Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Cao huyết áp – Kẻ giết người thầm lặng

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý chúng ta thường xuyên gặp phải. Các dạng của bệnh bao gồm tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp thai kỳ. Dù là thuộc nhóm nào thì bệnh cũng sẽ có các triệu chứng tương tự nhau gây nên các cảm giác vô cùng khó chịu. Bệnh khó kiểm soát tốt, nên đừng chủ quan nhé!

Người bệnh cao huyết áp luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ suy tim, suy thận, suy giảm các chức năng và quan trọng hơn là tăng nguy cơ đột tử. Chính vì vậy bạn nhất định phải thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa và điều trị thích hợp. Theo dõi Go1care để có được các kiến thức phòng bệnh hữu ích nhất nhé!

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
Bệnh cao huyết áp là một trong những căn bệnh mãn tính có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cao huyết áp là một bệnh mãn tính. Bệnh xuất hiện khi áp suất máu trong cơ thể của bạn tăng cao. Áp lực lớn tác động lên thành động mạch gây nên các phản ứng không mong muốn. Lúc này, tim của người bệnh phải làm việc và vận động hết công suất với lượng lớn máu lưu chuyển về đây. Gánh nặng này là nguyên nhân chính dẫn đến suy tim và đột quỵ.

Hiện nay người cao huyết áp được chia thành 4 loại cơ bản. Đó là:

  • Cao huyết áp vô căn: Không bắt nguồn từ bất kỳ bệnh nào, không rõ nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. 90% người bị cao huyết áp rơi vào trường hợp này.
  • Cao huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp xuất phát từ một số bệnh lý, bệnh nền. Trong đó phổ biến nhất là bệnh thận, hở van tim và các bệnh về nội tiết tố.
  • Cao huyết áp thai kỳ: Trường hợp này rơi vào phụ nữ đang mang thai, khi nội tiết tố thay đổi, các cơ quan hoạt động nhiều gấp đôi cho cả mẹ và bé, áp suất máu bị dồn ép dẫn đến tình trạng gia tăng trong 9 tháng mang thai.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Trường hợp khá hiếm gặp là áp suất máu tại tâm thu tăng nhưng tâm trương lại không tăng, thậm chí là giảm. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng, tạo nên sự thiếu hụt và dư thừa cho bên còn lại.
Đọc thêm bài viết:  Huyết áp 110 60 là cao hay thấp?

Chỉ số huyết áp chuẩn là bao nhiêu?

Theo bạn huyết áp cao là bao nhiêu? Như đã biết, khi đọc chỉ số huyết áp, chúng ta sẽ đọc song song cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Hiểu đơn giản đó là huyết áp trên và huyết áp dưới. Đơn vị đo huyết áp là mmHg (đơn vị thủy ngân). Trong đó:

  • Huyết áp tâm thu: Tương ứng với giai đoạn tim co bóp để đẩy máu đi. Nó thường sẽ có giá trị cao hơn so với máu đang lưu chuyển trong động mạch.
  • Huyết áp tâm trương: Tương ứng với giai đoạn tim giãn ra do khoảng nghỉ giữa hai lần co bóp liên tiếp. Giá trị này sẽ thấp hơn so với áp suất máu lưu chuyển trong động mạch.

Để biết chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương đạt bao nhiêu là cao, chúng ta hãy theo dõi bảng đo huyết áp chuẩn được Bộ Y Tế đưa ra nhé!

  • Chỉ số tối ưu: 120/80 mmHg.
  • Chỉ số bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên.
  • Chỉ số huyết áp trung bình cao: Từ 130/85 mmHg trở lên.
  • Chỉ số cao huyết áp cấp 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Chỉ số cao huyết áp cấp 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Chỉ số cao huyết áp cấp 3: Từ 180/110 mmHg trở lên.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu tăng từ 140 mmHg trở lên; huyết áp tâm trương giảm dưới 90 mmHg.

Nguyên nhân huyết áp cao và các triệu chứng thường gặp

Ngay sau đây, Go1care sẽ đưa ra các nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng bệnh thường gặp nhé!

Nguyên nhân cao huyết áp

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
90% người bệnh cao huyết áp thuộc nhóm vô căn với những nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng.

90% người bệnh cao huyết áp không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy nó chỉ có thể được xếp vào bệnh mãn tính và luôn phải khống chế bằng thuốc cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát.

