Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Nguyên nhân tụt huyết áp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân tụt huyết áp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân tụt huyết áp là do mất nước, mất máu, suy tim, rối loạn chức năng bơm máu ở tim, các bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường, sốc phản vệ, một số tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng áp và tụt huyết áp thai kỳ ở phụ nữ mang thai… Khi bị tụt huyết áp, bạn nhất định phải kiểm tra và chữa trị để bệnh lý không diễn biến nặng hơn.

Go1care cảnh báo người bệnh cần phải xác định nguyên nhân tụt huyết áp và có phương án điều trị thích hợp. Bởi bệnh lý này vô cùng nguy hiểm. Nó có thể khiến cơ thể rơi vào các nguy cơ nghiêm trọng hơn như sống thực vật, tổn hại các cơ quan thần kinh do thiếu máu thời gian dài và thậm chí là tử vong.

Các nguyên nhân tụt huyết áp điển hình nhất

Nguyên nhân tụt huyết áp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả
Các nguyên nhân tụt huyết áp thường gặp.

Chúng ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tình trạng tăng áp. Tuy nhiên có một thực tế mà bạn không biết rằng hạ áp cũng vô cùng nguy hiểm. Chỉ số giảm chưa bao giờ là tốt với cơ thể.

Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg thì sẽ được xem là hạ áp hay còn gọi là huyết áp thấp. Và những nguyên nhân tụt huyết áp điển hình nhất mà bạn phải biết bao gồm:

Thai phụ trong thời gian thai kỳ

Đây được xem là giai đoạn mẫn cảm với phụ nữ. Các chỉ số trong cơ thể có thể thay đổi liên tục, cao hơn hoặc thấp hơn so với người bình thường. Trong đó phải kể đến là chỉ số huyết áp.

Do nội tiết tố thay đổi, cơ thể phải nuôi dưỡng thêm một thai nhi, đòi hỏi về dưỡng khí và máu cũng cao hơn. Điều này đôi khi dẫn đến thai phụ thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu máu và kéo theo đó là huyết áp giảm.

Người bị mất máu

Nguyên nhân tụt huyết áp đột ngột là do mất máu. Trong một khoảng thời gian ngắn, cơ thể đột ngột bị mất đi lượng máu lớn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu tức thì dẫn đến huyết áp giảm.

Đọc thêm bài viết:  8 cách hạ huyết áp đơn giản và an toàn cho người già

Nếu không kịp thời bổ sung, các cơ quan sẽ bị ngừng trệ do không đủ dưỡng chất để hoạt động. Tình trạng này là vô cùng nguy hiểm.

Các nguyên nhân có thể khiến bạn bị thiếu máu đột ngột với lượng lớn bao gồm hiến máu, tai nạn, các tổn thương nghiêm trọng khác, xuất huyết động mạch bên trong

Mất nước

Nguyên nhân tụt huyết áp điển hình tiếp theo là mất nước. Tiêu chảy, nôn nói… sẽ dễ dàng khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Mà nước là thành phần quan trọng của máu. Mất nước khiến thể tích máu giảm, máu đặc và khó di chuyển hơn. Điều này gián tiếp dẫn đến tình trạng mất máu và huyết áp giảm.

Các bệnh lý khác là nguyên nhân tụt huyết áp

Những bệnh lý thường gặp khác bao gồm suy giảm chức năng bơm máu của tim, viêm tim, suy tim…. đều là nguyên nhân tụt huyết áp mà bạn không được bỏ qua.

Hoạt động của tim là vô cùng quan trọng trong việc bơm máu đi khắp cơ thể. Khi các hoạt động này chịu ảnh hưởng, lượng máu bơm đi không đủ, huyết áp giảm, cơ quan thiếu máu để duy trì hoạt động.

Rối loạn nội tiết tố

Thường xuyên bị tụt huyết áp là bệnh gì? Việc rối loạn nội tiết tố bên trong sẽ dẫn đến việc sản sinh các hormone không mong muốn. Chúng thường làm cho thể tích máu bị giảm gây nên tình trạng hạ áp bất thường. Những bệnh lý cần chú ý là suy giáp, cận giáp và tiểu đường.

Sốc phản vệ

Nguyên nhân tụt huyết áp tiếp theo là sốc phản vệ. Bạn bị dị ứng với thức ăn, thuốc, chịu tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm khuẩn đường máu… Tất cả những điều này đều sẽ dẫn đến huyết áp giảm mất kiểm soát. Trường hợp này khá nguy hiểm và nó sẽ gây ra biến chứng vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh nếu không xử lý kịp thời và đúng cách.

Đọc thêm bài viết:  Chỉ số huyết áp theo độ tuổi bao nhiêu thì an toàn?

Các dấu hiệu tụt huyết áp

Qua các nguyên nhân tụt huyết áp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu biểu hiện, triệu chứng của bệnh hạ áp. Đó là:

  • Choáng váng đầu óc, hoa mắt, chóng mặt
  • Đầu óc tối sầm, không nhìn rõ mọi thứ xung quanh.
  • Buồn nôn, khó chịu, đổ mồ hôi trộm
  • Khó ngủ, trằn trọc thâu đêm.
  • Thân nhiệt ở tay chân lạnh hơn so với bình thường.
  • Sắc tố da trở nên tái nhợt, xanh xao thiếu sức sống.
  • Hơi thở yếu ớt hơn, nông và lấy hơi một cách khó khăn.
  • Trí nhớ giảm sút, thường xuyên quên trước quên sau, không tập trung vào công việc đang làm…

Phân loại tụt huyết áp

Nguyên nhân tụt huyết áp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả
Có 3 loại tụt huyết áp điển hình là giảm áp sau ăn, giảm áp khi thay đổi tư thế và giảm áp qua thần kinh trung gian.

Nguyên nhân tụt huyết áp và các loại giảm áp thường gặp bao gồm:

  • Tụt huyết áp sau bữa ăn: Thời điểm hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn, máu sẽ dồn nhiều ở hệ tiêu hóa để lấy dưỡng chất. Lúc này lượng máu cơ tim giảm dẫn đến tụt huyết áp tức thì. Nó thường xảy ra sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
  • Tụt huyết áp khi thay đổi tư thế: Bạn đang ở một tư thế khá lâu và đột ngột chuyển hẳn sang tư thế khác, máu không kịp dồn lên dẫn đến tình trạng hạ áp tạm thời. Tuy nhiên ngay khi điều chỉnh tư thế và thực hiện động tác giãn cơ, chỉ số huyết áp có thể trở lại bình thường.
  • Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh: Nguyên nhân tụt huyết áp ở người trẻ với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mắt và ngất xỉu.

3 cách điều trị tụt huyết áp tại nhà

Nguyên nhân tụt huyết áp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên để luôn kiểm soát tốt bệnh trạng của mình.

Nguyên nhân tụt huyết áp và cách điều trị phổ biến được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống giảm áp: Dùng thuốc theo toa bác sĩ để ngăn ngừa chỉ số huyết áp bị hạ.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Không bỏ bữa, sử dụng thực phẩm sạch, bổ sung các thực phẩm có khả năng bồi bổ khí huyết, bổ máu, uống đủ nước, không sử dụng rượu bia, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để duy trì dinh dưỡng bên trong cơ thể, ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao hàng ngày.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp: Luôn kiểm tra định kỳ, theo dõi mỗi ngày chỉ số huyết áp của cơ thể.
Đọc thêm bài viết:  Thực đơn 7 ngày cho người huyết áp thấp cực tốt

Một số câu hỏi thường gặp

Bị tụt huyết áp nên uống gì?

Hãy bổ sung nước. Bạn có thể dùng nước lọc hoặc trà thảo mộc đều có công dụng tăng thể tích máu và hồi phục chỉ số khá tốt.

Tụt huyết áp nên ăn gì?

Nguyên nhân tụt huyết áp và các thực phẩm tốt cho người bị tụt huyết áp như thịt bò, cá hồi, gạo lứt, rau xanh, trái cây

Ngoài ra bạn cũng cần tăng thêm hàm muối trong việc nêm nếm gia vị. Tuy nhiên hàm lượng này không được quá cao. Nó sẽ dễ dàng gây phản tác dụng.

Thêm nữa hãy bổ sung Kali cho cơ thể. Nó giúp cân bằng chỉ số Natri trong thận. Nhờ vậy mà thận hoạt động tốt hơn, qua đó là chỉ số huyết áp cũng được ổn định.

Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? 

Khi bị giảm áp đột ngột, bạn cần phải giữ tâm lý hết sức bình tĩnh. Hãy ngồi nghỉ ngơi trong điều kiện thoáng khí, thông gió. Giữ nhịp thở ổn định, hít thở đều để điều hòa khí huyết.

Ngay sau đó hãy dùng thuốc chống giảm áp và bổ sung nước ngay tức thì. Như vậy các triệu chứng có thể được ngăn chặn và không tạo thành biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tuyệt đối không chủ quan với các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cả người cao tuổi. Mọi triệu chứng bệnh đều sẽ gây nên hậu quả xấu nếu bạn không xử lý kịp thời.

Tổng kết

Go1care vừa mang lại cho bạn các nguyên nhân tụt huyết áp điển hình cùng phương pháp điều trị thích hợp từ chuyên gia. Hãy luôn chú ý đến các chỉ số của cơ thể, theo dõi để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh bạn nhé!

Xem thêm:

Nguyên nhân tăng huyết áp là gì? Cách điều trị hiệu quả

Máy đo huyết áp Omron tốt nhất năm 2024

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan