Huyết áp là một trong các chỉ số vô cùng quan trọng, phản ảnh tình trạng sức khỏe của mỗi chúng ta. Trong đó các bảng đo huyết áp là thước đo chính xác mang đến nhiều ý nghĩa mà bạn cần biết.
Trong một bảng đo huyết áp sẽ có các thông số chi tiết được hiển thị. Và mỗi một số liệu sẽ có tầng giải nghĩa khác nhau. Làm thế nào để hiểu hết về chúng cũng như tự mình có thể thực hiện việc đo huyết áp tại nhà đúng cách, hãy theo dõi ngay bài viết trên Go1care nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách dễ hiểu nhất.
Bảng đo huyết áp là gì?
Trước khi tìm hiểu về bảng đo, chúng ta cần có khái niệm cơ bản về chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là gì. Đây là cụm từ mà bạn thường nghe rất nhiều mỗi khi đi khám sức khỏe.
Huyết áp chính là áp suất của máu chảy trong động mạch. Nó là chỉ số dùng để đo lường sức ép của dòng máu khi chuyển động đã tác động ra sao lên thành mạch. Chỉ số này phải được giữ ở mức bình thường và ổn định. Việc áp suất tăng quá cao hay quá thấp đều gây nên tác động xấu cho cơ thể, tạo nên những hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy bảng đo huyết áp chính là thước đo bao gồm chỉ số đạt chuẩn của huyết áp trong từng độ tuổi khác nhau. Nó là hệ quy chiếu giúp bạn theo dõi sức khỏe của mình có đang thực sự ổn hay không. Sau khi đo huyết áp, bạn sẽ thực hiện việc so sánh với số liệu trên bảng. Từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nếu gặp phải tình trạng bất thường.
Lưu ý rằng ở mỗi độ tuổi thì chỉ số so sánh sẽ luôn thay đổi. Đó là lý do chúng ta buộc phải thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ để có được số liệu chính xác nhất về sức khỏe ở thời điểm hiện tại.
Bảng đo huyết áp chuẩn theo độ tuổi
Huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Huyết áp 140/100 có cao không? Hay huyết áp 135/85 có ổn định không? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp qua bảng chỉ số huyết áp.
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra bảng số liệu chuẩn Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi. Các thông số tại đây được lấy từ Bộ Y tế theo công thức tính huyết áp theo tuổi. Hãy theo dõi trên Go1care nhé!
Độ tuổi | Chỉ số trung bình | Chỉ số tối đa |
Từ 1-5 tuổi | 80/50 mmHg | 110/80 mmHg |
Từ 6-13 tuổi | 85/55 mmHg | 120/80 mmHg |
Từ 14-19 tuổi | 119/70 mmHg | 134/87 mmHg |
Từ 20-24 tuổi | 120/79 mmHg | 132/83 mmHg |
Từ 25-29 tuổi | 121/80 mmHg | 133/84 mmHg |
Từ 30-34 tuổi | 122/81 mmHg | 134/85 mmHg |
Từ 35-39 tuổi | 123/82 mmHg | 135/86 mmHg |
Từ 40-44 tuổi | 125/83 mmHg | 137/87 mmHg |
Từ 45-49 tuổi | 127/84 mmHg | 139/88 mmHg |
Từ 50-54 tuổi | 129/85 mmHg | 142/89 mmHg |
Từ 55-59 tuổi | 131/86 mmHg | 144/90 mmHg |
Từ 60-64 tuổi | 134/87 mmHg | 147/91 mmHg |
Từ 65 trở lên | 135/87 mmHg | 148/92 mmHg |
Cách đọc chỉ số huyết áp như thế nào? Vì dụ nếu bạn đo lường được chỉ số là 135/87 mmHg. Điều này có nghĩa chỉ số huyết áp cao nhất của bạn là 135 mmHg và thấp nhất là 87 mmHg trong một chu kỳ đo.
Ngay khi đo huyết áp, bạn sẽ thực hiện việc đối chiếu với các số liệu được hiển thị. Mỗi chỉ số tăng hoặc giảm quá mức so với tiêu chuẩn đều là các cảnh báo về sức khỏe. Bạn cần được thăm khám để nhận được lời khuyên và phương án điều trị thích hợp nhất từ bác sĩ chuyên khoa.
Bảng đo huyết áp và các bước đo đúng cách
Việc đo huyết áp cần được thực hiện theo đúng trình tự. Bạn phải nắm rõ phương pháp để có thể nhận được kết quả chính xác nhất.
Bước 1: Chuẩn bị
- Dù đo tại nhà hay đến các cơ sở y tế thì chúng ta đều cần phải có máy đo chuyên dụng với công năng đo huyết áp được chỉ định.
- Ngoài ra bạn phải ngồi thư giãn ít nhất là 5 phút trước khi đo. Điều này nhằm làm giảm áp lực do di chuyển hay vận động. Nó cũng giúp bạn nhận được kết quả chính xác nhất.
Bước 2: Thực hiện đo
- Tư thế đo chuẩn nhất là ngồi thẳng lưng. Chân đặt vuông góc với mặt đất, không bắt chéo chân. Tay đặt thoải mái trên mặt bàn.
- Quấn băng đo quanh bắp tay, cách phần khuỷu tay từ 2-3cm. Nhớ kéo hết phần tay áo lên khỏi bắp tay, tránh khu vực được quấn băng đo.
- Điều chỉnh băng đo sao cho ôm gọn bắp tay 1 vòng, không siết quá chặt hoặc quá lỏng.
- Nhấn nút khởi động với dòng máy đo tự động hoặc bơm hơi với dòng máy sử dụng áp lực và bắt đầu đo.
- Trong quá trình đo huyết áp, bạn cần hạn chế tối đa việc nói chuyện hoặc cử động. Các chỉ số khi cơ thể hoạt động có thể tăng lên.
Bước 3: Xác nhận kết quả
- Ghi lại kết quả đo và đối chiếu với bảng đo huyết áp.
Thực hiện đo huyết áp lúc nào chính xác nhất?
Để có được chỉ số bảng đo huyết áp chuẩn nhất, bạn nên thực hiện việc đo lường vào các khoảng thời gian sau:
- Buổi sáng: Hãy đo huyết áp khi bạn vừa ngủ dậy, trước bữa ăn và chưa sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Buổi trưa: Thời điểm chúng ta cảm thấy thư giãn nhất, không có bất kỳ áp lực hay mệt mỏi nào.
- Buổi tối: Đo trước khi ngủ và thực hiện đối chiếu với bảng đo huyết áp.
Tổng kết
Bảo vệ sức khỏe của bạn chỉ với hành động đơn giản là theo dõi bảng đo huyết áp. Nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường của các chỉ số trên cơ thể để nắm bắt cơ hội vàng trong việc chữa trị nhé! Go1care sẽ luôn đồng hành cùng bạn với các sản phẩm chăm sóc y tế và thực phẩm chức năng uy tín, an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Bệnh cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị