Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Mòn cổ chân răng, nguyên nhân và cách điều trị?

Mòn cổ chân răng vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, vừa gây nên tình trạng ê buốt, khó chịu khi nhai. Nguyên nhân của mòn răng là gì? cách khắc phục ra sao? Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng.

Bệnh lý mòn răng không còn xa lạ hiện nay. Tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ bị mòn cổ chân răng. Nó khiến nhiều bạn mất tự tin và giảm hiệu quả giao tiếp. Không những vậy, nó còn gây khó chịu. Việc nhai hay vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Trong bài viết này, Boom May sẽ chia sẻ nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh để bạn có cái nhìn tổng quan về căn bệnh mòn cổ răng nhé!

Mòn chân răng khiến hàm răng mất thẩm mỹ, gây hôi miệng

Bệnh lý mòn cổ chân răng là gì?

Mòn chân răng hay mòn răng là tình trạng trên răng xuất hiện một rãnh sâu. Lõm và hình chữ V ở mặt ngoài của răng. Mòn răng ở sát viền lợi, thường xuất hiện ở răng hàm nhỏ như răng số 4, số 5, số 6 và răng cửa.

Mòn cổ chân răng dẫn đến tình trạng:

  • Chân răng bị ê buốt khi ăn/uống thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc chua ngọt. Chiếc răng bị mòn sẽ bị ê nhức khi bạn ăn uống, vệ sinh răng miêng. Một vài trường hợp chỗ hàm bị mòn sẽ sưng nướu, đau nhức răng dai dẳng khó chịu.
Đọc thêm bài viết:  Răng hôi miệng có mùi hôi – Nguyên nhân và cách điều trị

Trị mòn răng bằng cách trám răng

Nguyên nhân gây nên bệnh lý mòn cổ chân răng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu của mòn răng bắt nguồn từ ảnh hưởng của bệnh nha chu hay viêm chân răng không được điều trị triệt để. Lâu ngày nó dẫn đến tụt nướu và lộ ra phần ngà không được bảo vệ. Những tác động như chải răng không đúng cách có thể dẫn đến phần ngà bị mòn dần và xuất hiện các vết hõm gần chân răng.

Mòn cổ chân răng là lý do chính khiến răng ê buốt. Răng bị mòn ban đầu không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một khi nó phát triển đến mức độ nặng có thể dẫn đến viêm tủy, gãy ngang thân hoặc tiêu xương vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây mòn cổ chân răng cơ học

Tổn thương cơ học chính khiến mòn răng là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sử dụng bàn chải lông cứng chải trên răng quá nhiều lâu ngày phần men răng và ngà răng lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân. Bởi đây là nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp.

Việc nhai thức ăn cứng, dai hay tật nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lú mòn cổ chân răng.

Nguyên nhân gây mòn răng hóa học

Bên cạnh sự tác động của các yếu tố cơ học thì nguyên nhân gây mòn cổ chân răng còn bắt nguồn từ tác dụng của axit có trong khoang miệng hoặc thực phẩm chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Chất axit này dần dần là mòn lớp men răng bên ngoài, khiến ngà răng lộ ra. Thậm chí nó còn có thể tấn công các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà làm tổ chức răng bị phá vỡ.

Đọc thêm bài viết:  Cách làm trắng răng sau một đêm – Đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí

Không lấy cao răng/ cạo vôi răng

Vôi răng tích tụ lâu ngày sẽ đẩy phần nướu răng tụt khỏi chân răng sâu vào trong. Lúc này chân răng bị mòn rất dễ bị mài mòn bởi acid trong nước bọt và thức ăn hàng ngày.

Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao

Hiện nay các bạn trẻ rất yêu thích các loại quả chua như xoài non, cóc, me,… Ăn thường xuyên những loại quả có tính axit cao như này sẽ khiến răng bị mài mòn nhanh chóng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý mòn chân răng

Các mức độ của bệnh lý mòn răng và cách chữa mòn cổ chân răng tại nhà

Giai đoạn 1: Răng bị ê buốt nhẹ

Đây là giai đoạn đầu tiên. Mòn răng chưa phát triển. Người bệnh có thể không cảm nhận được răng mòn bị buốt, buốt nhẹ hoặc thỉnh thoảng mới buốt. Khi chạm vào chiếc răng mòn sẽ thấy vệt đứt ngang ở cổ răng phía ngoài sát lợi. Men răng tại vùng này có màu sẫm, ố vàng hơn so với vùng thân răng.

Khi tới giai đoạn này, răng bị tổn thương nhẹ. Không quá nhạy cảm nên có thể tự điều trị  tại nhà. Bạn cần chú ý ăn uống, vệ sinh răng miệng cẩn thận để giữ cho răng khỏe mạnh và không tiếp tục chuyển qua giai đoạn 2. Ngoài ra nên sử dụng kem flour và nước súc miệng tại nhà nhé!

Giai đoạn 2: Răng bị ê buốt rõ ràng

Ở giai đoạn 2. Người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt răng khi đánh răng. Ăn uống thực phẩm nóng lạnh, hít gió,… Khi không có tác động thì không có cảm giác ê buốt răng.

Đọc thêm bài viết:  Lấy cao răng tại nhà đảm bảo sức khỏe răng miệng thường xuyên

Mòn cổ chân răng lúc này chưa ảnh hưởng tới tủy nên phương pháp trám răng tại nha khoa là thích hợp nhất. Phần men răng sẽ được nha sĩ thay thế bằng vật liệu trám có màu tương đồng với màu răng. Có hai loại vật liệu thường được sử dụng để trám răng mòn là Composite (trám nhựa) và GIC.

Giai đoạn 3: Răng mòn vào tủy

Lúc này, vết đứt sâu sát tủy răng, ăn vào buồng tủy răng gây ra triệu chứng như viêm tủy. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ bị đau nhức liên tục ngay cả khi không có tác nhân tác động lên.

Bạn bắt buộc phải điều trị tủy răng kết hợp với trám cổ chân răng. Trong trường hợp mòn cắt sâu có khả năng cao khiến răng gãy thì phải đặt trụ và làm chụp bảo vệ răng sau khi điều trị tủy.

Hàm răng đều, trắng sáng là ao ước của tất cả mọi người

bot-danh-trang-rang-apalight-platform-1-go1care
Bột Trắng Răng Apalight

Lời kết

Tóm lại, cũng giống như tất cả các bệnh lý khác, việc phát hiện sớm và điều trị mòn cổ chân răng từ sớm sẽ giúp cơ hội phục hồi răng như cũ cao hơn. Khi bắt gặp các triệu chứng của mòn răng, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn nhé.

Nguồn

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Tooth_resorption
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5341797/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4875876/

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những vấn đề khác liên quan đến men răng:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan