Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tăng huyết áp tâm trương

Tăng huyết áp tâm trương: Nguyên nhân và biến chứng của bệnh

Tăng huyết áp tâm trương là bệnh lý khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 140mmH trong khi chỉ số huyết áp tâm trương lại cao hơn 90mmHg. Nói cách khác, áp lực máu khi tim co và khi tim giãn tiệm cận với nhau khi chênh lệch dần được rút ngắn. Điều này có thể tạo nên những nguy hiểm không ngờ cho cơ thể của bạn.

Go1care dành lời cảnh báo đặc biệt với bạn khi mắc bệnh tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Nó gây nên các biến chứng về suy tim, suy thận, suy hô hấp, suy giảm chức năng co bóp của tim… và nhiều vấn đề khác mà bạn nhất định không được chủ quan xem thường. Bạn hãy theo dõi bài viết sau để có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lý này nhé!

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc

Tăng huyết áp tâm trương: Nguyên nhân và biến chứng của bệnh
Chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg trong khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 140mmHg, cơ thể bạn sẽ bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc.

Như bạn đã biết, chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đạt chuẩn từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA sẽ là:

  • Huyết áp tâm thu: 90mmHg – 120mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: 60mmHg – 80 mmHg.

Theo đó khi hai chỉ số vượt ngưỡng 140/90mmHg thì bạn sẽ bị xếp vào nhóm tăng áp cấp 1. Tuy nhiên không phải lúc nào hai chỉ số tâm thu và tâm trương cũng tăng cùng lúc. Nếu huyết áp tâm trương cao trên 100 vậy lúc này bệnh lý mà bạn mắc phải sẽ được gọi là gì?

  • Khi chỉ số tâm thu nhỏ hơn 140mmHg mà tâm trương lại tăng cao hơn 90mmHg, bạn sẽ bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc, hay còn gọi là IDH.
  • Ngược lại khi chỉ số tâm thu vượt 140mmHg mà huyết áp tâm trương thấp hơn 90mmHg, bạn sẽ bị tăng áp tâm thu đơn độc.

Sự bất thường này phản ánh điều gì? Nó cho thấy áp lực khi tim co của bạn không thay đổi. Nhưng áp lực khi tim giãn lại tăng cao. Nói cách khác cơ tim của bạn không giãn ra hoàn toàn. Điều này thực sự nguy hiểm và tạo thành mối đe dọa nếu chỉ số huyết áp tâm trương vẫn tiếp tục cao như thế.

Đọc thêm bài viết:  Biểu hiện tụt huyết áp? Nguyên nhân gây bệnh?

Các giai đoạn tăng huyết áp tâm trương

Khi xét riêng chỉ số huyết áp tâm trương, chúng ta có các giai đoạn tăng áp được quy định như sau:

Tình trạng Mức huyết áp tâm trương
Bình thường < 80 mmHg
Tăng huyết áp giai đoạn 1 90-99 mmHg
Tăng huyết áp giai đoạn 2 ≥ 100 mmHg
Cơn tăng huyết áp ≥ 120 mmHg

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc không chiếm tỷ lệ quá lớn. Sẽ có khoảng 20% người bệnh tăng áp gặp phải trường hợp này.

Nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương

Tăng huyết áp tâm trương: Nguyên nhân và biến chứng của bệnh
Chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân chính gây nên tăng huyết áp tâm trương.

Phần lớn người bệnh cao huyết áp đều không tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Và với tăng huyết áp tâm trương cũng vậy. Theo thống kê thì có đến 85% người bệnh bị tăng áp đơn độc mà không biết rõ vì sao mình bị bệnh.

Ngay sau đây, Go1care sẽ tổng hợp cho bạn các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trạng tăng áp này nhé!

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Được gọi là chứng rối loạn giấc ngủ mạn tính, nó sẽ gây nên tình trạng khó thở trong suốt chu kỳ ngủ của bạn. Điều này làm cho máu bơm đi không đủ, tăng áp tâm trương đơn độc.
  • Bệnh về thận: Nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương là do các bệnh lý về mạch máu thận. Có đến 70% người bị tăng áp đơn độc do hẹp động mạch thận.
  • Cường aldosterone nguyên phát: Khi tuyến thượng thận của bạn sản xuất ra quá nhiều aldosterone, gây nên tình trạng giảm kali nhưng tăng natri lên nhiều lần. Điều này khiến cho chỉ số huyết áp không được cân bằng.
  • Ngoài ra một số nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương đơn độc khác bao gồm tuổi tác, yếu tố giới tính khi nam giới luôn có chỉ số tăng áp tâm trương cao hơn, yếu tố về di truyền, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, suy giáp, suy thận và béo phì

Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu thường gặp khi bạn bị tăng huyết áp tâm trương chính là nhịp tim bất thường, đau đầu, đau lưng, đau tức ngực, hụt hơi, tê tay, tay chân không còn sức, chóng mặt, giảm thị lực đột ngột

Đọc thêm bài viết:  Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Tăng huyết áp tâm trương sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Các thống kê cho thấy chỉ số tâm trương tăng 10mmHg đã có thể gây nên biến chứng gấp 2 lần so với tăng áp tâm thu. Đây thực sự là lời cảnh báo mà bạn không được bỏ qua.

Các bệnh lý mà bạn có thể gặp phải khi tăng huyết áp tâm trương đơn độc được Go1care thống kê bao gồm:

  • Tổn thương não: Mọi ảnh hưởng từ chỉ số áp lực máu đều gây ảnh hưởng trực tiếp lên não. Trong đó tăng huyết áp tâm trương sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhồi máu hay thiếu máu não.
  • Tổn thương đến tim: Rối loạn hoạt động cơ tim, nhồi máu cơ tim, áp lực và gây suy tim.
  • Tổn thương đến võng mạc: Gây vỡ mạch máu võng mạc dẫn đến nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
  • Tổn thương đến thận: Tăng huyết áp tâm trương có thể gây nên tổn thương màng lọc thận của bạn, kéo dài có thể gây nên tình trạng suy thận.

Một thông tin khác chính là hạ huyết áp tâm trương đơn độc cũng sẽ gây nên những tác hại xấu cho sức khỏe của bạn tương tự như trường hợp tăng áp.

Chẩn đoán chỉ số huyết áp tâm trương

Để kiểm tra chính xác tình trạng tăng huyết áp tâm trương ở người bệnh, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau đây:

Đo huyết áp

Bạn có thể đo huyết áp tại nhà bằng máy đo điện tử hoặc đến các cơ sở y tế để được nhân viên kiểm tra.

Khi đo huyết áp, chúng ta sẽ nhận được 3 thông số bao gồm:

  • Huyết áp tâm thu SYS.
  • Huyết áp tâm trương DIA.
  • Nhịp tim PULSE.

Trong đó để xác định bạn có tăng huyết áp tâm trương hay không, hãy nhìn vào chỉ số DIA xuất hiện ở hàng thứ hai trên màn hình của máy đo. Nếu chỉ số DIA vượt quá 90 mmHg mà chỉ số SYS ở trên không tăng hơn 140mmHg thì bạn có thể xác định bản thân bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc.

Đọc thêm bài viết:  Tăng xông là gì? Cách điều trị cho người mắc bệnh

Lưu ý rằng khi thực hiện đo huyết áp, bạn nhất định không được sử dụng chất kích thích như cà phê hay trà trong khoảng trước 30 phút. Điều này có thể làm sai lệch chỉ số bạn nhận được.

Xét nghiệm máu

Tăng huyết áp tâm trương: Nguyên nhân và biến chứng của bệnh
Duy trì chế độ ăn lành mạnh, tốt cho tim và ổn định chỉ số huyết áp tâm trương.

Ngoài các biện pháp đo huyết áp kiểm tra chỉ số, người bệnh còn có thể thực hiện các phương pháp khác bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm tim.
  • Đo điện tâm đồ.
  • Siêu âm mạch máu.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Kiểm tra và xét nghiệm chức năng các tuyến thượng thận.

Khi phát hiện ra nguyên nhân và có kết luận chính xác về bệnh trạng, bệnh nhân cần sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tâm trương đúng toa từ bác sĩ để kịp thời ngăn chặn mọi biến chứng.

Người có bệnh lý tăng huyết áp tâm trương đơn độc phải thăm khám định kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ. Bạn phải duy trì thuốc uống mỗi ngày nếu chỉ số tăng của bạn vượt ngưỡng cho phép.

Ngoài ra hãy luôn nhớ rằng, thói quen sinh hoạt quyết định đến 50% khả năng phát bệnh. Đặc biệt với người có chỉ số huyết áp không ổn định thì lại càng phải xây dựng lối sống lành mạnh và giữ thói quen ăn uống một cách nghiêm ngặt

Các thực phẩm chứa quá nhiều muối, lượng đường cao, thức ăn nhanh có quá nhiều dầu có thể trở thành thuốc độc với cơ thể của bạn bất kỳ lúc nào.

Tổng kết

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nó có thể biến chứng sang bệnh huyết áp kẹt nếu chỉ số tăng vượt ngưỡng và chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương nhỏ hơn 25mmHg. Vì vậy bạn cần lưu ý nhiều hơn và kiểm tra chỉ số cơ thể ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Xem thêm:

Lời cảnh báo nguy hiểm khi bị tụt huyết áp ở người trẻ

Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan