Sức đề kháng, hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta tránh được bệnh tật. Sức đề kháng của trẻ là “hàng rào” ngăn cản các tác nhân gây hại như nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể trẻ
Hệ miễn dịch của cơ thể là gì
– Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào, cơ quan, protein,.. phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hằng ngày (vi trùng, vi khuẩn, vi rút, vi nấm,..)
– Thành phần quan trọng bậc nhất trong hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu – có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt “những kẻ xâm lược” gây hại cho cơ thể
Tại sao cần phải quan tâm đến việc tăng sức đề kháng
– Sức đề kháng, hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta tránh được bệnh tật
– Sức đề kháng tốt cũng cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng học tập công việc
– Bên cạnh đó đối với những người có bệnh về thể chất, tâm lý thì việc tăng đề kháng là cực kỳ quan trọng để giữ cho họ được vui sống
Những cách để tăng sức đề kháng hiệu quả?
– Tập thể dục
– Phơi nắng ấm thường xuyên
– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
– Bổ sung những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tăng sức đề kháng
Đối tượng dễ gặp các bệnh do suy giảm miễn dịch
Miễn dịch của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, có những đối tượng có sức đề kháng yếu hơn nên cần lưu ý hoặc được chăm sóc nhiều hơn để có sức khỏe tốt
- Người đang mắc bệnh hoặc mới ốm dậy
- Người già
- Trẻ em
Thời điểm dễ mắc bệnh trong năm
Trong một năm có rất nhiều thời điểm các bậc cha mẹ cần chú ý tới sức khỏe con trẻ hơn và dùng những sản phẩm hỗ tăng sức đề kháng:
- Giai đoạn chuyển mùa (trẻ dễ bị các bệnh vặt như ho, sốt, sổ mũi,…)
- Giai đoạn mùa mưa (trẻ dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, bệnh về mắt, cảm, cúm, sốt xuất huyết, sốt phát ban,…)
- Giai đoạn mùa lạnh (trẻ dễ mắc cách bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,…)
- Giai đoạn mùa nắng (trẻ dễ mắc các bệnh do nắng nóng quá mức như sốt, say nắng, thủy đậu, chân tay miệng
☆☆☆ Tham khảo video 6 THÁNG TUỔI nên cho TRẺ ĂN DẶM NHỮNG GÌ? (Phần 2) – GO1CARE