Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Cách phòng tránh bị viêm vú

bị viêm vú

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một trải nghiệm tuyệt vời giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặc dù bạn thường sẽ cảm thấy lo lắng khi mới bắt đầu làm mẹ, những cảm giác khó chịu và đau đớn có thể là dấu hiệu mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Vì tổn thương núm vú thường liên quan đến cảm giác khó chịu có thể dẫn đến bị viêm vú ở phụ nữ sau sinh. Dưới đây là một số điều quan trọng mà các bà mẹ đang cho con bú nên biết về bệnh viêm vú và cách phòng tránh bị viêm vú sau khi sinh.

Viêm vú là gì?

Viêm vú là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mô vú, đôi khi liên quan đến nhiễm trùng, dẫn đến đau vú, sưng, nóng và đỏ.

Mọi người đều có thể bị viêm vú. Tuy nhiên, viêm vú thường xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ và những người đang cho con bú. Mặc dù hiếm, nhưng cả nam giới và những người không cho con bú cũng có thể mắc bệnh này.

bị Tình trạng bị viêm vú thường xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ và những người đang cho con bú

>>> Xem thêm về: Tình trạng viêm vú ở phụ nữ sau sinh là gì?

Tại sao mẹ bị viêm vú sau sinh?

Viêm vú có thể do ống dẫn sữa bị tắc hoặc do vi khuẩn xâm nhập vào vú.

Nếu vú không được làm trống hoàn toàn trong quá trình cho con bú, các ống dẫn sữa có thể bị tắc, khiến sữa ứ đọng và dẫn đến bị viêm vú.

Ngoài ra, vi khuẩn từ miệng bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vùng da nứt nẻ trên núm vú. Sữa thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

Hút thuốc và dinh dưỡng kém có thể làm tăng nguy cơ bị viêm vú, cùng nhiều nguyên nhân khác.

Các triệu chứng khi bị viêm vú là gì?

  • Vùng vú đỏ, sưng và đau
  • Cảm giác ấm áp, đau nhức hoặc có khối u ở vú
  • Một số bà mẹ có thể gặp các triệu chứng giống cúm như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể

>>> Xem thêm về: 7 dấu hiệu viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh

Làm thế nào mẹ có thể phòng ngừa tình trạng bị viêm vú?

Giữ cho sữa luôn mới

Việc loại bỏ sữa khỏi vú thường xuyên và triệt để là cách duy nhất đã được chứng minh để tạo và duy trì nguồn sữa cũng như là cách tốt nhất để ngăn ngừa bị viêm vú.

Đọc thêm bài viết:  7 dấu hiệu viêm tuyến vú ở phụ nữ sau sinh

Thường xuyên cho bé bú

Hãy cho bé ngậm vú đúng lúc, thường xuyên, tối thiểu 8 đến 12 lần trong khoảng thời gian 24 giờ và cho bé bú cho đến khi bé cảm thấy no. Để vú mềm và chảy hết sữa trước khi cho bé bú lần hai. Thay đổi bên vú, nếu cảm thấy bé bú không được, bạn có thể dùng tay ấn nhẹ hoặc xoa bóp bầu vú trong khi bé bú, để giúp bé hút sữa ra phía sau vú hiệu quả hơn.

Nếu con bạn không thể bú hoặc nếu vú bạn căng và khó chịu, ngay cả sau khi bú, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa hoặc dùng tay ấn để hút sữa cho đến khi vú mềm. Như vậy, mẹ bỉm sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tránh tình trạng bị viêm vú có thể xảy ra.

bị Thường xuyên cho bé bú để tránh bị viêm vú sau sinh

>>> Xem thêm về: 9 món đồ cần thiết cho mẹ sau sinh

Cho bé bú đúng cách

Đảm bảo bé ngậm sâu và thoải mái khi bú mẹ. Tổn thương núm vú có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bé bú tốt, bạn sẽ cảm thấy bị kéo chứ không phải bị véo. Bạn cũng sẽ không thấy bất kỳ tổn thương nào ở núm vú của mình. Khi bé bú, núm vú của bạn sẽ trông tròn, không bị nhăn, bị chèn ép hoặc bị biến dạng.

Chăm sóc vú

Vệ sinh vú đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa khả năng bị viêm vú. Giữ núm vú của bạn sạch sẽ và khô ráo giữa các lần cho bé bú. Nếu vú bị nứt hoặc đau núm vú, hãy sử dụng kem lanolin hoặc tham khảo ý kiến ​​từ bác sĩ để được hỗ trợ. Mẹ bỉm cũng nên tránh mặc áo ngực hoặc quần áo bó sát có thể gây áp lực lên ngực.

Mẹ có thể tiếp tục cho co bú khi bị viêm vú không?

Việc tiếp tục cho con bú ở vú bị ảnh hưởng là an toàn ngay cả khi mẹ bị viêm vú. Trên thực tế, tiếp tục cho con bú có thể giúp thông ống dẫn sữa bị tắc và làm trống vú một cách hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn bú đúng cách để tránh bị kích ứng thêm.

Mẹ nên làm gì khi bị viêm vú?

Gọi cho bác sĩ: Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm vú, điều cần thiết là phải tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác cho mẹ bỉm và điều trị bằng kháng sinh nếu cần thiết.

Nếu bạn đang hút sữa, hãy tuân theo giờ giấc cố định mỗi ngày:  Nếu bạn không thể tiếp tục ngậm vú do đau hoặc khó chịu, điều quan trọng là phải tiếp tục hút sữa, tối thiểu ba giờ một lần để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. 

Đọc thêm bài viết:  Tình trạng viêm vú ở phụ nữ sau sinh là gì?

Hút sữa thường xuyên là chìa khóa để giải quyết tình trạng bị viêm vú. Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang bú tốt và bú theo nhu cầu. Nếu bạn đang hút sữa, hãy đảm bảo rằng vận dụng của mẹ bỉm ở tình trạng tốt nhất và tuân theo giờ giấc cố định thường xuyên.

bị Hút sữa thường xuyên là chìa khóa để giải quyết tình trạng bị viêm vú

Chườm đá: Nếu bạn đang tìm cách giảm sưng tấy và khó chịu, hãy dùng đá và chườm lạnh chứ không phải chườm nóng. Nhiệt có thể làm tăng tình trạng viêm và khó chịu. Một cách tốt để chườm đá vào vú là đổ đầy một túi nhựa nhỏ với lượng đá đủ để che toàn bộ vú. Không đặt túi đá trực tiếp lên da mà thay vào đó hãy đặt túi đá vào vỏ gối rồi chườm lên ngực trong vòng 10 đến 15 phút. Sau đó, cho bé bú hoặc hút sữa để dẫn sữa ra ngoài.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là rất quan trọng để giúp cơ thể bạn hồi phục. Cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và tránh bị mất nước.

Thuốc giảm đau: Sử dụngthuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAIDS) như ibuprofen hoặc naproxen có thể làm giảm sưng và đau.

Dẫn lưu bạch huyết: Dẫn lưu bạch huyết bằng cách vuốt nhẹ nhàng từ vú của bạn về phía các hạch bạch huyết phía trên xương đòn và ở dưới nách của mẹ. Nó làm giảm sưng bằng cách di chuyển chất lỏng.

Làm giảm sưng: Kiểu xoa bóp này làm giảm sưng ở quầng vú và núm vú của bạn bằng cách di chuyển chất lỏng ra khỏi nó. Nó cho phép em bé của bạn bú dễ dàng hơn khi bú đầy đủ. Để thực hiện hãy đặt hai đầu ngón tay quanh núm vú của bạn. Sau đó kéo ngón tay ra khỏi núm vú, thực hiện xung quanh núm vú của bạn.

Mặc áo ngực hỗ trợ: Áo ngực hỗ trợ thường sẽ không bó sát và không gây thêm áp lực lên ngực của bạn.

bị Áo ngực hỗ trợ thường sẽ không bó sát giúp mẹ tránh bị viêm vú

Ngoài ra, mẹ bỉm cũng cần lưu ý những điều sau, tuyệt đối KHÔNG:

  • Tích cực xoa bóp ngực.
  • Sử dụng bất kỳ loại thiết bị mát xa nào trên ngực của bạn.
  • Ngâm vú của bạn trong bất cứ chất gì.
  • Chườm nóng.

>>> Xem thêm về: 10 vấn đề thường gặp ở mẹ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ ?

Khi xuất hiện những triệu chứng như đau vú, tiết dịch từ núm vú, và cảm giác xấu đi sau 24 giờ sử dụng kháng sinh hoặc sau vài ngày tự điều trị tại nhà, mẹ nên đến khám bác sĩ.

1. Mẹ có thể chuẩn bị những gì?

Ghi lại các triệu chứng, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do mẹ đặt hẹn khám bác sĩ.

  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung mà mẹ đang dùng.
  • Ghi lại thông tin y tế quan trọng, bao gồm cả những bệnh khác.
  • Ghi lại những thay đổi gần đây hoặc những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của mẹ.
Đọc thêm bài viết:  Làm gì khi bị viêm tuyến vú sau sinh?

Hãy chuẩn bị danh sách câu hỏi để hỏi bác sĩ. Dưới đây là một số gợi ý về những câu hỏi khi bị viêm vú mà bạn có thể đặt:

  • Bệnh viêm tuyến vú của tôi có thể tự khỏi hay tôi cần điều trị?
  • Có những biện pháp nào tôi có thể áp dụng tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng?
  • Hiện trạng của tôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôi như thế nào?
  • Nếu tôi tiếp tục cho con bú, liệu thuốc mà bác sĩ kê đơn có an toàn cho con tôi không
  • Tôi sẽ cần phải dùng thuốc trong thời gian bao lâu?
  • Những yếu tố nguy cơ nào có thể gây ra tái phát nhiễm trùng? Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị viêm vú trở lại?

Ngoài các câu hỏi đã chuẩn bị trước, đừng ngần ngại đặt thêm bất kỳ câu hỏi nào trong cuộc hẹn.

2. Bác sĩ có thể hỏi gì?

Khi đi khám, bác sĩ thường sẽ đặt cho bạn một số câu hỏi. Việc chuẩn bị trước những câu trả lời có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào những việc quan trọng khác. Dưới đây là một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi mẹ:

  • Triệu chứng bạn đã xuất hiện được bao lâu? Liệu chúng có xuất hiện ở một hay cả hai vú?
  • Mức độ đau bạn đang trải qua có nghiêm trọng không?
  • Bạn cho con bú bằng tư thế nào?
  • Trước đây, bạn đã từng mắc phải viêm tuyến vú chưa?

bị Vệ sinh vú đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa khả năng bị viêm vú

Tổng kết

Tóm lại, viêm tuyến vú không phải là nguyên nhân gây ra ung thư vú, tuy nhiên nó gây đau đớn và kiệt sức cho người mẹ đang cho bé bú. Tình trạng này cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với ung thư vú dạng viêm. Vì vậy, khi bị viêm tuyến vú, người bệnh nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, điều trị, và xác định xem có phải là ung thư vú hay không.

Hi vọng, những thông tin trên đã giúp mẹ bỉm hiểu rõ hơn về viêm vú sau sinh và cách phòng tránh bị viêm vú sau khi sinh một cách hiệu quả nhất.

 

Tham khảo:

  • www.tmh.org

Xem thêm:

 

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan