Tâm lý sau khi sinh ở phụ nữ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau gây ra bệnh trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bỉm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ hiện nay.
Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?
Bệnh trầm cảm sau sinh là một tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc mệt mỏi, buồn chán và lo lắng, mà có thể xuất hiện sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh có thể không quá nghiêm trọng, trung bình hoặc rất nặng, và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài. Bệnh trầm cảm có thể được phát hiện sớm, điều trị và trong một số trường hợp, có thể được phòng ngừa.
Theo nhiều số liệu thống kê, khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải những vấn đề tâm lý, như rối loạn tâm lý hay bệnh trầm cảm. Trong số này, có khoảng 15% phụ nữ trải qua bệnh trầm cảm sau sinh trong 3 tháng đầu, và 15-25% trường hợp xảy ra trong năm đầu tiên sau sinh.
Có khoảng 15% phụ nữ trải qua bệnh trầm cảm sau sinh trong 3 tháng đầu
Các nhà khoa học muốn khám phá nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh để giúp đỡ những người phụ nữ, nhưng chưa xác định được nguyên nhân chính. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cùng một nguyên nhân nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Bệnh trầm cảm sau sinh có thể được coi là tập hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố tinh thần và tâm lý.
Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trầm cảm sau sinh:
5 nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
Do thay đổi nội tiết tố gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Một trong những nguyên nhân trầm cảm sau sinh là sự thay đổi trong nội tiết tố. Không chỉ trong thời kỳ mang thai, cơ thể của phụ nữ cũng trải qua sự biến đổi nồng độ hormone sau khi sinh. Ngay sau khi sinh, estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ giảm đột ngột, gây ra những biến động trong tâm trạng và là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mắc phải tình trạng trầm cảm.
Tình trạng này tương tự như cảm giác căng thẳng và dễ cáu gắt mà phụ nữ trải qua trước khi có chu kỳ kinh nguyệt, do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, tuy nhiên, tình trạng sau sinh nghiêm trọng hơn.
>>> Xem thêm về: Trầm cảm sau sinh: Các biểu hiện và cách vượt qua mẹ cần biết
Do cảm xúc dễ thay đổi gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Nuyên nhân trầm cảm sau sinh là do sự thay đổi của cảm xúc. Mang thai và sinh con là những trạng thái thiêng liêng của mỗi phụ nữ, tuy nhiên, khi mang thai xảy ra bất ngờ hoặc không được lên kế hoạch, và không có sự hỗ trợ và động viên từ phía chồng hoặc gia đình, cảm xúc của người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng.
Hơn nữa, cảm giác đau đớn sau sinh cùng với tình trạng sức khỏe yếu của trẻ em, khi phải chịu quá trình điều trị kéo dài tại bệnh viện, đều gây thêm gánh nặng tinh thần cho người mẹ. Những cảm xúc tiêu cực như sự buồn bã, sự tức giận và cảm thấy có lỗi lầm dần trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Do cảm xúc dễ thay đổi gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh do có tiền sử bị trầm cảm
Khi tiền sử trầm cảm gắn liền với người mẹ, nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh sẽ tăng lên đáng kể. Sự biến động nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sau khi sinh con có thể góp phần làm gia tăng khả năng xuất hiện triệu chứng trầm cảm.
Hơn nữa, áp lực về vai trò mới của việc chăm sóc con cùng với một tình trạng thể chất yếu đuối do sinh nở cũng đóng góp vào sự suy sụp tinh thần. Điều quan trọng là nhận biết và hiểu rõ nguyên nhân trầm cảm sau sinh, từ đó tìm kiếm phương pháp hỗ trợ và điều trị phù hợp để giúp phục hồi sức khỏe tinh thần cho người mẹ.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh do mệt mỏi
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh thường xuất phát từ sự mệt mỏi về thể chất. Sau quá trình vượt cạn, phụ nữ đã dùng rất nhiều năng lượng và sức lực. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, để phục hồi hoàn toàn và có sức khỏe bình thường, phụ nữ cần mất một khoảng thời gian kéo dài nhiều tuần.
Đối với những trường hợp sinh khó hoặc sinh mổ, thời gian phục hồi kéo dài hơn và cảm giác đau đớn, mệt mỏi cũng trở nên nặng nề hơ
Do yếu tố đời sống gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Việc đánh giá tinh thần và cuộc sống của mẹ sau khi sinh con không thể không nhắc đến tác động mạnh mẽ từ người chồng, người thân,… Đặc biệt, những người mẹ thiếu sự hỗ trợ từ người thân trong việc chăm sóc con hoặc phải đối mặt với những vấn đề tâm lý như mất mát người thân, người thân mắc bệnh hoặc sự thay đổi trong môi trường sống… có nguy cơ cao hơn gặp phải trầm cảm sau sinh.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, mức độ trầm cảm sau sinh trung bình hàng năm là khoảng từ 11% đến 20% đối với phụ nữ sau khi sinh con.
Do yếu tố đời sống gây ra bệnh trầm cảm sau sinh>>> Xem thêm về: Trầm cảm sau sinh là bị gì? Cách phòng tránh hiệu quả
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh
Thường thì, bệnh trầm cảm sau sinh không được xác định cho đến khi người bệnh bắt đầu có những hành động không tỉnh táo, gây hại đến sức khỏe của mình. Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm sau sinh là cách để bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực.
Có một số biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh bao gồm:
-
- Sự suy nhược cơ thể
Thực tế là, sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, đau khổ và thậm chí khóc suốt cả ngày mà không có nguyên nhân cụ thể. Đôi khi, họ cảm thấy mình không được quan tâm, bị lãng quên bởi mọi người xung quanh, và cảm giác này kéo dài có thể gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Đây chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm sau sinh.
>>> Xem thêm về: Suy nhược cơ thể ở mẹ sau sinh: nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
-
- Lo lắng, đau cơ thể không rõ nguyên nhân
Sau khi sinh con, bà mẹ thường lo lắng về nhiều vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và con cái. Nhiều người cảm thấy đau nhức mạnh ở cổ, đầu, lưng, ngực nhưng không tìm ra nguyên nhân cụ thể.
-
- Khó tập trung
Trạng thái mất tập trung, một biểu hiện thông thường của bệnh trầm cảm sau sinh, thường bị coi nhẹ. Trong giai đoạn này, người bệnh thường gặp khó khăn khi cố gắng tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, cảm thấy trí nhớ suy giảm và đôi khi không thể tổ chức suy nghĩ một cách hiệu quả. Dần dần, họ bắt đầu cảm thấy rất tồi tệ.
-
- Triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Thường xuyên, những người bị trầm cảm gặp khó khăn khi cố gắng vào giấc ngủ và thường tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc trải qua những cơn ác mộng và không thể trở lại giấc ngủ. Trong tình huống này, ngoài việc điều trị tích cực, sẽ tốt hơn nếu có người giúp mẹ cho bé bú vào buổi tối.
Đối với người mẹ bị trầm cảm sau sinh, tinh thần suy kiệt, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, mất cân nặng,…
-
- Quan hệ tình dục sau sinh
Thời gian dài sau sinh, những bà mẹ bị trầm cảm thường mất hứng thú tình dục và chỉ khôi phục khi trầm cảm đã qua đi.
Ngoài ra, những người mắc phải trạng thái trầm cảm sau sinh thường trải qua một số biểu hiện tâm lý phổ biến như:
– Thay đổi về khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.
– Gặp khó khăn trong việc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
– Cảm thấy buồn bã, u sầu.
– Cảm giác không đáng và tự trách mình.
– Khả năng tập trung kém hoặc mất quyết đoán.
– Mất hứng thú trong các hoạt động.
– Tư duy, hành động và phản ứng chậm chạp.
>>> Xem thêm về: 6 điều vợ chồng cần phải biết trước khi quan hệ tình dục sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh có mối nguy hiểm nào không?
Bệnh trầm cảm sau sinh có mối nguy hiểm nào không? Đây là một vấn đề sức khỏe tâm lý rất nghiêm trọng, nhưng hiện nay không nhiều người quan tâm đúng mức về căn bệnh này. Có không ít người coi thường trầm cảm sau sinh, chỉ khi người thân hoặc chính họ trải qua mới nhận ra những hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người mẹ cũng như gia đình.
Đối với người mẹ bị trầm cảm sau sinh, tinh thần suy kiệt, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, mất cân nặng,… Còn nguy hiểm hơn là xuất hiện các suy nghĩ hoang tưởng và từ đó có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm tự làm tổn thương bản thân.
Khi mẹ gặp trầm cảm, họ không đủ sức khỏe và tâm trí để chăm sóc con vừa mới chào đời. Nếu trầm cảm nặng, người mẹ thường bị ám ảnh bởi những ý nghĩ tự tử, tự hại bản thân và thậm chí là đứa con mà họ vừa sinh ra. Không ít trường hợp, các triệu chứng hoang tưởng do trầm cảm sau sinh gây ra đã dẫn đến cái chết đau lòng cho đứa trẻ.
Cách điều trị trầm cảm sau sinh ngay tại nhà
- Giảm áp lực trong việc chăm sóc con cái và gia đình.
- Chọn một phong cách sống lành mạnh bằng việc ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường hoạt động thể dục, hạn chế tiêu thụ rượu.
- Chia sẻ những khó khăn mà bạn gặp phải với chồng và gia đình, bạn bè, tránh cảm thấy cô đơn về tâm lý.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong việc chăm sóc trẻ em và gia đình để có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân tốt hơn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân để chăm sóc em bé
Nhận thức về tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh vượt qua trầm cảm sau sinh một cách tốt nhất. Đặc biệt, sự quan tâm từ phía chồng, bạn bè và gia đình là rất cần thiết trong giai đoạn này. Khi bạn nhận thấy các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, hãy xin ý kiến từ bác sĩ để can thiệp.
Nếu bạn nghĩ rằng mình mắc phải trầm cảm sau sinh, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Trường hợp không thể đến bệnh viện, bạn có thể yêu cầu bác sĩ đến nhà để điều trị. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc khắc phục trầm cảm sau sinh, người mẹ cần thông báo đầy đủ và chính xác về các triệu chứng bệnh. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm phù hợp.
Trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm, có thể gặp phải những tác dụng phụ như buồn ngủ và miệng khô. Nếu bạn đã sử dụng đúng liều lượng mà không thấy hiệu quả hoặc các triệu chứng bệnh trầm sảm sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc.
>>> Xem thêm về: Tại sao phụ nữ rụng tóc sau sinh?
Tổng kết
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và đừng quá lo lắng khi cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi là một nguyên nhân làm cho bệnh trầm cảm sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể nói, cách chữa bệnh trầm cảm sau sinh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm mà bệnh được phát hiện. Vì vậy, hãy đặc biệt quan tâm đến phụ nữ sau sinh để giảm thiểu nguy cơ mắc trầm cảm và những hậu quả không mong muốn.
Tham khảo:
https://kinacle.com/postpartum-depression/
Xem thêm:
- Những quan niệm sai lầm về kiêng cữ sau sinh
- Tình trạng viêm vú ở phụ nữ sau sinh là gì?
- Rụng tóc thiếu chất gì – Bổ sung đầy đủ vitamin ngăn rụng tóc
- Tình trạng viêm vú ở phụ nữ sau sinh là gì?
- Rạn da ở phụ nữ sau sinh có thể phòng ngừa được không?
- Thực đơn sau sinh cho mẹ sinh thường và mẹ sinh mổ