Đo huyết áp tại nhà siêu đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Bạn cần chuẩn bị máy đo tự động, vị trí ngồi thoải mái, không sử dụng caffeine hay chất kích thích trước khi đo. Xác nhận kết quả đo và đối chiếu với bảng số liệu chuẩn từ Bộ Y Tế để xác định tình trạng tăng áp hay hạ áp của cơ thể.
Không phải ai cũng nắm rõ cách đo huyết áp và thường xuyên mắc phải các sai lầm cơ bản nhất. Vì vậy nếu muốn tự kiểm tra chỉ số ngay tại nhà, bạn hãy làm theo hướng dẫn chi tiết từ Go1care ngay sau đây nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn trình tự thực hiện một cách bài bản và đầy đủ nhất.
Phân loại chỉ số huyết áp
Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim được hiểu là áp lực khi máu được đẩy từ tim vào động mạch đi khắp cơ thể. Chỉ số này được chia thành hai loại cơ bản, bao gồm:
- Huyết áp tâm thu – huyết áp trên: Chỉ số đo được khi tim co lại thực hiện cú đẩy máu đi.
- Huyết áp tâm trương – huyết áp dưới: Chỉ số đo được trong thời gian tim giãn ra chuẩn bị cho lần bơm kế tiếp.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, huyết áp trên là chỉ số tối đa trong khi huyết áp dưới là chỉ số tối thiểu. Và thông thường huyết áp tâm thu luôn cao hơn huyết áp tại động mạch. Ngược lại huyết áp tâm trương luôn thấp hơn huyết áp tại động mạch.
Bảng chỉ số huyết áp bình thường và huyết áp theo độ tuổi
Hiện nay, chúng ta sẽ phân loại chỉ số đo huyết áp theo hai dạng chính là bảng số đo bình thường và bảng tiêu chuẩn theo độ tuổi. Số đo huyết áp chuẩn được thể hiện như sau:
Bảng đo huyết áp bình thường
Phân loại | Huyết áp tâm thu (mmHg) | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp tối ưu | Dưới 120 | Dưới 80 |
Huyết áp bình thường | 120 – 129 | Dưới 80 |
Huyết áp cao nhẹ | 130 – 139 | 80 – 89 |
Huyết áp cao tương đối | Cao hơn 140 | Cao hơn 90 |
Huyết áp cao nghiêm trọng | Cao hơn 180 | Cao hơn 120 |
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Độ tuổi | Huyết áp tâm thu (mmHg) | Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi | 60 – 90 | 20 – 60 |
Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi | 87 – 105 | 53 – 66 |
Trẻ mới biết đi | 95 – 105 | 55 – 66 |
Trẻ mẫu giáo | 95 – 110 | 56 – 70 |
Trẻ từ 6 tuổi | 97 – 112 | 57 – 71 |
Thanh niên (19–40 tuổi) | 95 – 135 | 60 – 80 |
Thanh niên (41–60 tuổi) | 110 – 145 | 70 – 90 |
Người trên 60 tuổi | 95 – 145 | 70 – 90 |
Cách đo huyết áp tại nhà đơn giản nhất
Khi sử dụng máy đo huyết áp, bạn sẽ chú ý thấy trên màn hình chính hiển thị tất cả 3 số liệu tương ứng với chỉ số cơ bản, cách đọc máy đo huyết áp bao gồm:
- Huyết áp tâm thu – SYS.
- Huyết áp tâm trương – DIA.
- Nhịp tim – PULSE.
Cách đo huyết áp bằng tay tại nhà
- Bước 1: Hãy lựa chọn vị trí ngồi sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Bạn nên ngồi trên ghế cao, chân đặt vuông góc với mặt đất, tay đặt trên bàn ngang với tim.
- Bước 2: Quấn băng đo của máy vào vị trí tương ứng là bắp tay, cổ tay hay ngón tay. Bạn nên ưu tiên dòng máy đo huyết áp bắp tay bởi đây là vị trí gần tim nhất nên số liệu nhận được sẽ chính xác hơn.
- Bước 3: Khởi động máy đo huyết áp.
- Bước 4: Đọc kết quả do máy đo trả về.
Cách đo huyết áp điện tử và những lưu ý quan trọng
Băng quấn của máy đo nên tiếp xúc với bắp tay để trần. Bạn phải kéo toàn bộ phần tay áo lên trên. Việc quấn băng lên một lớp vải nữa sẽ khiến cho kết quả đo bị sai lệch.
Trong quá trình đo huyết áp, bạn tuyệt đối không nói chuyện hay làm bất kỳ cử động tay chân nào khác. Bởi mỗi chuyển động của bạn đều ảnh hưởng đến mạch máu bên trong. Điều này khiến chỉ số đo được không còn chính xác nữa.
Bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Điều này giúp tăng thể tích máu và giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Bạn nên lựa chọn thời điểm đo huyết áp cách thời gian ăn khoảng 30 phút.
Các sai lầm khi đo huyết áp bạn cần tránh
Nhiều người cho rằng việc đo huyết áp tại nhà không chính xác. Các số liệu nhận được luôn có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên bạn không biết rằng, bởi vì trong quá trình đo bạn đã mắc phải các sai lầm cơ bản. Chính những điều này là nguyên nhân dẫn đến kết quả nhận được không đáng tin cậy.
- Sử dụng caffein trước khi đo 30 phút.
- Tư thế ngồi bị sai. Bắt chéo chân hoặc cử động trong lúc đo.
- Thực hiện đo huyết áp ngay khi vừa di chuyển hay vận động mà không có thời gian nghỉ ngơi ổn định hơi thở.
- Đặt tay quá thấp so với tim. Vòng đo cách tim khoảng cách lớn khiến chỉ số nhận được không chuẩn.
- Xiết vòng đo quá chặt hoặc quá lỏng đều sẽ không đo huyết áp chính xác được.
- Không đi vệ sinh trước khi thực hiện kiểm tra chỉ số huyết áp.
Các câu hỏi thường gặp khi đo huyết áp
Trong quá trình đo huyết áp, bạn sẽ có nhiều thắc mắc. Vì vậy Go1care sẽ tổng hợp các câu hỏi thường gặp và giải đáp nhanh cho bạn ngay sau đây.
Chỉ số huyết áp chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
Chỉ số huyết áp không phải là hằng số. Nói cách khác nó luôn biến đổi theo thời gian, không gian. Đặc biệt hơn chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến chính là:
- Độ tuổi: Chỉ số huyết áp theo độ tuổi. Nói cách khác khi tuổi tác lớn dần, chỉ số này cũng tăng theo. Đây cũng là lý do mà người cao tuổi thường xuyên đối mặt với bệnh cao huyết áp.
- Giới tính: Giới tính quyết định đến chỉ số huyết áp ở nam và nữ. Nam thường có chỉ số cao hơn nữ giới trong giai đoạn sau dậy thì và tuổi trưởng thành. Tuy nhiên sau giai đoạn tiền mãn kinh thì huyết áp ở nữ có xu hướng tăng và thường cao hơn nam giới cùng độ tuổi.
- Cân nặng: Một điều không thể phủ nhận chính là huyết áp ở người thừa cân luôn cao hơn so với người có thể trạng bình thường. Vì vậy nếu bạn muốn điều chỉnh chỉ số huyết áp, hãy giảm cân ngay hôm nay nhé!
- Cường độ làm việc: Người thường xuyên làm việc với cường độ cao sẽ có chỉ số huyết áp tăng nhanh và ở mức cao hơn so với người bình thường. Điều này cho thấy môi trường làm việc, căng thẳng, mệt mỏi và áp lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tăng huyết áp.
- Quá trình mang thai: Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi phụ nữ mang thai, huyết áp sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Và nó thường kéo dài cho đến khi bạn sinh.
Chỉ số huyết áp nào quan trọng hơn?
Chúng ta đã biết khi đo huyết áp thì sẽ nhận được hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy theo bạn chỉ số nào sẽ quan trọng hơn?
Khi xem xét cẩn thận thì chỉ số huyết áp tâm thu sẽ mang tính quyết định cao hơn so với huyết áp tâm trương. Đặc biệt khi đo huyết áp cho người cao tuổi thì lại càng phải quan tâm đến số liệu này nhiều hơn.
Chu kỳ đo huyết áp tối ưu là bao nhiêu lần?
Với người có bệnh nền hoặc tiền sử tăng huyết áp, bạn nên theo dõi chỉ số này thường xuyên mỗi ngày. Hãy đặt ra khung giờ đo huyết áp cố định và ghi chép để đối chiếu giữa các ngày với nhau.
Ngược lại nếu thể trạng của bạn luôn ở mức ổn định, bạn có thể thực hiện đo huyết áp từ 2 đến 3 lần mỗi tuần như một bước kiểm tra tổng quát.
Tổng kết
Đo huyết áp không hề phức tạp. Bạn chỉ cần nắm rõ các nguyên tắc và trình tự thực hiện là có thể tự mình kiểm tra ngay tại nhà. Đón đọc hướng dẫn chi tiết trên Go1care và theo dõi tình trạng sức khỏe ngay hôm nay nhé!
Xem thêm: