Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

6 Vi Chất Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường

chỉ số đường huyết bình thường

6 vi chất ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường có thể kể đến như: Kẽm, magie, phốt pho, vanadi, crom, thủy ngân,…

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 6 vi chất ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường. Chúng ảnh hưởng như thế nào? Và cách bạn có thể kiểm soát đường huyết để duy trì một lối sống khỏe mạnh.

chỉ số đường huyết bình thường
Tại sao chỉ số đường huyết bình thường lại quan trọng?

Tại Sao Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Lại Quan Trọng?

Chỉ số đường huyết, gọi tắt là GI (glycemic index) là giá trị nồng độ glucose trong máu, đo bằng mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose biến đổi thường xuyên theo chế độ ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là bệnh đái tháo đường và biến chứng đến nhiều cơ quan, như thận và mạch máu.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, hiện có khoảng 7 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Điều đáng lưu ý là trên 55% trong số họ đã gặp các biến chứng về mắt, thận, tim mạch,… Với sự phát triển của kinh tế và xã hội, tỷ lệ đái tháo đường càng có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết? Và làm thế nào để kiểm soát chỉ số đường huyết bình thường? 

6 Vi Chất Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường

Vitamin và các nguyên tố vi lượng là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, nhất là đối với những người bị bệnh đái tháo đường. Trong trường hợp, thiếu hụt các khoáng chất và vitamin cần thiết, sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, mắt, thận, làm giảm hệ miễn dịch.

Vậy các vi chất nào sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường?

Kẽm (Zn)

Kẽm đóng một vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ cả người bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Kẽm còn giúp cải thiện chất béo trung tính và tăng cường cholesterol tốt. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến tim mạch, thường gặp ở người bị tiểu đường.

Bổ sung kẽm ở liều lượng thấp, dưới 25 mg mỗi ngày, có thể có tác động tích cực đến mức đường huyết lúc đói, chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (cholesterol xấu). 

Mọi người có thể bổ sung kẽm cho cơ thể từ thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt gà, thịt heo nạc, sò, cua, hàu, hến, sữa, hạt, đậu phụ, củ cải, lòng đỏ trứng gà,…Giúp duy trì chỉ số đường huyết bình thường cho người bị tiểu đường.

chỉ số đường huyết bình thường
Kẽm (Zn) ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường

Magie (Mg)

Magie là cation (ion dương) nội bào thứ hai và có liên quan đến cân bằng khoáng chất nội bào với Kali. Tám trong số mười hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung magie trong khoảng từ 6 đến 24 tuần có lợi ích đáng kể trong việc giảm mức đường huyết lúc đói. 

  • Mỗi lần tăng 50 mg lượng magie sẽ giúp giảm 3% lượng đường trong máu lúc đói. Magie liên quan trực tiếp đến quá trình cơ thể tiết insulin và hoạt động của insulin trong các mô. 
  • Đối với người mắc bệnh tiểu đường, liều lượng magie khuyến nghị thường nằm trong khoảng từ 250 đến 350 mg/ngày. 
  • Nguồn bổ sung chính của Magie là các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau mầm, các loại đậu, đậu nành, ca cao, thịt và rau
chỉ số đường huyết bình thường
Magie (Mg) ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường

Phốt pho (P)

Phốt pho là khoáng chất quan trọng nhất sau Canxi: 600g đến 700g ở người trưởng thành, bao gồm 80% ở xương và 20% ở não, cơ và máu, đặc biệt ở dạng hợp chất phospho protein, phospholipids và ATP.

Phốt pho đóng 3 vai trò quan trọng:

  • Vai trò cấu trúc: với canxi, nó là cấu trúc khoáng chất của xương
  • Vai trò năng lượng: Lưu trữ và truyền năng lượng cho tế bào (ATP)
  • Vai trò trong tính thấm của tế bào

Tình trạng tăng phốt pho trong máu xảy ra khi nồng độ phốt pho trong huyết thanh vượt quá mức cho phép (trên 4,5 mg/dL hoặc 1,46 mmol/L). Điều này có thể dẫn đến rối loạn điện giải. Còn nếu thiếu phốt pho có thể gây rối loạn xương và răng, cơ thể trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng thận.

chỉ số đường huyết bình thường
Phốt pho (P) ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường

Bạn có thể bổ sung phốt pho từ các thực phẩm như: Đậu, đậu Hà Lan và các loại hạt, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trứng, cá và cá có vảy, thịt, thịt gia cầm,…

Vanadi (Vanadium)

Vanadi tham gia vào quá trình oxy hóa khử tế bào (tuyến giáp, tuyến sinh dục, thận và gan). Nó điều chỉnh lipid, hoạt động như một chất bảo vệ các axit béo không bão hòa đa thể.

Giúp cải thiện hiệu quả của insulin và điều chỉnh lipid, do đó Vanadi như một thuốc chống tiểu đường hạ đường huyết và hạ lipid máu.

Các thực phẩm có chứa Vanadi như dầu thực vật không bão hòa, hạt tiêu đen, ngũ cốc nguyên hạt (kiều mạch, yến mạch, gạo), thịt, các sản phẩm từ sữa, động vật có vỏ, động vật giáp xác, trứng, cà rốt, bắp cải, củ cải.

Crom (Cr)

Crom là một khoáng chất thiết yếu, liên kết với vitamin B3 và 2 axit amin, crom là một phức hợp hữu cơ được gọi là GTF (yếu tố dung nạp glucose). Yếu tố này có vai trò điều hòa các hormone tuyến tụy chịu trách nhiệm kiểm soát đường huyết. Phức hợp GTF này còn ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid và làm giảm cholesterol.

Các thực phẩm giàu crom bao gồm ngũ cốc nguyên cám, bánh mì làm từ lúa mì, phô mai, nước cam và cải xoăn. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp crom mà còn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ quản lý chỉ số đường huyết bình thường.

chỉ số đường huyết bình thường
Crom là một khoáng chất thiết yếu, liên kết với vitamin B3 và 2 axit amin

Hg (Thủy Ngân)

Thủy ngân là một kim loại nặng phổ biến trong tự nhiên, có mặt trong không khí, nước và đất. Sự tiếp xúc với thủy ngân, ngay cả ở lượng nhỏ, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Các nguồn ô nhiễm thủy ngân khác:

  • Cá và động vật có vỏ
  • Nhựa
  • Mực in, một số loại sơn
  • Thuốc trừ sâu thủy ngân hữu cơ
  • Đèn neon, bóng đèn tiết kiệm điện

Các dấu hiệu dễ nhận biết như: 

  • Run cơ, tê liệt, co giật
  • Tiết nước bọt, viêm miệng, viêm nha chu
  • Rối loạn tăng động và chú ý ở trẻ em
  • Tự kỷ
  • Mệt mỏi
  • Hành động gây rối loạn hệ thống miễn dịch: Nguyên nhân chính gây ra các bệnh tự miễn dịch
chỉ số đường huyết bình thường
Tiếp xúc với thủy ngân, ngay cả ở lượng nhỏ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin. Thiomersal là muối thủy ngân có tác dụng chống nhiễm trùng và bảo quản. Thiomersal đã được đưa vào vắc xin ngay từ khi bắt đầu phát triển nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nấm.

Mức Bao Nhiêu Được Xem Là Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường?

Chỉ số đường huyết bình thường là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong việc quản lý và phòng ngừa bệnh đái tháo đường. 

Chỉ số đường huyết an toàn cho người bình thường:

  • Đường huyết bất kỳ: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: Dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/l).
  • Sau bữa ăn: Dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • HbA1C: Dưới 5,7%.

Cụ thể:

Ngưỡng Đường Huyết Lúc Đói

  • Để xác định chỉ số đường huyết lúc đói, xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn ăn từ 8 giờ trở lên. 
  • Chỉ số đường huyết bình thường nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5.0 mmol/L). 
  • Người có chỉ số đường huyết trong mức này được xem là không có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường trong ít nhất 10 năm tới. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống lành mạnh vẫn là cần thiết.

Ngưỡng Đường Huyết Sau Ăn

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết sau khi ăn nên dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L). Thời gian đo lý tưởng là trong khoảng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.

Ngưỡng Đường Huyết Trước Khi Đi Ngủ

Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ của người không mắc bệnh tiểu đường thường dao động từ 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L). Nếu chỉ số này vượt qua mức cho phép, đó có thể là dấu hiệu của nguy cơ tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.

Ngưỡng HbA1c

  • Xét nghiệm HbA1c đo lường tỷ lệ phần trăm của hemoglobin được glycosyl hóa trong máu, phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trung bình trong vài tháng. 
  • Chỉ số HbA1c dưới 48 mmol/mol được coi là bình thường. Nếu vượt qua ngưỡng này, nguy cơ mắc tiểu đường hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao là khá lớn.
chỉ số đường huyết bình thường
Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ của người không mắc bệnh tiểu đường dao động từ 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L)

Ngoài ra, xét nghiệm đường huyết cũng quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các tình huống hạ đường huyết. Một trường hợp cấp cứu có thể gây tổn thương nhanh chóng đến não và các cơ quan khác nếu không được can thiệp kịp thời.

Nếu xét nghiệm cho thấy khả năng mắc bệnh tiểu đường, việc thảo luận với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị, kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Càng sớm kiểm soát được tình trạng này, nguy cơ biến chứng do bệnh càng giảm.

Làm Thế Nào Để Kiểm Soát Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường?

Để duy trì chỉ số đường huyết bình thường, việc tự kiểm soát đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh đái tháo đường. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Một người bình thường cần từ 1,5-2,5 lít nước mỗi ngày. Còn đối với bệnh nhân đái tháo đường cần uống nhiều hơn để bù lại lượng nước bị mất.
  • Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày từ rau lá xanh, trái cây có vỏ, đậu, khoai, và gạo lứt. Bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần, kết hợp với việc uống nhiều nước.
  • Chia nhỏ thành 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ, ăn uống đúng giờ, đều đặn mỗi ngày, không bỏ bữa.
  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, khoai sọ thay vì thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
  • Hạn chế đồ ăn, đồ uống có đường hóa học như nước ngọt có gas, bánh kẹo, bia rượu, trái cây đóng hộp,…
  • Ưu tiên trái cây và rau xanh để cung cấp vitamin, tránh trái cây quá ngọt như xoài, sầu riêng, nhãn,…
  • Hạn chế chất béo từ động vật, sử dụng dầu thực vật như dầu olive, dầu đậu nành, dầu mè,…hạn chế đồ chiên xào.
  • Theo nghiên cứu, 1 cốc rượu vang đỏ khoảng 150ml mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Tầm Soát Vi Chất Đơn Giản, Không Lấy Máu, Nhận Kết Quả Mau Chóng Với Oligo Check

Muốn kiểm tra chuyên sâu tại sao đường huyết khó kiểm soát? Nhưng không có thời gian đến phòng khám? Oligo Check là giải pháp hoàn hảo cho bạn. 

chỉ số đường huyết bình thường
Tầm soát vi chất đơn giản tại nhà, không lấy máu, nhận kết quả mau chóng với Oligo Check

Oligo Check sử dụng công nghệ ánh sáng quang phổ tiên tiến để phát hiện các khoáng chất, vitamin và kim loại nặng trong cơ thể, giúp bạn theo dõi sức khỏe một cách chính xác.

Với Oligo Check, bạn không cần thực hiện các xét nghiệm lấy máu phức tạp. Thiết bị này hoạt động dựa trên phân tích các đơn chất nguyên tố vi lượng và kim loại nặng thông qua mô của cơ thể. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và đơn giản, với kết quả được gửi trực tiếp qua màn hình máy tính.

Bạn có thể sử dụng Oligo Check để kiểm tra chỉ số đường huyết bình thường và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày. 

chỉ số đường huyết bình thường
Oligo Check hoạt động dựa trên phân tích các đơn chất nguyên tố vi lượng và kim loại nặng thông qua mô của cơ thể

Tổng kết

Để duy trì chỉ số đường huyết bình thường, việc hiểu rõ 6 vi chất ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết bình thường là rất cần thiết. Các vi chất này, bao gồm Kẽm, Magie, Crom,… có vai trò quan trọng trong việc cân bằng đường huyết. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể truy cập Go1Care.com hoặc gọi hotline 1800.0027 để được tư vấn chuyên sâu bạn nhé!

 

Tham khảo: moh.gov.vn

Xem thêm về: 

Dư lượng kim loại nặng trong cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến gan?

15 Dấu hiệu bị bệnh gan và cách phòng ngừa hiệu quả

48 6 Vi Chất Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Go1care
48 6 Vi Chất Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Go1care
Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan