Tăng huyết áp được chia thành hai nhóm chính là tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp vô căn. Trong đó tăng áp vô căn chiếm đa số, tuy nhiên nguyên nhân mắc bệnh lại khá mơ hồ. Ngược lại nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát được xác định rõ ràng do các bệnh lý về thận, tim, gan, phổi… Bạn cần xác định được loại tăng huyết áp để có phương án điều trị thích hợp.
Nguyên nhân tăng huyết áp là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường gặp? Tìm hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết ngay tại Go1care ngay hôm nay nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị tăng áp hiệu quả và an toàn nhất mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.
Các nguyên nhân tăng huyết áp phổ biến
Huyết áp cao là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 120 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 80 mmHg sẽ được xem là cao huyết áp.
Bệnh lý tăng áp suất được chia thành hai nhóm chính là tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp thứ phát. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân trong từng trường hợp cụ thể nhé!
Nguyên nhân tăng huyết áp vô căn
Trường hợp tăng áp vô căn thường không có nguyên nhân cụ thể. Bởi nó xuất phát từ các thói quen xấu hàng ngay gây ra. Trong đó phổ biến nhất chính là việc thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, ăn uống kém lành mạnh, không khoa học, sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn, người thừa cân, béo phì, tích mỡ trong máu…
Ngoài ra nhóm đối tượng gặp áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, người bị trầm cảm hay người lười vận động đều sẽ có nguy cơ tăng áp vô căn. Đây là nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ thường gặp nhất.
Đặc biệt trường hợp tăng huyết áp vô căn này có thiên hướng gia đình. Điều này có nghĩa là nhiều thành viên trong một gia đình sẽ mắc chung bệnh này với các triệu chứng tương tự nhau.
Bởi nguyên nhân tăng huyết áp xuất phát từ thói quen sinh hoạt và những người trong gia đình sẽ thường có cùng một sở thích hay thói quen, thực đơn ăn uống như nhau.
Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Trái ngược với trường hợp tăng áp vô căn thì tăng huyết áp thứ phát lại có nguyên nhân rõ ràng hơn. Nó sẽ xuất phát từ các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Trong đó phải kể đến:
- Các bệnh về thận: Bệnh về cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận mạn, hẹp động mạch thận, bệnh tuyến thượng thận…
- Bệnh lý về tim: Hẹp eo động mạch chủ, suy tim, rối loạn hoạt động cơ tim…
- Rối loạn nội tiết tố: Bệnh cường giáp, suy giáp, Cushing…
- Một số bệnh lý khác: Người bệnh mắc phải các bệnh lý khác bao gồm Lupus ban đỏ, viêm khớp, hen suyễn, dị ứng, trầm cảm…
- Ngoài hai trường hợp này thì còn có một số nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột do tâm trạng thay đổi, chịu kích thích hoặc dùng thuốc điều trị quá liều.
Triệu chứng tăng huyết áp phổ biến
Sau khi biết rõ các nguyên nhân tăng huyết áp thì chúng ta sẽ theo dõi các triệu chứng gây bệnh. Những dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể bị tăng áp chính là:
- Dấu hiệu thông thường: Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và người cao tuổi là chóng mặt, khó chịu, đau đầu, choáng váng, nhức mỏi vai gáy, mặt nóng và đỏ lên…
- Dấu hiệu nghiêm trọng: Các triệu chứng khi chỉ số tăng quá cao sẽ là chảy máu cam, hoa mắt, ù tai, đứng không vững, mất ý thức, ngất xỉu, đau thắt cơ ngực, đau tim, khó thở…
Khi gặp các triệu chứng kể trên, bạn cần được thăm khám để nhận được tư vấn tốt nhất cho tình trạng đang gặp phải. Đồng thời chúng ta phải giảm thiểu các biến chứng tăng huyết áp.
Thuốc trị tăng huyết áp
Tùy vào nguyên nhân tăng huyết áp mà chúng ta sử dụng thuốc đúng liệu trình. Go1care sẽ giới thiệu với bạn một số loại thuốc hạ áp khá hiệu quả được các bác sĩ khuyên dùng. Đó là:
- Thuốc ức chế men chuyển: Valsartan, Losartan, Lisinopril, Captopril,… có khả năng hạ áp với tốc độ chậm, giúp làm ổn định chỉ số. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ khá lớn. Nó sẽ khiến người bệnh bị ho khan, cổ họng khô rát khá khó chịu.
- Thuốc lợi tiểu: Loại thường dùng nhất là Thiazide. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, người bệnh có thể gặp một số rối loạn về điện giải hay chức năng chuyển hóa.
- Nhóm chẹn kênh calci: Bao gồm nifedipin, felodipin, amlodipine. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây hiện tượng phù nề chân, đôi khi nó làm giãn tĩnh mạch gây đau nhức.
- Nhóm chẹn beta giao cảm: Phổ biến nhất chính là bisoprolol. Tác dụng của bisoprolol khá lớn nên liều dùng phải đi từ thấp đến cao.
Tổng kết
Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát và vô căn không giống nhau. Qua đó cách xử lý cũng có sự khác biệt. Bạn cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra căn nguyên của bệnh, từ đó mới có phương án điều trị thích hợp.
Xem thêm: