Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Bệnh tăng huyết áp: Phân loại và cách điều trị

Bệnh tăng huyết áp: Phân loại và cách điều trị

Bệnh tăng huyết áp được biết đến là một bệnh lý rất hay gặp phải ở người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Với các triệu chứng khá mờ hồthường xuất hiện đột ngột, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý kịp thời. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn chính là luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường và phải khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để nhận được kết quả tốt nhất.

tính chất nguy hiểm của nó mà hôm nay, Go1care sẽ mang đến cho bạn các kiến thức hữu ích xoay quanh bệnh tăng huyết áp, nguyên nhân, phân loại và cách điều trị phù hợp. Đừng bao giờ chủ quan với tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Theo dõi ngay để trở thành bác sĩ cho chính bản thân và gia đình nhé!

Bệnh tăng huyết áp là gì?

Bệnh tăng huyết áp: Phân loại và cách điều trị
Bệnh tăng huyết áp không còn hiếm gặp hiện nay. Bất kể bạn ở độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh tăng huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu tăng cao, tác động lên động mạch. Điều này dẫn đến lưu lượng máu dồn về tim quá lớn, gây nên sức ép, tạo thành gánh nặng cho tim.

Theo ghi nhận từ WHO và thông tin về bệnh tăng huyết áp Bộ Y tế thì đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Những con số biết nói sẽ là minh chứng cho thấy điều đó.

  • Thống kê từ năm 1990 đến nay, tức là chỉ hơn 30 năm, số người mắc bệnh tăng huyết áp trong độ tuổi từ 30-79 tuổi là từ 650 triệu lên 1.28 tỷ người.
  • Trong số đó có đến 580 triệu người không biết bản thân đang mắc bệnh. Và số người mắc bệnh không được điều trị là 720 triệu người.
  • Với 42% số người mắc bệnh được điều trị thì chỉ có 10% được kiểm soát tốt. Số người còn lại luôn đứng trước nguy cơ cao với các mầm mống tiềm ẩn.
Đọc thêm bài viết:  Những Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Cao Huyết Áp?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp: Phân loại và cách điều trị
Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau.

90% người bệnh không rõ nguyên nhân tăng huyết áp. Trong khi đó 10% còn lại được chẩn đoán bệnh lý xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:

  • Người cao tuổi thường là nhóm người được nhắc đến nhiều nhất. Họ luôn gặp các vấn đề xoay quanh huyết áp tăng trong thời gian dài.
  • Người bị các vấn đề về thận như bệnh thận cấp, thận mạn, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận
  • Nhóm người mắc các hội chứng ConnCushing’s, bệnh Takayasu.
  • Người bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp như cận giáp hay bệnh tuyến yên.
  • Người bị bệnh hẹp động mạch chủrối loạn thần kinh, sức khỏe tâm thần.
  • Số ít khác bị tăng huyết áp do tác động từ thai kỳ.

Ngoài ra nhóm đối tượng có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên mắc phải các thói quen xấu bao gồm ăn quá mặn, ăn các thực phẩm nhanh, thực phẩm bẩn dẫn đến thừa cân, béo phì, không ăn rau hoặc uống ít nước. Người ít hoặc không vận động, sử dụng thuốc lá, chất kích thích… đều thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Bạn cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng tăng huyết áp, đó là dấu hiệu nhận biết nhanh nhất mà cơ thể báo hiệu đến bạn.

  • Các cơn đau đầu vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
  • Tim đập nhanh bất thường kèm với cảm giác bồn chồn, lo lắng, bất an.
  • Chảy máu cam.
  • Thị lực giảm sút.
  • Ù tai.
  • Mệt mỏi.
  • Chóng mặt, buồn nôn.
  • Căng thẳng, hồi hộp.
  • Đau tức ở ngực.
  • Tay chân run.
  • Trí nhớ kém, thường xuyên quên các việc đang làm.
Đọc thêm bài viết:  Tăng huyết áp độ 1 và những biến chứng cho sức khỏe của người bệnh

Phân loại bệnh tăng huyết áp

Theo bảng đo huyết áp, chúng ta sẽ có cách phân loại cấp độ tăng huyết áp như sau:

  • Huyết áp tâm thu < 130mmHg và Huyết áp tâm trương < 85mmHg hay nói cách khác, chỉ số huyết áp là 130/85 mmHg: Huyết áp bình thường.
  • Huyết áp tâm thu 130-139mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 85-89mmHg (130/85 mmHg đến 139/89 mmHg): Huyết áp trung bình – cao.
  • Huyết áp tâm thu 140-159mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 90-99mmHg (140/90 mmHg đến 159/99 mmHg): Huyết áp tăng cấp 1.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương  ≥ 100mmHg (160/100 mmHg): Huyết áp tăng cấp 2.
  • Huyết áp tâm thu > 180mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương >110mmHg (180/110 mmHg): Cơn tăng huyết áp đột ngột.
  • Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và Huyết áp tâm trương <90mmHg (140/90 mmHg): Tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp có tác động trực tiếp lên mạch máu dẫn đến tim. Áp lực tăng cao khiến thành mạch bị ảnh hưởng, gây nên các tổn thương tim tùy vào từng mức độ cụ thể.

Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn sẽ gặp phải các biến chứng tăng huyết áp gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe. Đó là:

  • Nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh vỡ mạch máu ngoại vi.
  • Xuất huyết động mạch.
  • Suy tim cấp.
  • Xuất hiện võng mạc.
  • Đột quỵ.
  • Xuất huyết não.
  • Tử vong.

Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp: Phân loại và cách điều trị
Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc hoặc các phương pháp lành tính trong việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Phương pháp duy nhất để điều trị tăng huyết áp là can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên mọi loại thuốc dù hàm lượng cao hay thấp đều có tác dụng phụ. Điều này là phản ứng không mong muốn của người bệnh. 

Đọc thêm bài viết:  Huyết áp 100 60 là cao hay thấp?

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột đa phần đến từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý nhất. Đó là phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả ngay tại nhà.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lên thực đơn mỗi ngày bao gồm rau xanh, trái cây, không ăn muối quá nhiều và hạn chế bia rượu, thuốc lá.
  • Rèn luyện thể thao điều độ, hợp lý với cường độ nhẹ nhàng, thích hợp trong từng độ tuổi khác nhau.
  • Giải tỏa năng lượng, giảm áp lực, thư giãn đúng cách.
  • Từ bỏ thói quen thức khuya, nó sẽ gây nên hậu quả xấu cho thận, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp.
  • Tham khảo các cách xử lý khi tăng huyết áp tại nhà để luôn chủ động trong việc nắm bắt thời điểm vàng khi điều trị bệnh. Mỗi người hãy luôn có kiến thức đúng đắn về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tổng kết

Bài viết về tăng huyết áp đã khẳng định rằng, tuyệt đối không chủ quan với mọi dấu hiệu bệnh tăng huyết áp đang gặp phải. Nó sẽ tìm đến bạn bất kỳ lúc nào mà không hề báo trước. Vì vậy hãy có biện pháp phòng ngừa hợp lý, xây dựng lối sống an toàn bảo vệ cho bản thân và gia đình ngay hôm nay. Go1care sẽ luôn là vị bác sĩ gia đình đáng tin cậy với mọi nhà.

Xem thêm:

Bảng đo huyết áp là gì? Ý nghĩa và cách đo chuẩn xác nhất

Bệnh cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan