Hạ áp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây nên các biến chứng khôn lường cho sức khỏe của bạn. Vì vậy bạn cần phải kiểm soát tốt các chỉ số với 7 loại thuốc điều trị huyết áp thấp thường dùng kết hợp với thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Điều trị huyết áp thấp không hề khó nếu bạn tuân thủ đúng những nguyên tắc trị bệnh được đề ra. Theo dõi Go1care để nắm rõ hơn những thông tin hữu ích và phương pháp trị bệnh mang lại kết quả nhanh chóng, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Trị huyết áp thấp bằng thuốc
Vì sao bị tụt huyết áp? Bệnh lý này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ địa, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, các bệnh lý về tim mạch, người cao huyết áp bị tụt huyết áp do dùng thuốc quá liều…
Phương pháp trực tiếp nhất khi chỉ số huyết áp hạ là sử dụng thuốc. Theo đó 7 loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng để kiểm soát tốt áp lực máu bên trong động mạch của bạn chính là:
Thuốc Midodrine
Midodrine là thuốc chuyên dụng dùng cho các bệnh nhân hạ áp với tiên lượng nặng. Bạn thường xuyên bị tụt huyết áp đột ngột không cảnh báo với chỉ số hạ thấp quá mức ngưỡng an toàn thì nên trang bị Midodrine trong nhà.
Midodrine có công dụng làm co mạch máu, tăng sức ép lên thành mạch giúp tăng lưu lượng máu về tim và lên não. Qua đó chỉ số huyết áp của bạn sẽ tăng cao và ổn định hơn.
Thuốc trị huyết áp thấp Fludrocortison
Fludrocortison được điều chế dưới dạng mineralocorticoid tổng hợp. Công dụng chính của nó là hấp thụ lượng natri ở thận, qua đó tăng thể tích máu, tăng khả năng tuần hoàn và tăng áp trong thời gian ngắn nhất.
Tuy nhiên Fludrocortison thường gây ra tác dụng phụ. Trong đó điển hình nhất là làm hạ chỉ số kali. Điều này không hề có lợi cho sức khỏe của bạn. Vì vậy khi sử dụng Fludrocortison, bạn cần kết hợp với thực phẩm giàu kali như chuối, nho, ngũ cốc nguyên hạt hay cá hồi. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng có hàm lượng kali cao để cân bằng lại chỉ số ở thận.
Trị huyết áp thấp với Heptaminol
Heptaminol có công dụng chính là tăng hoạt động của cơ tim, tăng khả năng co bóp, đẩy áp lực máu lên thành mạch làm tăng chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương.
Tuy nhiên, Heptaminol cũng có các phản ứng phụ cho cơ thể của bạn như nhịp tim đập nhanh mang cảm giác hồi hộp, căng thẳng và thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khó chịu.
Thuốc Droxidopa trị huyết áp thấp
Nhắc đến các loại thuốc trị huyết áp thấp thì nhất định không được bỏ qua Droxidopa. Loại thuốc này có tác dụng làm co mạch máu. Khi động mạch hẹp hơn, áp lực máu tự nhiên sẽ tăng cao làm tăng chỉ số huyết áp trong cơ thể. Qua đó nó cũng kích thích tim và đưa lượng máu đủ lớn lên não, khắc phục tình trạng thiếu máu não.
Tương tự như các loại thuốc khác thì Droxidopa cũng gây nên một vài phản ứng phụ không mong muốn cho bạn. Trong đó phải kể đến các triệu chứng như đau đầu hoặc buồn nôn trong thời điểm chỉ số bắt đầu tăng và cơ thể của bạn chưa kịp thích nghi.
Thuốc trị huyết áp thấp Ephedrin
Khi bệnh nhân bị hạ áp do các vấn đề về mạch máu thì nên sử dụng Ephedrin. Nó sẽ làm co mạch một cách nhẹ nhàng hơn, giúp cho chỉ số huyết áp tăng chậm rãi và tương đối ổn định.
Một số tác dụng phụ mà Ephedrin có thể gây ra cho bạn bao gồm: Mất ngủ, chóng mặt, nhanh quên, buồn nôn, đau đầu hay đau cơ ngực. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ gặp các biến chứng này. Cơ địa của người bệnh sẽ quyết định các phản ứng phụ có thể gặp phải. Vì vậy bạn nên thực hiện kiểm tra, xét nghiệm và dùng thuốc theo toa từ bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc hạ áp Pyridostigmine
Pyridostigmine được đánh giá khá cao khi có thể trị huyết áp thấp một cách hiệu quả. Nó gây ức chế cholinesterase, tăng khả năng hoạt động của acetylcholine cùng với tăng dẫn truyền thần kinh cholinergic. Nhờ vậy chỉ số huyết áp của bạn sẽ trở về mức bình thường.
Các phản ứng phụ mà bạn có thể gặp khi dùng Pyridostigmine bao gồm các cơ bắp suy yếu, nhịp tim bị chậm hơn so với bình thường, co thắt phế quản, đau bụng và đi tiểu nhiều lần.
Trị huyết áp thấp tại nhà không cần dùng thuốc
Bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ gây nên tác dụng phụ cho cơ thể của bạn. Vì vậy nếu chỉ số không đến mức cảnh báo, bạn có thể chuyển sang các phương pháp an toàn và lành tính hơn.
Tụt huyết áp uống gì cho lên? Hãy ghi nhớ các loại thực phẩm và nước uống bạn có thể sử dụng giúp tăng áp nhanh chóng được Go1care tổng hợp ngay sau đây nhé!
- Nước lọc.
- Nước dừa.
- Uống trà.
- Nước chanh.
- Cà phê.
- Nước ép cà rốt.
- Uống sữa ít béo.
- Uống ít nước muối.
- Tụt huyết áp uống nước đường.
- Bổ sung nước cam thảo.
Những câu hỏi thường gặp
Huyết áp thấp nên bổ sung vitamin gì?
Bạn có thể ưu tiên các vitamin nhóm B12 hỗ trợ bổ máu, tăng tế bào hồng cầu, tăng thị lực và giảm căng thẳng mệt mỏi.
Tụt huyết áp nên ăn gì?
Bạn nên bổ sung các thực phẩm có công dụng bổ máu bao gồm thịt bò, rau dền, cá hồi, cá béo, trứng, sữa…
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ cho người huyết áp thấp, thực phẩm chức năng có công dụng điều hòa chỉ số, cung cấp dưỡng chất cho tim và mạch máu não.
Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?
Bạn hãy ngồi yên trong tư thế thoải mái, hít thở đều, uống từ 1 đến 2 cốc nước, nên cho thêm ít muối hoặc uống trà thảo mộc.
Ngay khi các chỉ số được kiểm soát, bạn cần đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra lại và có thuốc điều trị thích hợp.
Tổng kết
Thuốc trị huyết áp thấp được Go1care giới thiệu cho bạn đã được bác sĩ khuyến cáo dành riêng cho người có chỉ số huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt huyết áp thứ phát. Bạn hãy lưu ý là luôn tập luyện thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, đề kháng tốt và chống chọi lại nhiều triệu chứng bệnh nhé!
Xem thêm:
Trị cao huyết áp hiệu quả, nhanh chóng và an toàn với phương pháp dân gian