Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Giảm bạch cầu có phải là căn bệnh nguy hiểm?

Giảm bạch cầu

Giảm bạch cầu là một căn bệnh khá phổ biến nhưng lại khó nhận biết. Chúng chỉ được phát hiện khi người bệnh được tiến hành những xét nghiệm cần thiết. Vậy bệnh bạch cầu giảm là gì? Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do đâu? Go1Care  sẽ giúp các bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc có liên quan đến vấn đề trên ngay sau đây!

Tìm hiểu sơ lược về bệnh giảm bạch cầu

Bạch cầu giảm là bệnh gì? Bệnh giảm bạch cầu hiểu đơn giản là tình trạng số lượng bạch cầu trong máu bị giảm một cách bất thường. Phổ biến nhất là bạch cầu trung tính được sản sinh ra từ tủy xương.
Chúng có vai trò khá quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại cơ chế nhiễm trùng. Các hoạt chất do bạch cầu tiết ra giúp cơ thể có thể tiêu diệt được các vi sinh vật gây hại.
Bạch cầu giảm ở người trưởng thành thường thấp hơn 1500 trên mỗi microlit (µl) máu. Còn ở trẻ em, từng độ tuổi khác nhau thì các dấu hiệu giảm bạch cầu cũng sẽ có sự khác nhau.
Có một số trường hợp, người bệnh có lượng bạch cầu giảm thấp hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên vẫn sẽ không tác động, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Đây là một trong những trường hợp không quá phổ biến và không đáng lo ngại.
Mặt khác, nếu lượng bạch cầu trong mỗi microlit (µl) máu giảm xuống còn 1000 hay 500 thì lại vô cùng nguy hiểm. Ngay cả việc tiếp xúc với những vi khuẩn bình thường cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bạch cầu còn mono còn tham gia vào quá trình đại thực bào, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đọc thêm bài viết:  Chiều cao bé 3 tuổi và thông tin cần biết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu

Bệnh bạch cầu giảm được đánh giá là có nguyên nhân khá phức tạp và khó nhận biết. Song, một số nguyên nhân giảm bạch cầu có thể nhắc đến như:

  • Nhiễm virus: Khi cơ thể bị nhiễm virus cấp tính, quá trình sản sinh ra bạch cầu sẽ bị giảm do sự tác động của virus xâm nhập. Ví dụ như bị nhiễm sốt xuất huyết, cúm,…
  • Do vấn đề về tế bào máu của xương: Hội chứng myelodysplastic, thiếu máu bất sản hay sự hoạt động quá mức kiểm soát của lá lách cũng gây ra tình trạng bạch cầu giảm.
  • Mắc bệnh về bạch cầu hoặc các bệnh ung thư: Khi chẳng may mắc phải các bệnh lý về bạch cầu hoặc ung thư. Một số loại bạch cầu có trong máu và tủy xương cũng bị tổn thương. Từ đó quá trình sản sinh ra bạch cầu cũng bị hạn chế so với tình trạng bình thường.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS hoặc bệnh lao phổi,…
  • Rối lại tự miễn hoặc một số chứng bệnh khác như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm khớp dạng thấp.
  • Rối loạn bẩm sinh (Hội chứng Kostmann, Myelokathexis,…)
Giảm bạch cầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạch cầu giảm

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ việc suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, động kinh, chống trầm cảm,…
Không những vậy, nếu cơ thể đang bị nhiễm trùng thì trong giai đoạn đầu, số lượng bạch cầu trong máu cũng có dấu hiệu giảm, do chúng đang chống lại sự xâm nhập và hoành hành của vi khuẩn.

Đọc thêm bài viết:  Sữa nào chứa nhiều Canxi nhất? 3 dòng sữa bổ sung Canxi cao?

Triệu chứng

Như đã nói, bệnh bạch cầu thường không có quá nhiều triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể nhận biết mình mắc phải căn bệnh này thông qua việc xét nghiệm máu.
Nhiễm trùng được xem là một trong những biến chứng điển hình của bệnh này. Các màng nhầy niêm mạc ở da hoặc ở trong miệng là những nơi xảy ra tình trạng này phổ biến. Một số các triệu chứng có thể kể đến như:

  •  Bị lở loét, áp xe.
  •  Sốt, cơ thể phát ban.
  •  Các vết thương lâu khỏi.

Khi lượng bạch cầu giảm xuống nghiêm trọng và tình trạng này kéo dài liên tục. Nguy cơ nhiễm trùng lúc này sẽ tăng lên và thật sự đáng lo ngại.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác mà chúng ta hoàn toàn không thể biết. Để biết rõ hơn tình trạng của bản thân thì phải cần đến sự can thiệp và tư vấn của bác sĩ.

Giảm bạch cầu có là một căn bệnh nguy hiểm?

Thực chất, bạch cầu trong máu giảm hoặc bạch cầu tăng là một trong những tình trạng nhất thời của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cũng có đa dạng các phương thức chữa trị.

Giảm bạch cầu
Không nên chủ quan và người bệnh cần được tham khám bác sĩ khi có các triệu chứng

Tuy nhiên, chúng chỉ được phát hiện khi chúng ta tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Còn lại chẳng có quá nhiều các triệu chứng cụ thể nào. Nếu tình trạng này xảy ra không quá nghiêm trọng. Và được hồi phục trong một thời gian ngắn, thì quả thật đây không hẳn là một căn bệnh đáng lo ngại.
Song, nếu tình trạng giảm bạch cầu xảy ra thường xuyên và không có dấu hiệu hồi phục. “Hàng rào bảo vệ” cơ thể sẽ nhanh chóng bị sụp đổ. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập, hoành hành.
Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà cần phải chú ý hơn đến căn bệnh này. Khi gặp phải tình trạng này, đừng tự ý chữa trị mà hãy đến bác sĩ để thăm khám và kê đơn phù hợp.

Đọc thêm bài viết:  Nên ngủ lúc mấy giờ để tăng chiều cao.

Tổng kết

“Giảm bạch cầu là bệnh gì?” – Thắc mắc trên đã được Go1Care làm rõ ở bài viết trên đây. Những thông tin có liên quan đến tình trạng này cũng đã được chúng tôi tổng hợp và cung cấp đầy đủ. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo cũng chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Xem thêm:

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan