Chân tóc bị yếu gây gãy rụng do nhiều yếu tố như di truyền, stress, thiếu dưỡng chất, do hóa chất,… Để khắc phục bạn cần nắm rõ các nguyên nhân khiến chân tóc yếu. Liên hệ hotline 1900-0009 để được tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.
Sở hữu một mái tóc chắc khỏe là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng được sở hữu một mái tóc đẹp. Có nhiều người bị rơi vào tình trạng chân tóc yếu khiến tóc dễ gãy, rụng và khó mọc trở lại. Vậy nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu, chân tóc bị xoăn hay chân tóc có hạt trắng là do đâu? Cách khắc phục ra sao sẽ được nêu rõ trong bài viết.
Chân tóc là gì?
Chân tóc hay còn gọi là nang tóc, đây là bộ phận nằm bên dưới da đầu và được bao bọc bởi nhũ tóc. Chân tóc được cấu tạo từ các mạch máu nhỏ li ti có nhiệm vụ nuôi dưỡng sợi tóc bằng các dưỡng chất được cung cấp. Chân tóc chính là phần quyết định sự chắc khỏe của mái tóc.
Ở xung quanh phần chân tóc có tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi. Nó làm nhiệm vụ đào thải những hợp chất béo dư thừa. Giúp tăng khả năng đàn hồi của da đầu và giúp bôi trơn sợi tóc.
Một mái tóc chắc khỏe là mái tóc sở hữu những chân tóc sâu bên trong da đầu với chu kỳ phát triển dài hơn. Lớp dầu tự nhiên dưới da đầu có nhiệm vụ duy trì sự sống của lớp biểu bì quanh chân tóc để tóc mọc ra được chắc khỏe, không bị chẻ ngọn, không bị xoăn cứng và không xuất hiện gàu.
Chân tóc là bộ phận đầu tiên cấu tạo nên sợi tóc nằm sâu dưới da đầu
Tầm quan trọng của chân tóc đối với mái tóc
Một mái tóc chắc khỏe được quyết định bởi phần chân tóc. Trong nang tóc có chứa các tế bào chuyên biệt để tạo ra sợi tóc nhô khỏi da đầu và phát triển thành sợi tóc. Nang tóc khỏe sẽ cho phép sợi tóc thành hình, phát triển và lão hóa dần theo chu kỳ tự nhiên. Ngược lại nếu nang tóc yếu sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sợi tóc.
Các nguyên nhân khiến chân tóc bị yếu
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến phần chân tóc bị suy yếu và dẫn đến sợi tóc bị gãy, rụng sau bạn cần lưu ý:
Mất cân bằng nội tiết
Nội tiết trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mái tóc. Nếu nội tiết bị suy giảm hoặc rối loạn sẽ dẫn đến sự rối loạn của chân tóc và gây rụng tóc, khiến tóc mỏng và khó mọc trở lại.
Yếu tố di truyền
Nếu cơ thể bạn bình thường mà bị rụng tóc thì có thể là do gen di truyền từ ông bà, bố mẹ như tóc rụng theo khuôn mẫu, tóc rụng dẫn đến hói. Hói là tình trạng rụng tóc di truyền phổ biến do bị giảm dần kích thước nang tóc theo thời gian.
Stress (căng thẳng)
Những người rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng công việc, gia đình trong thời gian dài khiến cho chân tóc bị suy yếu.
Vì thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng làm cho oxy phải cung cấp liên tục dẫn đến thiếu hụt oxy ở nang tóc và gây yếu dần.
Do hóa chất:
Việc sử dụng các loại hóa chất tẩy, nhuộm, uốn tóc thường xuyên sẽ khiến tóc và da đầu bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nếu mái tóc bị tổn thương do hóa chất không được chăm sóc và phục hồi đúng cách sẽ dẫn đến gãy, rụng và không thể hồi phục.
Do nhiệt:
Nhiệt độ từ các loại máy uốn, ép, sấy tóc hoặc do gội đầu bằng nước nóng thường xuyên sẽ làm mất cân bằng độ ẩm của sợi tóc và chân tóc. Dễ dẫn đến chân tóc bị gàu và teo dần theo thời gian.
Bệnh nấm da đầu:
Da đầu bị ngứa thường là do các loại nấm, vi khuẩn kí sinh dẫn đến nhiễm trùng sẽ làm tổn thương phần chân tóc bên dưới. Thậm chí gây sẹo và tổn thương nghiêm trọng không thể hồi phục.
Do gàu:
Tình trạng gàu xảy ra do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn làm da đầu nhiễm nấm và gây bong tróc, ngứa. Khiến chúng ta gãi và gây tổn thương da đầu, dẫn đến tổn thương nang tóc bên dưới.
Chế độ chăm sóc phù hợp để chân tóc luôn chắc khỏe
Tác dụng phụ của thuốc:
Một số loại thuốc trị ung thư hoặc các loại thuốc kháng sinh trong chữa bệnh có thành phần gây tổn hại chân tóc.
Ta có thể dễ thấy những người hóa trị đều bị rụng hết tóc hoặc sau khi bị sốt nặng tóc cũng trở nên yếu và dễ gãy rụng.
Chế độ ăn uống mất cân bằng:
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn thiếu các loại dưỡng chất thiết yếu, thiếu protein, vitamin. và các loại khoáng chất, sắt, vitamin B12,… lâu dần khiến chân tóc yếu và khiến tóc dễ gãy rụng.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để khắc phục tình trạng chân tóc bị yếu
Thiếu ngủ:
Việc thường xuyên thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến chân tóc yếu đi.
Do môi trường sống:
Môi trường sống không trong sạch, lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, sống trong môi trường thiếu oxy cũng khiến mái tóc dần trở nên suy yếu.
Khi cơ thể mất cân bằng về nội tiết và dưỡng chất sẽ làm chân tóc bị yếu
Chân tóc bị yếu biểu hiện qua những dấu hiệu nào?
Chân tóc là phần nằm sâu bên dưới da đầu nên chúng ta thường khó phát hiện chúng bị suy yếu. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau để nhận biết chân tóc bị yếu:
- Tóc bị chẻ ngọn
- Chất sợi tóc bị khô, xoăn, xỉn màu, mỏng, yếu.
- Giòn, dễ gãy rụng, xơ rối.
- Tóc rụng thành mảng trên da đầu.
Cách chăm sóc chân tóc bị yếu hiệu quả
Để khắc phục tình trạng chân tóc bị yếu. Chăm sóc mái tóc ngày càng chắc khỏe bạn cần áp dụng những cách sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về những sản phẩm chăm tóc đang dùng. Để xem chúng có phù hợp với tình trạng da đầu hiện tại hay không.
- Chăm sóc tóc bằng các sản phẩm tự nhiên, lành tính và an toàn. Tránh sử dụng sản phẩm gây kích ứng da đầu hoặc làm tóc trở nên khô xơ.
- Hạn chế dùng máy sấy, nên để tóc khô tự nhiên sẽ tốt hơn.
- Không nên gội đầu thường xuyên vào buổi tối. Vì không tốt cho da đầu và dễ sinh ra gàu.
- Hạn chế áp dụng các phương pháp làm đẹp tóc. Chẳng hạn như sấy, uốn, nhuộm, tẩy tóc,… khi tóc không được khỏe.
- Không nên chải và gãi đầu quá mạnh bằng lược và móng tay.
- Thường xuyên mát xa da đầu để giúp máu được lưu thông đều đến các chân tóc.
Nếu sau một thời gian áp dụng các phương pháp chăm sóc. Nhưng tình trạng chân tóc yếu vẫn không được cải thiện. Kèm theo các biểu hiện lạ của sức khỏe. Thì bạn nên đi khám tổng quát để tầm soát những căn bệnh nguy hiểm.
Chân tóc là một bộ phận quan trọng quyết định sự sinh trưởng. Và phát triển bình thường của mái tóc. Để có một mái tóc chắc khỏe bạn có phương pháp chăm sóc đúng cách và khoa học. Nhằm hồi phục nhanh chóng khi chân tóc bị yếu.
Nguồn:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Hair
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/picture-of-the-hair
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-problems
- https://www.webmd.com/beauty/ss/slideshow-beauty-gray-hair-facts
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/hair-problems