Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Tạ đeo chân tăng chiều cao được sử dụng như thế nào?

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều phương pháp giúp tăng chiều cao hiện nay. Tuy nhiên, tạ đeo chân tăng chiều cao là cách mà nhiều người chưa biết. Vậy có nên sử dụng tạ đeo chân hay không? Hãy cùng Go1Care đi tìm hiểu và khám phá công dụng nhé. 

Đeo tạ chân là bài tập phổ biến để rèn luyện sức khỏe ở độ tuổi thanh thiếu niên hiện nay. Cũng giống như các bộ môn khác, tạ đeo chân sẽ đạt hiệu quả nếu tập luyện với cường độ và kỹ thuật phù hợp. Vậy tạ đeo chân tăng chiều cao có thực sự chính xác và hiệu quả hay không và phương pháp tập luyện thế nào cho hiệu quả?

Tạ đeo chân tăng chiều cao có đúng hay không?
Đeo tạ chân tăng chiều cao

Tạ đeo chân giúp có giúp tăng chiều cao hay không?

Các bài tập tăng chiều cao đều có tác động đến nhóm cơ chân, làm tăng mật độ xương và kéo dài xương. Phương pháp đeo tạ chân từ lâu đã được biết đến là bài tập tăng cường thể lực, sự bền bỉ và dẻo dai cho đôi chân. Động tác này đòi hỏi một lực rất mạnh của đôi chân để kéo tạ lên cao. Do đó, giúp tác động vào nhóm cơ, kéo giãn tối đa cơ thể để hỗ trợ phát triển chiều cao.

Tạ đeo chân giúp tăng chiều cao hiệu quả khi biết kết hợp với các động tác như đu xà, treo người… Đồng thời bạn cũng cần xây dựng chế độ luyện tập và cường độ phù hợp để tránh những tổn thương không đáng có.

Đọc thêm bài viết:  Uống canxi có tăng chiều cao không

Những trường hợp nên đeo tạ chân 

Bài tập đeo tạ chân không quá khó nhưng lại đòi hỏi một thể lực tốt mới mang lại hiệu quả. Vì bạn không chỉ đeo tạ vào chân và di chuyển, mà còn phải kết hợp nhiều động tác khác.

Do đó, đối tượng phù hợp với những động tác tạ đeo chân tăng chiều cao là độ tuổi 15-22. Đây là độ tuổi mà khung xương cứng cáp, hoàn thiện, có đủ sức khỏe và thể lực tốt. Bạn có đủ sức lực và kỹ năng để vừa đeo tạ vừa đu xà, treo xà… để kéo giãn cơ và tứ chi.

Những trường hợp không nên đeo tạ chân

Mặc dù tạ đeo chân tăng chiều cao khi tập luyện nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp. Vì động tác đòi hỏi thể lực tốt nên rất dễ khiến khung xương bị tổn thương. Các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau không nên tập bộ môn đeo tạ chân.

  • Trẻ em chưa đủ 15 tuổi: Độ tuổi này chưa hoàn thiện về thể chất và tốc độ phát triển khá chậm. Ngoài ra khung xương vẫn chưa đủ khỏe để nâng tạ nặng trong quá trình luyện tập.
  • Người có chân yếu bẩm sinh hoặc tổn thương do phẫu thuật, chấn thương, tai nạn. Bài tập này đòi hỏi rất nhiều lực ở chân nên nếu chân không khỏe thì sẽ khiến tình trạng trở nên xấu hơn.
  • Người nhiều hơn 22 tuổi: Đây là độ tuổi mà rất khó thể tăng chiều cao tự nhiên. Do đó, tập tạ đeo chân chỉ giúp tăng thể lực mà rất ít tác động đến chiều cao. Hoặc người nhiều tuổi, xương ít đàn hồi, chắc khỏe cũng không nên tập động tác này.
Đọc thêm bài viết:  Cần bổ sung canxi cho bé ở những giai đoạn nào?

Phương pháp đeo tạ đeo chân tăng chiều cao cho mọi người

Tạ đeo chân là bài tập nặng và sử dụng nhiều năng lượng nên cần phải khởi động kỹ. Vì như thế mới kích thích các nhóm cơ nóng lên, tránh tình trạng bó cơ hoặc chấn thương không đáng có.

Bên cạnh việc khởi động toàn thân thì bạn nên dành ra 5-10 phút để khởi động chân. Cố gắng kéo căng cơ hoặc động tác đá chân cơ bản.

Trước khi luyện tập, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Chọn khối lượng tạ phù hợp với thể lực của cơ thể. Người mới tập nên chọn tạ 1-1.5kg và tập luyện trong suốt 1 tuần đầu để cơ thể quen với áp lực tạ. Khi thực hiện động tác đeo người trên cao, chân thả lỏng xuống đất cũng nên chọn tạ khoảng 1kg để tránh ảnh hưởng đến mắt cá và khớp gối.
  • Dù chọn tạ đeo chân tăng chiều cao hay nâng cao sức khỏe thì cũng cần kiên trì. Đeo tạ chân khiến đôi chân nặng nề và hoạt động khó hơn nên bạn không thể đạt được mong muốn trong 1, 2 tháng được. Trước khi tập cần phải đặt ra quyết tâm, có lộ trình và kế hoạch bài bản.
  • Bạn không nên thực hiện quá lâu và liên tục để tránh tổn thương cơ và khớp. Bên cạnh việc tập luyện, bạn nên dành thời gian xen kẽ để xương và cơ hồi phục. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng mỗi tuần chỉ nên tập 3-4 buổi, mỗi buổi 30-45 phút.
Đọc thêm bài viết:  Những bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì ba mẹ cần biết
Tạ đeo chân tăng chiều cao có đúng hay không?
Tạo đeo chân có tăng chiều cao

Tạ đeo chân tăng chiều cao là bài tập tương đối nặng và yêu cầu một thể lực tốt. Trước khi tập động tác này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về đối tượng, cách thức, lưu ý… để đạt hiệu quả về chiều cao tốt nhất, cũng như tránh tổn thương về xương, khớp và cơ. Go1Care rất vui khi được đồng hành cùng các bạn trong nội dung giúp con tăng trưởng chiều cao nhanh và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

1 bình luận “Tạ đeo chân tăng chiều cao được sử dụng như thế nào?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan