Sinh con ra chắc chắn bố mẹ nào cũng mong muốn con mình được khoẻ và phát triển toàn diện. Đặc biệt chiều cao của trẻ luôn là yếu tố được đưa lên quan tâm hàng đầu. Vậy các mốc phát triển chiều cao của trẻ cụ thể như thế nào? Cần phải lưu ý những điều gì?. Những nội dung này sẽ được chia sẻ trong bài viết của chúng tôi. Các mẹ nhất định cần nắm rõ để đồng hành cùng con.
Mốc quan trọng phát triển chiều cao đầu tiên của trẻ
Giai đoạn bào thai:
Các mẹ đều biết rằng đây chính là mốc phát triển đầu tiên trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ. Quãng thời gian 9 tháng thai kỳ, trẻ sẽ đạt chiều dài trung bình là 50cm. Con số này không phải trẻ nào cũng đạt. Nó còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai ở mỗi mẹ. Vậy nên việc bổ sung đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng các mẹ phải lưu ý. Đặc biệt chú trọng bổ sung canxi – thành phần quan trọng trong quá trình hình thành nên khung xương. Một số loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, tôm, cua, trứng, thuỷ hải sản, rau xanh…
Giai đoạn từ 0-3 tuổi – Mốc thúc đẩy chiều cao ở trẻ:
Ở giai đoạn này trẻ có thể tăng được 45cm và thường là chiều cao của các bé gái sẽ thấp hơn so với các bé trai một chút. Nhưng để đạt được chiều cao lý tưởng đó, các mẹ phải bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết. Hợp lý với từng giai đoạn và sự phát triển của trẻ. Cụ thể là trong 6 tháng đầu đời trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Sau 6 tháng các mẹ có thể bổ sung cho trẻ đa dạng thực phẩm qua các bữa ăn dặm. Đồng thời các bé phải đảm bảo được tiêm phòng đầy đủ; được bổ sung canxi và vitamin D giúp hỗ trợ sự phát triển của xương khớp.
Giai đoạn tiền dậy thì:
Trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ thì ở giai đoạn này chiều cao của trẻ trung bình tăng từ 5-6cm/năm. Vẫn luôn cần bổ sung đầy đủ năng lượng, vitamin khoáng chất cho trẻ.
Một trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ được coi là giai đoạn vàng – Giai đoạn tuổi dậy thì:
Đây cũng chính là cơ hội cuối cùng để thúc đẩy quá trình tăng trưởng ở trẻ. Bởi sau giai đoạn này thì các mô sụn của trẻ không còn khả năng kéo dài thêm được nữa. Ở giai đoạn này bố mẹ cần chú ý tuỳ theo sở thích của trẻ mà khuyến khích cho trẻ chơi một số môn thể thao góp phần phát triển chiều cao như: bơi lội, cầu lông, đạp xe, bóng rổ… Ngoài ra vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
Một số lưu ý khác:
Dinh dưỡng:
Trong các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ thì yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên các phụ huynh cần lưu ý bổ sung cho trẻ một số chất như đạm, canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho…cần đa dạng hoá nguồn thực phẩm để vừa đủ dưỡng chất lại vừa tạo hứng thú ăn cho trẻ. Tránh sự nhàm chán gây nên tình trạng ăn không cân bằng dưỡng chất.
Vận động:
Các phụ huynh động viên khuyến khích cho trẻ tham gia các hoạt động cần sự vận động tuỳ theo lứa tuổi và sở thích của từng trẻ. Có thể tập các bài tập yoga dành cho sự tăng trưởng chiều cao hay chơi các bộ môn thể thao khác.
Giấc ngủ:
Hormon tăng trưởng chủ yếu được tiết ra vào ban đêm. Vì vậy việc đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc rất cần thiết cho quá trình phát triển ở trẻ. Các bậc phụ huynh hãy chú ý tạo cho trẻ thói quen đi ngủ trước 10 giờ đêm và ngủ ít nhất là 8 tiếng/ngày. Đồng thời sáng dậy sớm tắm nắng để hấp thụ vitamin D cũng khá tốt.
Sự tăng trưởng chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố
Các phụ huynh đều biết rằng sự tăng trưởng phát triển chiều cao của trẻ bắt đầu từ giai đoạn bào thai kéo dài đến giai đoạn dậy thì. Vậy nên nếu các bố mẹ nắm rõ được các giai đoạn vàng trong các mốc phát triển chiều cao của trẻ thì sẽ có được kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc cho các con đúng cách, đúng thời điểm để con được tăng trưởng phát triển toàn diện. Đó là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ, hi vọng sẽ hữu ích cho các bố mẹ trong việc chăm sóc cho con yêu của mình.
Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để nắm bắt được những thông tin hữu ích giúp bạn luôn đồng hành cùng con ở những thời điểm vàng giúp con tăng trưởng hiệu quả.
Xem thêm
- Chiều cao trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là gì?
- Quá trình tạo xương của trẻ như thế nào? Cách thúc đẩy sự phát triển của xương dựa trên yếu tố nào?
- Bé gái 10 tuổi đã hành kinh còn cao nữa không – Bật mí cách tăng chiều cao tuổi dậy thì?
- Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất?
- Con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?
- Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở các trẻ em.
- Chiều cao có bị lùn đi không? Thắc mắc được giải đáp
>>> Tham khảo video 4 GIAI ĐOẠN TĂNG CHIỀU CAO của trẻ mà mẹ cần nắm để bổ sung vitamin cần thiết | GO1CARE