Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Huyết áp là gì? Huyết áp là chỉ số dùng để chỉ áp lực của máu khi được bơm vào động mạch. Chỉ số này không cố định mà phụ thuộc vào thể trạng và cường độ làm việc của bạn. Ngoài ra vị trí đo huyết áp cũng rất quan trọng. Động mạch càng xa tim thì huyết áp càng giảm và ngược lại. Vì vậy khi thực hiện kiểm tra, bạn cần làm một cách nghiêm túc và đúng kỹ thuật để nhận được kết quả chính xác nhất.

Go1care sẽ định nghĩa chi tiết hơn cho bạn huyết áp là gì, vai trò và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Bạn cần nắm rõ các kiến thức này bởi nó vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Vì vậy đừng bỏ sót bất kỳ thông tin nào nhé!

Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
Huyết áp là gì? Huyết áp là chỉ số dùng để chỉ áp lực máu tại động mạch.

Huyết áp được hiểu là áp lực của máu khi di chuyển vào trong động mạch. Máu lưu thông sẽ có tác động vào thành mạch. Việc đo huyết áp sẽ giúp chúng ta xác định được áp lực này có bình thường hay không. Áp lực quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt cho sức khỏe.

Chỉ số huyết áp không cố định. Mỗi thời điểm đo khác nhau, bạn có thể nhận được kết quả có sự chênh lệch. Ví dụ như huyết áp vào ban ngày luôn cao hơn khi đo vào ban đêm. Huyết áp lúc bạn nghỉ ngơi thư giãn sẽ thấp hơn lúc bạn di chuyển hoặc vừa mới làm việc cường độ cao.

Đọc thêm bài viết:  Huyết áp tâm thu là gì? Chỉ số tối đa bao nhiêu?

Với cùng một điều kiện thể trạng thông thường, các nghiên cứu chỉ ra rằng, huyết áp thấp nhất là được đo vào lúc 1 giờ đến 3 giờ sáng. Đây là thời điểm bạn ngủ say giấc nhất, nói cách khác là khi đo chúng ta hoàn toàn thả lỏng cơ thể và không có bất kỳ áp lực nào.

Ngược lại thời gian đo huyết áp nhận được kết quả cao nhất trong ngày là lúc 8 giờ đến 10 giờ sáng. Lúc này bạn đã bắt đầu hoạt động, các cơ quan trong cơ thể cũng thức giấc cho một ngày mới. Vì vậy là lưu lượng máu cần cũng tăng cao hơn.

Đơn vị đo huyết áp là gì?

Đó là milimet Thủy ngân hay còn được gọi là đơn vị thủy ngân, viết tắt là mmHg. Đơn vị này được sử dụng từ khá lâu và vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay.

Các loại huyết áp là gì? Khi đo huyết áp, chúng ta sẽ có hai chỉ số nhận được là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chúng ta sẽ đọc hai chỉ số này dưới dạng tỷ số tâm thu/tâm trương. Huyết áp tâm thu mô tả áp lực khi tim co nên lúc nào cũng sẽ cao hơn so với huyết áp tâm trương. 

Huyết áp cao là gì? Huyết áp bình thường ở tâm thu sẽ dao động từ 90 – 140 mmHg. Trong khi đó huyết áp tâm trương sẽ dao động từ 50 – 90 mmHg. Vượt ngoài khoảng cách này sẽ được xem là chỉ số bất thường.

Đọc thêm bài viết:  Tăng huyết áp vô căn và 3 mức độ điều trị tốt nhất

Nếu hai chỉ số này tịnh tiến gần đến nhau có nghĩa cơ tim của bạn đang gặp vấn đề và hiệu suất co bóp không còn được duy trì.

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
Huyết áp là gì? Chỉ số huyết áp bình thường được khuyến cáo là dưới 120/80 mmHg.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA đưa ra số liệu về huyết áp bình thường thì chỉ số được xem là an toàn sẽ là dưới 120/80 mmHg.

Tuy nhiên WHO khuyến cáo, với một người trưởng thành thì chỉ số cần được tối ưu sẽ nằm ở mức 105/60 mmHg. Việc cao hơn hay thấp hơn chỉ số này đều sẽ mang lại hậu quả không tốt cho sức khỏe.

Chỉ số tối đa của huyết áp là gì?

Huyết áp tối đa là chỉ số huyết áp cực đại mà động mạch có thể chịu được. Không có nghiên cứu nào xác định chỉ số tối đa này bởi nó có thể tăng lên và vượt qua các ngưỡng chịu đựng khác nhau.

Tuy nhiên theo các chuyên gia tim mạch hàng đầu thì huyết áp vượt quá 180/120 mmHg và đạt đến 200/140 mmHg sẽ được xem là vượt quá ngưỡng giới hạn của động mạch. Lúc này thành động mạch đã trở nên mài mòn và không còn sức chống đỡ với áp lực lớn như thế. Nếu vẫn không hạ, động mạch sẽ bị vỡ khiến người bệnh tử vong ngay.

Các thống kê tại Việt Nam cho thấy, có đến 33% số người tử vong tại nước ta là do biến chứng của tăng huyết áp. Đây là con số đáng báo động. Và nó còn nguy hiểm hơn khi các triệu chứng bệnh đang xuất hiện ở người trẻ ngày càng nhiều. Hãy thay đổi ngay thói quen sinh hoạt nếu không muốn trở thành nạn nhân của tăng huyết áp.

Đọc thêm bài viết:  Chỉ số huyết áp là gì? Cách đọc và ý nghĩa của số đo huyết áp

Ngược lại huyết áp thấp là bao nhiêu? Chỉ số huyết áp cũng có thể hạ đến vô cực. Tuy nhiên theo ghi nhận thì khi xuống quá mức 50/30 mmHg là con người sẽ bắt đầu mất ý thức

Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp là gì?

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
Độ đặc quánh của máu ảnh hưởng đến khả năng lưu thông, làm cho huyết áp tăng cao khó kiểm soát.

Huyết áp là gì sinh 8 cho biết có tất cả 4 nguyên nhân tác động, gây nên sự thay đổi của chỉ số huyết áp. Đó là:

  • Độ đặc quánh của máu: Máu càng đặc càng khó di chuyển. Tim phải co vào với lực lớn hơn mới có thể đẩy đi được. Vì vậy mà huyết áp sẽ tăng cao.
  • Sự thay đổi của nhịp tim: Nhịp tim đập càng nhanh, máu được bơm càng nhiều, huyết áp càng tăng cao.
  • Lưu lượng máu trong cơ thể: Thể tích máu trong cơ thể sẽ tỷ lệ thuận với chỉ số huyết áp.
  • Độ đàn hồi của mạch máu: Mạch máu kém đàn hồi, dễ dàng bị hẹp lại khiến áp lực tăng cao, lưu lượng máu khó di chuyển vào bên trong.

Tổng kết

Go1care đã tổng hợp các thông tin chi tiết về huyết áp là gì cũng như ý nghĩa các chỉ số mà bạn cần biết. Tầm quan trọng của huyết áp với cơ thể là điều đã được khẳng định. Đừng bao giờ bỏ qua chỉ số này nhé!

Xem thêm:

Huyết áp kẹp và những biến chứng khôn lường

Huyết áp cao là bao nhiêu? Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan