Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Kinh Nguyệt Không Đều – Phương Pháp Điều Trị Tại Nhà

Kinh nguyệt là một chu kỳ hằng tháng của người phụ nữ. Trên thực tế, hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy vì sao lại có hiện tượng này? Có cách nào điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả hay không? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây của Boom May.

Thế nào là kinh nguyệt không đều?

Thông thường, kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ từ 28 – 32 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm, đến muộn hoặc thậm chí là vô kinh thì đó chính là kinh nguyệt không đều.

Biểu hiện của một chu kỳ kinh nguyệt không đều

  • Kinh nguyệt sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày. Thậm chí một số trường hợp chị em một tháng có kinh 2 lần.
  • Trễ kinh: Trễ kinh 3 – 4 ngày là vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu trễ kinh quá lâu thì có thể là dấu hiệu đang mang thai hoặc bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Rong kinh: Thông thường mỗi lần hành kinh diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn 10 ngày thì có thể là biểu hiện của rong kinh.
  • Kinh thưa: Đây được xem là một biểu hiện khác của trễ kinh. Kinh thưa được hiểu là khoảng cách giữa các chu kỳ kinh có thể kéo dài 2, 3 thậm chí là 5 tháng.
  • Vô kinh: Là trường hợp bạn hoàn toàn không xuất hiện kinh trong vòng 6 tháng – 1 năm.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt có thể kể đến như:

  • Lượng máu trong mỗi kỳ kinh không đều, có thể kinh nguyệt ra ít hoặc quá nhiều.
  • Máu kinh có thể có màu đen và lẫn các cục máu đông.
  • Thường xuyên đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi trong suốt chu kỳ.
tap-the-duc-deu-dan
kinh nguyệt không đều, không đúng chu kỳ, không tương đương về lượng xuất ra mỗi tháng

Vì sao có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh?

Nếu bạn cảm thấy chướng bụng, mệt mỏi, thậm chí là co thắt bụng dưới, nổi nhiều mụn thì đều là những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt đang đến. Tuy nhiên thực tế quá trình hành kinh lại không hề diễn ra.

Vì sao có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh? Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Chu kỳ không rụng trứng – kinh nguyệt không đều

Theo nghiên cứu, có khoảng 10 – 18% chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là chu kỳ không rụng trứng. Điều này có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng, trọng lượng cơ thể hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Đọc thêm bài viết:  34 triệu chứng tiền mãn kinh đe dọa thời kỳ xuân thì của người phụ nữ

Dấu hiệu của việc mang thai

Có dấu hiệu kinh nguyệt nhưng không có kinh cũng có thể là do đang mang thai. Bởi thực tế, những dấu hiệu cơ bản của mang thai cũng tương tự như những dấu hiệu của việc có kinh.

Bệnh tuyến giáp

Nếu như tuyến giáp gặp vấn đề bất thường, cơ thể sẽ không sản sinh ra được lượng hormon phù hợp giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt không đều. Chính vì vậy, nếu có những biểu hiện có kinh nguyệt nhưng lại không có kinh thì là dấu hiệu của bệnh suy giáp.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Tác dụng phụ từ các phương pháp tránh thai bằng hormone hay phương pháp tránh thai có thể khiến bạn không xuất hiện kỳ kinh nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng.

Kinh nguyệt không đều – dấu hiệu của stress, căng thẳng

Căng thẳng thần kinh thường xuyên có thể làm làm mất cân bằng hormone điều hòa sự rụng trứng. Vì vậy, khi bị căng thẳng bạn sẽ thường cảm thấy co thắt bụng dưới và có những dấu hiệu hành kinh.

Đa nang buồng trứng

Hội chứng này có thể xuất hiện khiến cơ thể không rụng trứng nhưng vẫn xuất hiện một số dấu hiệu như đau bụng, co thắt tử cung…

Nhiễm trùng phụ khoa

Có thể gây đau thắt vùng bụng dưới, diễn ra tương tự như các triệu chứng của việc hành kinh.

an-uong-du-chat-han-che-an-kieng-khong-khoa-cho-go1care
Ăn uống đầy đủ chất đa dạng để bạn chế kinh không đều

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?

Thông thường, tình trạng này phổ biến ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do nội tiết tố và buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 năm đầu giai đoạn hành kinh.

Với chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, cụ thể:

  • Làm thay đổi nội tiết tố nữ.
  • Làn da trở nên xanh xao, thô ráp, dễ xuất hiện nám, tàn nhang, lỗ chân lông to hoặc nổi mụn, lão hóa sớm.
  • Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ nổi cáu, suy giảm trí nhớ.
  • Giảm khả năng thụ thai, có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Phương pháp giúp điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà

Các chị em hoàn toàn có thể áp dụng những cách chữa kinh nguyệt không đều ngày tại nhà dưới đây:

Tập Yoga điều trị kinh nguyệt không đều

Đây cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được rất nhiều chị em áp dụng. Yoga cũng là bài tập giúp giảm đau bụng kinh và các dấu hiệu của sự trầm cảm, lo âu.

