Tác hại của việc xoạc chân không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương như căng cơ hoặc xương. Để thực hiện hoạt động này an toàn và hiệu quả, người tập cần chú ý đến việc khởi động trước khi tập, tập các bài tập thư giãn cơ sở, và kèm theo những lưu ý khi thực hiện.
Xoạc chân có giúp tăng chiều cao không? Tác hại của việc xoạc chân không đúng cách? Go1Care sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Xoạc chân là động tác khó và đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật khi tập luyện mà không phải ai cũng tập được. Tuy nhiên việc thực hiện bài tập này thường xuyên có tác động tích cực tới vóc dáng và sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xoạc chân giúp bạn phát triển chiều cao nhanh chóng. Nhất là độ tuổi dậy thì. Xoạc chân như thế nào là đúng và tác hại của việc xoạc chân sai kỹ thuật là gì?
Tác dụng của động tác xoạc chân
Tăng chiều cao
Xoạc chân là bài tập đòi hỏi cơ thể phải kéo giãn ra. Giúp đánh thức các nhóm cơ, nhất là cơ đùi và chân. Bên cạnh đó, xoạc chân cũng tác động đến các lớp sụn. Kích thích hệ xương dài ra từ đó tăng chiều cao. Thường xuyên thực hiện động tác này còn giúp bạn sở hữu đôi chân săn chắc và thon gọn.
Muốn thực hiện bài tập xoạc chân. Chúng ta phải luyện kéo giãn 2 chân dang rộng sang hai bên. Giúp kéo dãn phần háng, làm cho vùng cơ này dài ra và khỏe mạnh hơn. Đồng thời hỗ trợ xương chậu chắc khỏe. Điều này rất tốt cho việc hỗ trợ quan hệ vợ chồng và tạo điều kiện cho quá trình sinh nở được dễ dàng hơn ở phụ nữ.
Tăng sự dẻo dai cho cơ thể
Các chuyên gia đã chứng minh rằng động tác xoạc chân mang lại một cơ thể dẻo dai, linh hoạt và mềm dẻo. Trước khi thực hiện, bạn cần tiến hành khởi động kỹ cho các cơ nóng lên và giãn ra, tránh hiện tăng căng cơ. Xoạc chân cũng là bài tập cần thiết và quan trọng đối với những người đang học múa ba lê.
Tăng khả năng giữ thăng bằng
Xoạc chân, đặc biệt là động tác xoạc chân thẳng đứng giúp cơ thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng. Vì trong quá trình tập, sự chuyển động từ từ giúp trọng lượng cơ thể luôn duy trì ở mức ổn định. Bên cạnh đó, xoạc chân được thực hiện theo phương đối xứng. Hai chân đối xứng giữ cho phần cơ thể trên được giữ thăng bằng.
Giúp vùng gối, đùi, mắt cá chân khỏe mạnh
Xoạc chân ảnh hưởng trực tiếp đến phần đầu gối, đùi và mắt cá chân của người tập. Luyện tập thường xuyên giúp máu lưu thông đến các vùng này tốt hơn. Đồng thời tăng cường cơ bắp, giúp các lớp sụn, đầu gối, đùi, mắt cá chân khỏe mạnh, giảm tình trạng đau nhức.
Tăng cường sự tập trung, giảm căng thẳng để giảm tác hại của việc xoạc chân
Xoạc chân kích thích đến các vùng xương khớp. Dây chằng và kéo giãn các cơ. Do đó, các áp lực và đau nhức ở vùng cơ, dây chằng, xương đều được giải tỏa. Đồng thời, xoạc chân đòi hỏi người tập phải tập trung để thực hiện chính xác, nhẹ nhàng. Từ đó, cải thiện được khả năng tập trung, xua tan mệt mỏi, giúp bạn yêu đời và sống vui vẻ hơn.
Tác hại của việc xoạc chân, hướng dẫn cách xoạc chân
Tác hại của việc xoạc chân sai cách có thể dẫn đến chấn thương, căng cơ thậm chí gãy xương. Do đó, đối với người bắt đầu tập cần phải thực hiện đúng quy trình.
Khởi động: Dành 5-10 phút để khởi động với động tác xoay khớp gối, khớp tay, chân, chạy bộ… để kéo giãn cơ và làm cơ thể ấm lên.
- Tập các bài tập Squat và Lunge để giãn cơ trước khi thực hiện xoạc chân.
- Thực hiện các bài tập mở rộng cơ hông như Long Lunge, Pigeon…
- Bắt đầu xoạc chân:
- Chuẩn bị một tấm thảm tập yoga, hai chiếc gối đỡ hai bên khi hạ người vào tư thế xoạc chân.
- Đặt một chân xuống thảm, chân sau quỳ vào ôm gối, hai tay chống lên gối để đỡ cơ thể.
- Từ từ duỗi thẳng chân trước và trượt về phía trước.
- Hít thở nhẹ nhàng rồi tiếp tục duỗi chân ra xa hơn cho đến khi hai chân nằm trên hai thẳng thẳng song song nhau.
- Lặp lại động tác 3-5 lần và đổi chân, sau đó thử tập không có gối đỡ.
Các lưu ý khi thực hiện động tác xoạc chân
Những tác hại của việc xoạc chân đã được chúng tôi giới thiệu ở trên. Do đó, các bạn cần lưu ý cách xoạc chân sao cho an toàn và hiệu quả nhé.
- Bạn cần chú ý giữ thẳng lưng, hông và không lắc lư trong quá trình tập.
- Để việc xoạc chân nhẹ nhàng hơn, bạn cần học cách hít thở đều.
- Nên thực hiện thường xuyên và đều đặn, trung bình 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
- Mỗi lần tập nên cố gắng xoạc chân có biên độ rộng hơn lần trước.
Bài viết trên đã chia sẻ tác dụng của việc xoạc chân cũng như hướng dẫn cách thực hiện. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi tập luyện cũng như tránh được các tác hại của việc xoạc chân sai kỹ thuật. Từ đó cảm nhận được sự thay đổi tích cực về cơ thể, sức khỏe và chiều cao.
Xem thêm:
- Hít đất có tăng chiều cao không? Giải đáp thắc mắc
- Nhảy dây có tăng chiều cao không và kỹ thuật nhảy dây đúng cách
- Đu xà tăng chiều cao với 4 bài tập cơ bản áp dụng cho nam và nữ
- Tập bơi có tăng chiều cao hay không? Các kiểu bơi lội phổ biến hiện nay
- Các bài tập giãn cơ tăng chiều cao cho các bạn trẻ tham khảo
- Nhảy cao đúng để tăng chiều cao bạn đã biết chưa?
- Chạy bộ có tăng chiều cao không, có làm chúng ta phải đặt câu hỏi?
- Chơi bóng rổ tăng chiều cao như thế nào cho hiệu quả? – GP-KIDS JELLY giải đáp
- Tập cardio có tăng chiều cao không?
Tại https://YessCenter.com, bạn có thể dùng công cụ để tính chỉ số BMI dựa trên cân nặng và chiều cao của mình.
6 bình luận “Tác hại của việc xoạc chân không đúng kỹ thuật”
Hay quá ad
Việc xoạc chân có tác dụng tích cực như tăng chiều cao và cải thiện sự linh hoạt cơ thể. Tuy nhiên, thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình là điều cực kỳ quan trọng để tránh tác hại của việc xoạc chân.
Xoạc chân có ảnh hưởng gì không? Có phải ảnh hưởng nhiều đến việc tăng chiều cao, sự dẻo dai cơ thể và khả năng giữ thăng bằng, nhưng sai cách có thể gây chấn thương và căng cơ đúng không?
Xoạc chân là bài tập hữu ích tăng chiều cao và sức khỏe, nhưng cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh chấn thương và tác hại.
Việc xoạc chân đúng kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng, nhưng nếu thực hiện sai có thể gây chấn thương. Chúng ta cần tập theo hướng dẫn và lưu ý đảm bảo an toàn.
Việc xoạc chân đúng kỹ thuật quả thật có nhiều lợi ích cho sức khỏe và chiều cao. Nhưng cần cẩn trọng để tránh chấn thương và căng cơ.