Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, với hầu hết trẻ sẽ trải qua tình trạng này ít nhất một vài lần trong những năm đầu đời. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, vì vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu và xử lý kịp thời là rất quan trọng.
Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi cơ vòng trong hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không bình thường, dẫn đến các cơn đau bụng và các biến đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Các dấu hiệu và nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Biểu hiện: Trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và nguyên nhân:
- Ở trẻ nhỏ: Quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy.
- Ở trẻ lớn hơn: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Đau bụng: Đau không liên tục, thường xảy ra sau khi ăn, và có thể do một số loại thực phẩm như sữa hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo. Đau thường tập trung ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ thường biểu hiện qua việc quấy khóc và đôi khi từ chối ăn.
- Chán ăn: Trẻ ăn ít hơn hoặc từ chối ăn. Thời gian ăn hoặc bú thường kéo dài hơn bình thường.
- Chướng bụng: Bụng trẻ căng và to hơn bình thường, đặc biệt là ở vùng thượng vị. Khi gõ vào bụng có thể nghe thấy âm thanh vang. Điều này xảy ra do sự chậm trễ trong quá trình di chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Chất nôn thường là thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc còn nguyên.
- Tiêu chảy: Được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài 5-7 ngày. Trong một số trường hợp, tiêu chảy kéo dài và có thể dẫn đến mất nước và nguy cơ tử vong, đòi hỏi cần được kiểm tra tại cơ sở y tế.
Qua đó, Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu rất dễ bị vi khuẩn, virus trong thực phẩm khó tiêu,kém chất lượng tấn công gây bệnh.
- Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Môi trường sống không sạch sẽ: Trẻ em có nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa cao hơn khi sống trong môi trường vệ sinh kém, từ việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm đến sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn.
- Chế độ ăn không hợp lý: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, xúc xích và những đồ uống có ga, nước ngọt. Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể của trẻ đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ
-
Ợ hơi chán ăn
Khi trẻ mắc các vấn đề tiêu hóa, chúng thường gặp phải các triệu chứng như bụng phình to và ợ hơi liên tục. Điều này có thể kèm theo hiện tượng đánh hơi thường xuyên và đôi khi là hôi miệng.
Rối loạn tiêu hóa này thường làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc biếng ăn ở trẻ -
Nôn trớ
Triệu chứng này thường gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi, nhất là sau khi bú và ăn. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thường thì tình trạng nôn trớ sẽ thuyên giảm và hết sau khi bé được 2 tuổi.
Nôn trớ là triệu chứng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: trẻ bú quá no hoặc các cữ bú quá sát nhau; có thể do đổi loại sữa mới; lỗ núm vú cao su có kích thước không vừa phải; hoặc thậm chí là do nằm bú không đúng tư thế. -
Táo bón
Táo bón được thể hiện qua việc trẻ không đi ngoài thường xuyên mà phải 2 đến 3 ngày trẻ mới thể đi ngoài một lần. Bé bị đau bụng và gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện đau, muốn đi nhưng không được
Bé ăn thức ăn nhiều đạm và béo, trong khi cơ thể bị thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất thì dễ rơi vào tình trạng táo bón. Táo bón còn ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, yếu tố tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. -
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời.
Tiêu chảy là dấu hiệu thường gặp của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi trẻ có các cơn đi ngoài liên tục, vượt quá 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần, và phân thường lỏng, đây có thể là dấu hiệu của tiêu chảy. Đặc biệt, nếu tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, hoặc nôn mửa đột ngột, đây là lúc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và có thể cần tìm sự chăm sóc y tế cho con. -
Chậm tăng cân
Một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là sự chậm phát triển về cân nặng. Khi hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn giảm, làm cho trẻ không nhận đủ dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển, dẫn đến tình trạng tăng cân không đạt.
Để nhận biết sớm vấn đề này, cha mẹ nên không chỉ theo dõi cân nặng của trẻ mà còn cần quan sát các yếu tố khác như màu sắc và tình trạng của phân, nước tiểu, cũng như thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Cho trẻ bú mẹ
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
- Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ
- Luyện tập cho bé thói quen ăn chậm, nhai kỹ
- Khuyến khích trẻ vận động
- Lưu ý khác: Cần bổ sung men vi sinh hoặc lợi khuẩn cho trẻ, rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh khoa học (mỗi ngày đi đại tiện 1 lần vào cùng 1 thời điểm).
Kết Luận:
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là một hiện tượng khá thường gặp, có thể tác động đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con mình vượt qua những khó khăn này bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe thích hợp và cung cấp một chế độ ăn uống cân đối, từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe tổng thể của trẻ.
Xem thêm:
THẠCH MEN VI SINH BIFIDO NHẬT BẢN 20 GÓI
Khám Phá Vai Trò Của Men Vi Sinh Trong Hệ Tiêu Hóa
10 Tác dụng vàng của men vi sinh với sức khỏe trẻ