Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

Người hạ huyết áp sẽ có các dấu hiệu bệnh như chóng mặt, mắt tối sầm, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, lòng bàn chân tay lạnh hơn, đi đứng không vững. Khi các triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị bằng thuốc và can thiệp y khoa kịp thời. Hậu quả của việc huyết áp thấp là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe.

Hạ huyết áp là tình trạng mà chỉ số huyết áp của người bệnh giảm một cách đáng kể so với chỉ số an toàn ở người bình thường được quy định trong bảng đo huyết áp của Bộ Y Tế. Mức chênh lệch càng lớn thì biến chứng và hậu quả càng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý nhiều và có phương pháp điều trị, kiểm soát thích hợp. Theo dõi các thông tin quan trọng trên Go1care về bệnh lý này ngay sau đây nhé!

Hạ huyết áp là gì?

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
Hạ huyết áp là tình trạng áp lực máu giảm, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông không đủ.

Huyết áp thấp hay còn được gọi là hạ huyết áp (hypotension). Đây là tình trạng bệnh khi áp lực máu tác động lên thành động mạch thấp hơn so với bình thường. Bạn có thể hiểu rằng, lưu lượng máu được bơm từ tim đi khắp cơ thể không đủ. Điều này dẫn đến nhiều bộ phận, mà quan trọng nhất là não, không có đủ máu để hoạt động.

Chỉ số huyết áp ở người bình thường sẽ tối ưu nhất khi đạt 120/80 mmHg. Tuy nhiên biên độ dao động của nó sẽ từ 90/60 mmHg lên 120/80 mmHg. Nói cách khác, chỉ khi chỉ số huyết áp của bạn xuống thấp hơn mức 90 mmHg ở tâm thu và thấp hơn 60 mmHg ở tâm trương, bạn mới rơi vào tình trạng hạ áp.

Nhiều người cho rằng huyết áp tăng mới nguy hiểm, còn hạ huyết áp thì không đáng ngại. Suy nghĩ này thực sự là sai lầm. Bởi dù tăng hay giảm thì khi chỉ số huyết áp không ổn định đều gây nên các biến chứng khó lường.

Trong trường hợp hạ huyết áp, các bộ phận quan trọng như não, tim, phổi, gan, thận… không được cung cấp đủ lượng máu có chứa oxy. Lúc này các bộ phận không có đủ dưỡng chất, mọi hoạt động không thể diễn ra bình thường. Thậm chí nếu tình trạng thiếu hụt trở nên nghiêm trọng hơn, các cơ quan sẽ ngừng hoạt động, chịu tổn thương không thể phục hồi.

Đọc thêm bài viết:  10 thực phẩm giảm huyết áp đơn giản và hiệu quả

Phân loại hạ huyết áp

Huyết áp thấp sẽ được chia thành ba loại cơ bản. Đó là:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng: Đây là dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ và cả người cao tuổi khá điển hình. Nó diễn ra khi chúng ta thay đổi tư thế một cách đột ngột. Lúc này tim co bóp chưa kịp thích nghi dẫn đến máu lên não không đủ, bạn sẽ bị choáng ngay tại thời điểm vừa đứng. Tuy nhiên tình trạng này thường sẽ được khắc phục khá nhanh. Nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng là do lớn tuổi, người bị mất nước, đang mang thai, bệnh Parkinson hoặc bị đái tháo đường
  • Hạ huyết áp sau ăn: Loại thứ hai chính là bị sau khi ăn xong. Chỉ số huyết áp sẽ tụt trong khoảng từ 1-2 giờ đồng hồ. Nó thường xảy ra với người lớn tuổi và người bị Parkinson.
  • Hạ huyết áp trung gian thần kinh: Khi bị kích thích thần kinh mạnh, chúng ta có xu hướng cường điệu hóa cảm xúc, sốc, sợ hãi, điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp giảm nhanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm đối tượng có sự biến đổi cảm xúc mạnh như trẻ em, người cao tuổi hoặc người gặp bất thường về phản xạ giữa não và tim sẽ là nhóm đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra một số trường hợp khác cũng có thể bị hạ huyết áp do tác dụng phụ của bệnh, các bệnh lý khác liên quan đến dây thần kinh, tim, nội tiết tố và bệnh về gan. Người cao huyết áp khi sử dụng sai loại thuốc hoặc dùng quá liều cũng có thể khiến chỉ số hạ mất kiểm soát.

Hạ huyết áp nguyên nhân do đâu?

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
Khi bị hạ huyết áp, bạn sẽ bị choáng váng, đau đầu và rối loạn nhịp tim.

Vì sao bị tụt huyết áp? Triệu chứng tụt huyết áp là gì? Có nhiều người với cơ địa đặc biệt sẽ có chỉ số huyết áp thấp hơn một chút so với bình thường. Nó không có bất kỳ triệu chứng nào và cũng không gây nên biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Đọc thêm bài viết:  Tương Lai Của Bệnh Cao Huyết Áp: Các Chiến Lược Phòng Ngừa Toàn Diện

Tuy nhiên nếu hạ huyết áp một cách đột ngột thì bạn phải chú ý nhiều hơn. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là:

  • Dân văn phòng thường xuyên ngồi yên một chỗ, khi đứng lên đột ngột, cơ thể chưa thích nghi nên sẽ dẫn đến máu chưa kịp lên não.
  • Hạ áp sau bữa ăn.
  • Người có cảm xúc mạnh, thường xuyên bất an và sợ hãi.
  • Người bị bệnh Parkinson.
  • Người thiếu máu đột ngột do tai nạn, chấn thương, chảy máu trong, rong kinh, băng huyết, hiến máu.
  • Thường xuyên bị tụt huyết áp là bệnh gì? Người bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa và sốt sẽ có chỉ số huyết áp thấp hơn.
  • Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ là đối tượng có chỉ số huyết áp không ổn định.
  • Người bị rối loạn nhịp tim, đau tim, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng máu hay sốc phản vệ.
  • Người bị bệnh lý, suy giảm chức năng tim và phổi.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu, hút thuốc lá hay tiếp xúc với hóa chất.

Biến chứng khi hạ huyết áp

Hạ huyết áp có nguy hiểm không? Thông thường, ngoài việc thấy hơi khó chịu và choáng váng thì việc hạ huyết áp sẽ không gây nên nguy hiểm nào quá nghiêm trọng cho sức khỏe. Bạn chỉ cần kiểm soát tối ưu chỉ số, không để hạ quá mức là được.

Tuy nhiên vẫn sẽ có các trường hợp hạ huyết áp đặc biệt mà bạn cần chú ý. Đó là:

  • Người hạ huyết áp bị té ngã: Té ngã kèm với các chấn thương gây xuất hiện sẽ khiến cho bạn thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng chấn thương đa tạng và khó phục hồi.
  • Sốc phản vệ: Lượng máu bên trong cơ thể đã thấp hơn so với người bình thường, nếu bị sốc, tim sẽ ngừng co bóp hoặc co bóp chậm hơn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều hơn. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Đột quỵ: Đột quỵ là tình trạng huyết áp tụt mất kiểm soát trong khoảng thời gian rất ngắn. Nếu không xử lý kịp, máu sẽ không thể lên não. Hậu quả nghiêm trọng nhất của nó là chết não, sống thực vật.
Đọc thêm bài viết:  Top 5 thực phẩm chức năng cho người cao huyết áp

Cách hạ huyết áp tức thời

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
Cách xử lý hạ huyết áp tại nhà là uống trà thảo mộc.

Khi bị tụt huyết áp, bạn cần bình tĩnh, ngồi nghỉ ngơi ở vị trí thoải mái, thoáng mát, nơi lưu thông khí tốt. Ngoài ra tụt huyết áp uống gì cho lên? Hãy bổ sung thêm nước lọc hoặc trà thảo mộc. Qua đó bạn đang gián tiếp làm tăng thể tích máu, bổ sung vào lượng thiếu hụt.

Tuy nhiên khi gặp phải các triệu chứng như lòng bàn tay chân đổ mồ hôi, cơ thể trở nên lạnh hơn, tím tái, thở khó khăn, tim đập loạn nhịp thì phải lập tức gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay tức thì.

Chẩn đoán hạ huyết áp

Hạ huyết áp: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
Khi bị tụt huyết áp, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

Bạn có thể tự mình chẩn đoán chỉ số tụt huyết tại nhà bằng các đo bằng máy cầm tay tự động. Kết quả nhận được sẽ cho bạn biết rõ tình trạng hiện tại của bản thân.

Ngoài ra nếu muốn nhận được chỉ số chính xác hơn, đồng thời tìm ra căn nguyên bệnh, bạn hãy đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, chụp Xquang và siêu âm tim.

Một số lưu ý dành cho người hạ huyết áp

Nếu bạn thuộc thể trạng người có huyết áp thấp, bạn hãy ghi nhớ các lưu ý quan trọng ngay sau đây nhé!

  • Tụt huyết áp nên ăn gì? Bổ sung thêm muối vào trong bữa ăn. Tuy nhiên liều lượng cần được kiểm soát sao cho tối ưu và phù hợp, không được dùng quá nhiều.
  • Ưu tiên các thực phẩm thuộc nhóm vitamin B, chứa nhiều đạm, bổ sung đủ nước.
  • Nhóm thực phẩm cần hạn chế bao gồm carbohydrate, rượu, bia, thuốc lá.
  • Tập thể dục rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh, đo chỉ số huyết áp và theo dõi hàng ngày.

Tổng kết

Hạ huyết áp là bệnh lý mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý khi bị tụt huyết áp tại nhà. Vì vậy Go1care đã mang đến cho bạn các kiến thức và kinh nghiệm hữu ích từ chuyên gia. Tham khảo ngay hôm nay nhé!

Xem thêm:

Đo huyết áp tay nào cho kết quả chuẩn nhất?

Cách đo huyết áp tại nhà cực chuẩn cho người cao huyết áp

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan