Căng cơ gáy là triệu chứng của các bệnh phổ biến như rối loạn chức năng thần kinh, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, vôi cột sống và viêm bao gân. Bên cạnh đó, người bệnh mang những đặc trưng dịch tễ như cao tuổi, thay đổi thời tiết hoặc thiếu dinh dưỡng cũng làm tăng nặng cơn đau và các biến chứng.
Căng cơ gáy hay căng cơ cổ vai gáy là hội chứng phổ biến gây căng, đau cục bộ ở khu vực sau cổ. Theo các chuyên gia, tình trạng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều bệnh lý xương khớp. Cùng Go1care tìm hiểu về những bệnh có khả năng gây căng cơ ở khu vực gáy trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Những bệnh lý xương khớp có triệu chứng căng cơ gáy
Căng cơ gáy xuất hiện do những nguyên nhân vận động quá sức, ngồi sai tư thế,… Bên cạnh đó, hội chứng này cũng là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn về sức khoẻ xương khớp như sau.
Rối loạn chức năng thần kinh
Các dây thần kinh ở vùng vai gáy bị kéo dãn quá mức gây rối loạn chức năng thần kinh ở khu vực này, gọi là bệnh căng cơ dây thần kinh. Đây sẽ là nguyên nhân thường gặp khiến bạn thường xuyên bị đau mỏi vai, căng cơ gáy. Khi rối loạn chức năng thần kinh, người bệnh liên tục bị đau đớn, rối loạn cảm giác như tê bì tay, gáy,…
Căng cơ sau gáy do bệnh thoái hóa cột sống cổ
Các gai, xương cột sống cổ sẽ chèn ép dây thần kinh điều khiển phần cổ, vai gáy. Người bệnh liên tục cảm thấy đau mỏi, nhức cổ mỗi khi vận động. Theo các chuyên gia, độ tuổi 40 là nhóm tuổi dễ bị căng cơ cổ trước do thoái hóa cột sống.
Thoát vị đĩa đệm phần cột sống
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống, các bao xơ đĩa đệm cột sống bị yếu đi khiến nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Đĩa đệm cũng sẽ lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh, tạo ra cơn đau dọc từ lưng cho đến vùng vai gáy. Cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bệnh không thể đi lại được.
Vôi hoá cột sống
Khi Canxi bám chặt vào cột sống tạo nên những mảng vôi. Về lâu dài, các mảng vôi này sẽ tăng kích thước và chèn ép rễ thần kinh gây đau vùng bả vai. Kết hợp cùng thói quen vận động mạnh, khiến tình trạng chèn ép trở nên trầm trọng thêm.
Viêm bao khớp vai
Những tổn thương từ chấn thương trong quá trình vận động hoặc các tai nạn, khớp vai có thể bị viêm gây đau và làm hạn chế vận động vùng cổ và vai. Từ đó, dẫn đến các cơn căng cơ gáy, cổ, khi vận động vai, cổ sẽ bị đau. Viêm bao khớp vai cần được điều trị theo đúng phác đồ từ bác sĩ để được giải quyết tận gốc.
Một số yếu tố làm tăng nặng cơn đau vai gáy
Cơn đau vai gáy có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, tăng tần suất và mức độ hơn nếu người bệnh có những đặc điểm như sau:
- Tuổi cao: Ở độ tuổi càng cao, cơ thể càng lão hóa nhanh, được thể hiện rõ rệt nhất ở hệ thống xương khớp. Vì thế, những người tuổi cao sẽ có nguy cơ đau, căng cơ cổ bên phải, trái cao hơn hẳn so với người trẻ tuổi.
- Cơn đau tăng nặng tùy theo thời tiết: Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh, áp suất không khí giảm làm các mạch máu co lại. Điều này khiến việc lưu thông máu trở nên kém hơn, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh xương, khớp.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng: Đặc biệt là các vitamin nuôi dưỡng hệ thống thần kinh ngoại vi. Từ đó, hệ thống thần kinh ngoại vi trở nên yếu đi và làm tăng nguy cơ các bệnh về vai gáy. Ngoài ra, khi thiếu Canxi, các cơ càng dễ bị co rút cấp tính gây khó chịu, hạn chế vận động cho người bệnh.
Làm gì khi bị căng cơ vai gáy?
Theo các bác sĩ từ bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cách giảm căng cơ cổ vai gáy theo y học hiện đại thường được chia thành 2 nhóm phổ biến là chữa bệnh không dùng thuốc và chữa bệnh có dùng thuốc. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật để giải quyết tận gốc bệnh lý gốc. Đây là phương pháp can thiệp phức tạp nhưng đem đến hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhất định bệnh tái phát sau một thời gian.
Ngoài những phương pháp có can thiệp y tế, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa căng cơ bắp chân, vai gáy tại nhà như Chườm lạnh, đắp lá lốt, ngải cứu, tập các bài dãn cơ, thay đổi tư thế làm việc, học tập. Thông thường, cơn đau vai gáy sẽ thuyên giảm sau 1 tuần nếu bạn thực hành nghỉ ngơi điều độ, chăm sóc sức khỏe đúng cách và tránh vận động mạnh gây tổn thương cơ.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp một số bệnh phổ biến có triệu chứng căng cơ gáy từ Go1care. Nếu bạn gặp phải bất kỳ cơn đau, căng vai gáy kèm những triệu chứng bất thường khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn. Theo dõi các bài viết kế tiếp để tham khảo cách chữa căng cơ chân.
Xem thêm:
5 thói quen dễ làm tăng nguy cơ căng cơ cổ gáy bạn chưa biết