu hiện tăng huyết áp, bạn cần thực hiện ngay các biện pháp tại nhà. Điều này có thể giúp làm giảm nhanh chỉ số, hạn chế tối đa hậu quả xấu cho cơ thể người bệnh.
- Cách giảm huyết áp cao là ngâm chân trong nước nóng từ 45 – 50 độ C trong 10 – 15 phút.
- Thực hiện massage cổ vai gáy, phần sau tai để làm giãn mạch máu.
- Uống nước. Bổ sung từ 1 – 2 cốc nước để tăng nhanh thể tích máu, giảm sức ép lên thành mạch.
- Hít thở đều bằng mũi. Điều hòa nhịp thở và nhịp tim của bạn. Tự giải tỏa áp lực và căng thẳng.
Tổng kết
Biểu hiện tăng huyết áp không hề đặc trưng và rất khó để nhận ra. Vì vậy tuyệt đối không được chủ quan với bất kỳ vấn đề nào mà cơ thể đang gặp phải. Theo dõi Go1care để có thêm các kiến thức về điều trị tăng huyết áp nhé!
Xem thêm: