Ngày nay, sức khỏe của con trẻ chính là yếu tố được nhiều người quan tâm. Nhất là các bậc cha mẹ khi thấy con mình có những dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu, hệ miễn dịch kém. Những đứa trẻ thường có nguy cơ bị mắc các bệnh đường ruột, phổi hơn so với những đứa trẻ khác. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hề biết nguyên nhân suy giảm miễn dịch là gì. Do đó, hãy cùng Go1Care tham khảo thêm thông tin thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hội chứng suy giảm miễn dịch
Vậy, suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ là gì? Suy giảm miễn dịch là tình trạng khả năng miễn dịch của cơ thể bị hạn chế, yếu đi hơn so với bình thường. Trong đó hệ miễn dịch được xem là “liều thuốc” tự nhiên của cơ thể con người.
Nhưng khi bị suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể lúc này không đủ khả năng để chống lại bệnh tật như: Virus, vi khuẩn, nấm,… Từ đó sự phát triển của trẻ em không được tốt, yếu ớt, kén ăn.
Khi hệ miễn dịch kém, các bậc phụ huynh sẽ phải lo lắng cho con mình hơn. Đứa trẻ cũng không có đủ sức khỏe để có thể làm nhiều việc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Có rất nhiều loại hội chứng miễn dịch bị suy yếu khác nhau được phân loại như sau.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Đây là căn bệnh bẩm sinh khi con người vừa mới sinh ra. Hệ miễn dịch của họ có phần kém hơn so với những người bình thường. Khi phát hiện ra vết thương của mình có phần hồi phục lâu hơn, dễ bị nhiễm trùng, đó chính là triệu chứng suy giảm miễn dịch và bé nên đi gặp bác sĩ ngay.
Người bị suy giảm nguyên phát thường mắc nhiều bệnh hơn. Họ thường mắc các bệnh nhiễm trùng hiếm có, từ việc hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả.
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Đây là loại suy giảm phát triển bởi tác động và lối sống của con người. Thường phổ biến ở các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, cắt lá lách, nhiễm HIV, ghép tạng, nằm viện lâu ngày, suy dinh dưỡng.
Hội chứng suy giảm thứ phát có thể được hồi phục nhưng phải theo lộ trình nghiêm ngặt từ bác sĩ. Cách tốt nhất mẹ có thể làm đó là thu nạp thêm nhiều Vitamin C, thường xuyên tập thể dục và ngăn ngừa bệnh tật.
Ngoài ra, người cao tuổi thường dễ mắc giảm miễn dịch thứ phát hơn. Khi các tế bào đã bị lão hóa, quá trình thu nạp dinh dưỡng không được tốt dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến
Đây là loại rối loạn hệ miễn dịch rất hay gặp phải ở những người từ 20 đến 40 tuổi. Bởi vì bị thiếu gammaglobulin trong máu và liên kết đột bén gen trên nhiễm sắc thể X.
Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu loại này có thể dễ phát hiện hơn như: Hay mệt mỏi, bệnh liên tục, liên tục sốt, dễ nhiễm trùng, gầy gò,… Với phương pháp điều triệu đơn giản từ nhà thuốc có thể khắc phục được hội chứng này. Để tốt hơn thì người bệnh nên đi đến phòng khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ.
Miễn dịch suy yếu kết hợp nghiêm trọng
Đây là hội chứng suy giảm cực kỳ nguy hiểm thường hay xuất hiện ở trẻ em. Thường căn bệnh này tìm ẩn bên trong cơ thể con người và phát bệnh khi hệ miễn dịch bị suy yếu.
Trẻ em có dấu hiệu mắc suy giảm kết hợp nghiêm trọng thường dễ mắc các bệnh như: Candida, viêm phổi, nhiễm virus,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong ở trẻ em.
Nguyên nhân suy giảm miễn dịch
Có rất nhiều nguyên nhân suy giảm miễn dịch ở người lớn và trẻ em. Nhưng hầu hết bắt nguồn từ bẩm sinh khi hệ miễn dịch của họ không được khỏe hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Đối với trẻ em mắc bệnh này, các mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ, theo dõi quá trình chữa trị cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế sử dụng thuốc mà thay vào đó là trái cây, thực phẩm chức năng.
Đối với người lớn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, thu nạp nhiều Vitamin C. Điều đó sẽ giúp cơ thể của mẹ thích nghi với điều kiện phát triển tốt hơn. Từ đó hệ miễn dịch cũng được hồi phục trở lại.
Triệu chứng suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch khiến cho cơ thể không có đủ sức mạnh để bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn bên ngoài. Do đó, con người sẽ dễ bị vi rút xâm nhập và gây bệnh hơn so với thường lệ. Cơ thể trở nên yếu ớt, dễ bị viêm nhiễm từ những vết thương nhỏ.
Có rất nhiều dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch dễ nhận biết như:
- Hay sốt
- Mắt hồng
- Viêm phổi thường xuyên
- Nhiễm trùng các loại
- Cảm lạnh
- Tưa miệng
Khi phát hiện mình có những dấu hiệu trên và nhận biết sức khỏe không được tốt. Hãy đến ngay cơ sở bác sĩ gần nhất để có được lộ trình chữa bệnh nếu cần thiết hoặc được can thiệp bằng thuốc miễn dịch đặc hiệu được kê đơn.
Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh các tác động xấu từ bên ngoài như: Rượu bia, thuốc lá, bụi bẩn,… Điều đó sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
Kết bài
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hội chứng suy giảm miễn dịch, nguyên nhân và triệu chứng. Hãy chú ý đến sức khỏe của mình, nhận biết và kịp thời chữa trị cũng như quan tâm đến sức khỏe của người thân và con em mình mẹ nhé.
Xem thêm:
- Hệ miễn dịch là gì và các cách tăng cường hiệu quả nhất
- Có mấy loại miễn dịch trong cơ thể? Phân loại và nâng cao hệ thống miễn dịch cho bé
- Phản ứng miễn dịch là gì và kiến thức các mẹ cần biết
- Kháng nguyên kháng thể là gì? Vai trò và tầm quan trọng của kháng thể?
☆☆☆ Tham khảo video Cách “TRỊ NẤC CỤT” cho trẻ – GO1CARE