Đọc thêm bài viết:  Mãn Kinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Sức Khỏe
tap-the-duc-giup-lam-giam-tinh-trang-roi-loan-noi-tiet-to
Tập luyện giúp máu huyết lưu thông hạn chế kinh nguyệt không đều

Duy trì cân nặng

Việc sút cân hay tăng cân một cách quá đột ngột có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, việc duy trì cân nặng ở mức ổn định sẽ hạn chế tối đa điều này.

Tập thể dục thường xuyên

Thể dục, thể thao không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường cơ bắp. Tất cả những điều này đều giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.

Uống trà gừng – hạn chế kinh nguyệt không đều

Trà gừng được sử dụng như một phương pháp chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Ngoài ra, sử dụng trà gừng còn giúp giảm lượng máu chảy, giảm đau và cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được nhiều chị em áp dụng chính là bổ sung vitamin D và vitamin nhóm B cho cơ thể.

Vitamin D giúp giảm cân và cải thiện chứng trầm cảm, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Một số thực phẩm giàu vitamin D: Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt…Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B giúp tăng khả năng thụ thai và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin nhóm B có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, rau xanh, thịt hoặc cá.

bo-sung-nhieu-vitamin
Bổ sung nhiều Vitamin qua những trái cây đặc biệt quả mọng

Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng dứa

Dứa chứa enzyme bromelain giúp làm mềm niêm mạc tử cung, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đồng thời giảm đau trước các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Những phương pháp áp dụng để có thể hết kinh nhanh chóng

Trong một số trường hợp, các chị em muốn thời gian hành kinh rút ngắn lại, thậm chí là hết kinh một cách nhanh chóng nhất. Đây là 2 cách nhanh hết kinh cực kỳ hiệu quả:

Uống thuốc – Cách nhanh hết kinh tức thì

Đây là phương pháp hiệu mang lại hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với nhiều đối tượng. Một số loại thuốc nổi tiếng hiện nay:

  • Acid tranexamic: Có tác dụng làm chậm quá trình phá vỡ cục máu đông, máu kinh sẽ giảm dần và không kéo dài.
  • Thuốc tránh thai: Chứa estrogen và progesterone, giúp bạn kết thúc kỳ kinh sớm hoặc dời ngày kinh đến trễ hơn.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Có tác dụng làm giảm hợp chất prostaglandin. Từ đó giúp giảm lượng máu so với các kỳ kinh bình thường, thời gian hành kinh sẽ ngắn hơn.
  • Danazol: Ngăn chặn quá trình rụng trứng, làm giảm nồng độ estrogen, đẩy lùi kỳ kinh diễn ra muộn hơn.

Những loại thuốc trên đều có tác dụng làm hết nhanh kinh nguyệt, giảm lượng máu trong mỗi kỳ minh. Tuy nhiên chúng đều có những tác dụng phụ nhất định. Mặt khác, việc sử dụng không đúng cách có thể gây tắt kinh hoàn toàn. Do vậy, tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Đọc thêm bài viết:  Bạn có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh?

Kết thúc kỳ kinh bằng phương pháp tự nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc, chị em có thể áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây để kỳ kinh của mình kết thúc một cách nhanh hơn:

  • Ăn đu đủ hoặc trái cây chứa nhiều vitamin C: Giúp đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe.
  • Tập thể dục: Giúp lưu thông khí huyết, hạn chế việc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Tuy nhiên chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng vào những ngày hành kinh.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc bên cạnh việc điều hòa kinh nguyệt không đều còn giúp giảm đau bụng kinh, tăng cường lưu thông khí huyết và rút ngắn số ngày kinh nguyệt như:  Trà gừng, trà thì là, trà lá mâm xôi.
  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể luôn tươi trẻ, nhiều năng lượng và đẩy nhanh lượng máu ra khỏi cơ thể, giúp nhanh hết kinh cực kỳ hiệu quả.
  • Uống nước dừa: Làm cho lượng máu ra sạch và nhanh hơn. Tuy nhiên chị em không nên uống nước dừa lạnh và cũng không nên sử dụng quá nhiều.
  • Hạn chế sử dụng tampon: Tampon có thể làm cản trở việc đẩy lượng máu ra khỏi cơ thể. Vì vậy, thay vì dùng tampon, bạn có thể dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san.
  • Thư giãn và ngủ đủ giấc: Giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm cảm giác mệt mỏi cũng như giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
  • Làm ấm và massage vùng bụng dưới: Kích thích lượng máu ra khỏi cơ thể, giảm các cơn đau bụng dữ dội.
chuom-am-khi-toi-thang
Chườm ấm khi đến kỳ kinh là cách giúp cơ thể dễ chịu, hạn chế cơn đau

Kết luận

Kinh nguyệt không đều là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em. Việc áp dụng các phương pháp giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết ở bài viết trên đây có thể phần nào giúp chị em giải quyết những nỗi lo khi gặp phải tình trạng này.

Nguồn:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Menstruation
  • https://www.webmd.com/women/normal-period
  • https://www.webmd.com/women/menstruation-directory
  • https://teens.webmd.com/all-about-menstruation
  • https://www.webmd.com/children/video/girls-starting-periods
  • https://www.webmd.com/baby/charting-your-fertility-cycle

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan