Huyết áp người già thường có chỉ số cao hơn so với người bình thường. Điều này xuất phát từ tình trạng lão hóa của cơ thể, động mạch không còn độ đàn hồi vốn có. Người già cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh tăng áp vô căn và bệnh về tim mạch.
Huyết áp là chỉ số đặc biệt và rất quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của người già. Đặc biệt nguy cơ các vấn đề huyết áp tăng là khi tuổi tác tăng. Từ đó sức khỏe của người già sẽ giảm nếu không được phát hiện kịp thời. Bài viết sau đây trên Go1care sẽ làm rõ hơn về việc huyết áp người già lên xuống thất thường và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giúp huyết áp của người già duy trì ở mức độ hợp lý để tránh các bệnh lý và trường hợp nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra huyết áp cao ở người già
Quá trình lão hóa tự nhiên có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp người già cao hơn. Nếu nói ngắn gọn là do cơ thể đã lão hóa đến đến tình trạng không ổn định với cơ thể. Còn nếu nói theo chuyên gia, thì do các mạch máu trở nên cứng và hẹp lại, khiến tim phải bơm máu với lực lớn hơn, từ đó làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng, khi những người có tiền sử gia đình mắc bệnh huyết áp cao có nguy cơ cao hơn.
Người lớn tuổi thường ăn uống thất thường như: Ăn nhiều muối, ít kali và thiếu các thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho người già,… Nó cũng gây tăng huyết áp ở người cao tuổi. Và lối sống ít vận động còn dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề huyết áp cao.
Ngoài ra, căng thẳng kéo dài và một số bệnh lý khác như bệnh thận, tiểu đường cũng có thể là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp ở người lớn tuổi. Để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao, người cao tuổi cần áp dụng các biện pháp như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, quản lý tốt căng thẳng, và tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
Huyết áp người già bao nhiêu là thấp và bao nhiêu là cao?
Ở người cao tuổi, tình trạng huyết áp thường biến động bất thường, lúc thấp lúc cao. Mặc dù đây là phản ứng bình thường khi cơ thể lão hóa, nhưng nếu không được kiểm soát kịp thời, nó có thể dẫn đến những rủi ro đáng lo ngại, huyết áp người già thấp (dưới 90/60 mmHg) có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu và mệt mỏi.
Ngược lại, huyết áp cao (trên 140/90 mmHg) lại là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sức khỏe tim mạch, dễ dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, suy tim và các bệnh lý khác. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và biết cách kiểm soát tình trạng huyết áp không ổn định rất quan trọng đối với người lớn tuổi.
Huyết áp người già bao nhiêu là bình thường?
Huyết áp bình thường của người cao tuổi thường khác với người trẻ. Huyết áp của chúng ta được đo bằng hai chỉ số chính: Huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic). Theo các chuyên gia y tế, huyết áp người già nên dao động trong các khoảng như sau:
- Huyết áp tâm thu: Từ 120 mmHg đến 139 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Từ 80 mmHg đến 89 mmHg.
Huyết áp người trên 60 tuổi
Thông thường huyết áp của người trên 60 tuổi sẽ tăng rất nhiều so với người trẻ, huyết áp bình thường cho người trên 60 tuổi nên duy trì trong khoảng:
- Huyết áp tâm thu: 120-139 mmH, nếu huyết áp của họ vượt quá 140/90 mmHg, thì nên lưu ý vì tình trạng này rất nguy hiểm.
- Huyết áp tâm trương: 80-89 mmHg.
Huyết áp người trên 70 tuổi
Ở độ tuổi trên 70, huyết áp có xu hướng cao hơn do sự cứng lại của các mạch máu và sự thay đổi của cơ tim. Nói dễ hiểu hơn là do cơ thể lão hóa khiến huyết áp thay đổi. Huyết áp bình thường cho người trên 70 tuổi có thể cao hơn một chút so với người già 60 tuổi hơn:
- Huyết áp tâm thu: 130-149 mmHg, nếu huyết áp trên 150/90 mmHg được coi là cao và có thể cần phải điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Huyết áp tâm trương: 80-89 mmHg.
Huyết áp người trên 80 tuổi
Người trên 80 tuổi thường có huyết áp cao hơn do sự giảm sút của chức năng thận và các yếu tố khác. Huyết áp bình thường cho người trên 80 tuổi là:
- Huyết áp tâm thu dao động từ: 140-159 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp trên 160/90 mmHg được coi là cao và có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong.
- Huyết áp tâm trương dao động từ: 80-89 mmHg.
Kết luận
Huyết áp người già là một chỉ số quan trọng cần được theo dõi và quản lý cẩn thận để duy trì sức khỏe tổng thể. Sự lão hóa tự nhiên, chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống ít vận động, và các bệnh lý liên quan có thể làm gia tăng nguy cơ huyết áp cao ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa được Go1care chia sẻ cho bạn như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, người cao tuổi có thể duy trì huyết áp ổn định và giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ và theo dõi huyết áp đều đặn sẽ giúp người cao tuổi sống khỏe mạnh và an tâm hơn.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đo huyết áp đúng cách ngay tại nhà
Những thực phẩm tốt cho tim mạch và huyết áp mà bạn nên biết