Ngược lại có 10% người bị tăng huyết áp là do các bệnh liên quan khác. Trong đó nhiều nhất là bệnh liên quan đến thận, u tuyến thượng thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tim… Và một số ít còn lại chính là phụ nữ mang thai. Phụ nữ trong giai đoạn từ tuần thứ 20 trở đi có nguy cơ bị tăng huyết áp đột ngột khá cao. Đây cũng là lý do họ thường xuyên bị ngất hoặc lên cơn co giật không báo trước.

Đọc thêm bài viết:  Tăng huyết áp vô căn và 3 mức độ điều trị tốt nhất

Triệu chứng bệnh cao huyết áp

Triệu chứng cao huyết áp bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, xay xẩm, khó chịu, buồn nôn, hoa mắt, đứng không vững, chảy máu cam. Nghiêm trọng hơn bạn có thể bị ngất đi, tim đập loạn nhịp, co giật.

Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và người già đều không báo trước. Các triệu chứng mà bạn gặp phải cũng khá chung chung. Vì vậy nhiều người mới lơ là hoặc cho rằng đó là căn nguyên của các bệnh khác.

Đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ.

Bệnh cao huyết áp sống được bao lâu? Theo bạn, nhưng ai sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp nhiều hơn so với người khác? Chúng ta sẽ cùng nhau liệt kê danh sách thử nhé!

  • Người cao tuổi: Đây chắc chắn là nhóm đầu tiên. Tuổi càng cao, các chức năng càng suy giảm, hẹp động mạch dẫn đến lưu khó lưu thông, tắc nghẽn, áp lực tăng, dồn ép lên tim tạo nên gánh nặng khá lớn.
  • Nam giới từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp tăng đột biến. Trong khi ở nữ giới thì giai đoạn sau mãn kinh là nguy hiểm nhất.
  • Những người trong gia đình có tiền sử bệnh cũng thuộc nhóm chịu ảnh hưởng và cần chú ý nhiều hơn.
  • Ngoài ra người trẻ tuổi nếu có các thói quen này sẽ tạo thành mối nguy hại lớn, có khả năng mắc bệnh cao huyết áp rất nhiều. Đó chính là người béo phì, lười vận động, người có thói quen ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh, người nghiện rượu, bia và thuốc lá, người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống

Phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp

Mục tiêu của chúng ta chính là điều chỉnh và kiểm soát chỉ số về mức bình thường hoặc tối ưu. Một số cách phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp mà bạn cần trang bị cho bản thân và gia đình. Đó là:

Đọc thêm bài viết:  8 nguyên nhân huyết áp cao phổ biến

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cao huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng
Thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng các thực phẩm có lợi cho huyết áp.

Thói quen hằng ngày có thể tạo thành mối nguy cho sức khỏe của bạn. Bạn cần phải lên kế hoạch và thực hiện một số thay đổi, đó là:

  • Cao huyết áp nên ăn gì? Ăn uống lành mạnh, khoa học, ưu tiên các loại rau quả sạch, hạn chế muối trong khi nêm nếm gia vị.
  • Giảm bớt hàm lượng cafein nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Không sử dụng quá 2 ly bia mỗi ngày. Hạn chế tối đa hoặc từ bỏ thói quen uống rượu mạnh.
  • Huyết áp cao nên làm gì? Bỏ hoàn toàn thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh nền đều đặn, không để tái phát bệnh.
  • Tập luyện thể thao là thói quen tốt cần được thực hiện hàng ngày. 

Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp được bác sĩ kê đơn sẽ giúp bạn khống chế chỉ số một cách tối ưu nhất. Người bệnh cần được thăm khám và thực hiện kiểm tra định kỳ để nhận được thuốc kê đơn chính xác và phù hợp với tình trạng của bản thân. Bạn không nên tự tìm mua thuốc huyết áp tại các tiệm thuốc bên ngoài, liều lượng và thành phần của chúng có thể không tương thích với thể trạng của người bệnh.

Ngoài ra hãy bỏ túi cho mình một số cách trị cao huyết áp tại nhà như ngâm chân vào nước nóng, uống trà thảo mộc, xoa hóp hay bấm huyệt. Chúng đều sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát chỉ số tối ưu.

Tổng kết

Cao huyết áp là bệnh mãn tính nhưng lại mang đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Người bệnh nhất định phải trang bị cho mình các kiến thức quan trọng về bệnh để tự bảo vệ cho bản thân. Theo dõi Go1care ngay hôm nay nhé! Những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất dành cho bạn luôn có mặt tại website của chúng tôi.

Xem thêm:

Cách trị tăng huyết áp tại nhà có công dụng thần kỳ

Bảng đo huyết áp là gì? Ý nghĩa và cách đo chuẩn xác nhất

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan