Nhiều người gặp tình trạng da đầu bị gàu, da đầu bị ngứa, da đầu nhờn rụng tóc, da đầu khô bong tróc, da đầu bị chảy nước vàng, da đầu bị ngứa và nổi mụn,… Nếu bạn gặp phải các tình trạng trên có thể đầu bạn đã bị nhiễm các loại nấm gây hại và bạn cần khắc phục sớm bằng các biện pháp đúng cách.
Một số loại nấm da đầu phổ biến
Có nhiều loại nấm da đầu gây ra các tình trạng da đầu bị gàu từng mảng, da đầu bị tróc vảy trắng, da đầu bị đỏ, da đầu dầu, da đầu nổi cục,… Sau đây là hai loại nấm phổ biến thường gây viêm da đầu.
Nấm da đầu Trichophyton
Biểu hiện của loại nấm này sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt sần nhỏ, mọc rải rác hoặc khắp da đầu. Phần da tổn thương xuất hiện lớp vảy mỏng, da dầu bị tróc vảy trắng, một số sợi tóc bị ảnh hưởng sẽ cụt gần gốc (những sợi tóc này do nhiễm nấm nên trở nên cứng và dễ gãy).
Những mảng da đầu tróc ra sẽ tạo thành một mảng hói trên đầu, người mắc phải sẽ cảm thấy ngứa và gãi nhiều. Loại nấm này có thể lan ra các vùng xung quanh như bẹn, mông, móng tay, móng chân.
Bệnh trứng tóc (tóc hột trứng)
Bệnh tóc hột trứng (trứng tóc) do hai chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra. Biểu hiện giúp ta nhận biết là ở phần chân tóc tính từ da đầu khoảng 2 – 3cm xuất hiện những hạt tròn mềm có màu đen hoặc nâu, có thể tuốt ra khiến ta nhiều khi nhầm với trứng chấy.
Khi bị trứng tóc thì thường không gây rụng tóc nhưng có thể gây ngứa và mất thẩm mỹ cho mái tóc. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do vệ sinh tóc không kỹ, thường xuyên để tóc bị ẩm.
Nấm da đầu gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người mắc phải
Nguyên nhân gây nấm da đầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị nấm da đầu. Nhưng có những nguyên nhân chính dễ dẫn đến bị nấm mà chúng ta thường không chú ý mắc phải.
- Vệ sinh da đầu không sạch. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến bạn dễ bị mắc phải các loại nấm và da đầu bị ngứa không mong muốn. Không vệ sinh da đầu sạch sẽ khiến mồ hôi, tế bào chết, các loại bụi bẩn tạo thành môi trường cho nấm phát triển.
- Làm tổn thương da đầu: Trong lúc gội đầu hoặc lúc rảnh rỗi bạn thường dùng móng tay, lược cứng để gãi, cào mạnh, làm xước da đầu. Điều này vô tình trở thành cơ hội cho các loại nấm xâm nhập và gây hại da đầu.
- Thói quen vệ sinh cá nhân. Có nhiều người thường để đầu quá bẩn mới gội hoặc thường xuyên gội vào buổi tối và để tóc bị ẩm. Lâu dần sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, gây tổn thương tóc và da đầu.
Nguồn gây bệnh nấm da đầu
Các bệnh nấm da đầu thường xuất phát và lây từ người sang người là chủ yếu. Bên cạnh đó có một số loại nấm có thể lây từ động vật và vật nuôi như chó, mèo. Có nhiều loại nấm sẽ tồn tại dai dẳng, dễ tái đi tái lại nếu không được điều trị hiệu quả và đúng cách.
Các loại nấm da đầu có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc trực tiếp từ da qua da. Hoặc có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các công cụ như chải chung lược, đội chung mũ, nằm chung gối,…
Mắc phải các loại nấm là nguyên nhân lớn nhất khiến da đầu bị tổn thương
Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu
Bạn có thể nhận biết mình bị nấm da đầu qua 3 giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn 1: Da đầu xuất hiện nhiều gàu do da tiết nhiều chất nhờn kết hợp với các tế bào chết. Nhiều người thường bỏ qua giai đoạn này vì không nghĩ quan trọng.
- Giai đoạn 2: Da đầu bị ngứa và xuất hiện các triệu chứng dễ thấy như nhiều gàu hơn, có bã nhờn, khó chịu và gãi liên tục. Sau khi gãi một thời gian có thể xuất hiện tình trạng nổi đỏ, chảy máu, nổi mụn li ti,…
- Giai đoạn 3: Rụng tóc nhiều sau khoảng 20 ngày xuất hiện các triệu chứng kể trên. Đến khi bị rụng tóc thì chứng tỏ bạn đã bị nấm da đầu phát triển đến giai đoạn nặng.
Các dấu hiệu nhận biết bị bệnh nấm da đầu
Điều trị da đầu bị ngứa
Để điều trị tốt nhất các tình trạng nấm da đầu đúng cách, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và xác định rõ loại nấm mắc phải. Từ việc kiểm tra và xác định được nguyên nhân bác sĩ sẽ kê thuốc và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh nhiễm nặng hoặc tái phát.
Khi nghi ngờ bị nhiễm nấm da đầu bạn cần nhanh chóng đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tránh để bị quá nặng sẽ khó chữa và có thể để lại di chứng về sau.
Biện pháp ngăn ngừa da đầu bị ngứa hiệu quả
Để tránh gặp phải các vấn đề nấm da đầu gây khó chịu cho bản thân, bạn nên lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hằng ngày:
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt ở môi trường có nhiệt độ cao và ẩm thấp. Cần giữ vệ sinh ở những nơi công cộng như trường học, ký túc xá,…
- Gội đầu 3 đến 4 lần một tuần tùy vào mức độ sạch của tóc. Và da đầu để loại bỏ các loại chất bẩn. Cũng như tránh cho nấm có cơ hội phát triển.
- Dùng loại dầu gội phù hợp với da đầu và tránh gãi, cào mạnh. Làm xước da trong lúc gội đầu.
- Tránh để tóc bị ẩm ướt quá lâu sau gội. Đặc biệt là không để tóc bị ẩm khi đi ngủ hoặc đội mũ.cách trị da đầu bị chảy nước vàng
- Không nên đội mũ quá lâu trong thời tiết nắng nóng và đội mũ quá chật. Vì dễ tạo ra môi trường cho vi khuẩn và các loại nấm phát triển.
- Vệ sinh vật nuôi sạch sẽ, thường xuyên đưa thú cưng đi kiểm tra để phát hiện sớm các loại bệnh. Không tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh để tránh bị lây.
Mắc các loại nấm khiến da đầu bị ngứa là điều không ai mong muốn. Chính vì vậy bạn cần vệ sinh tóc và da đầu hợp lý, đúng cách. Tránh gây tổn thương cho tóc và da đầu. Một mái tóc chắc khỏe được quyết định phần lớn ở da đầu khỏe mạnh. Chính vì vậy hãy luôn áp dụng các biện pháp được nêu phía trên để không bị các loại nấm da đầu tấn công gây hại.
Nguồn:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Hair
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/picture-of-the-hair
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-problems
- https://www.webmd.com/beauty/ss/slideshow-beauty-gray-hair-facts
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-problems