Bạch cầu là một trong những thành phần cấu tạo trong máu. Theo đó, bên trong bạch cầu còn có nhiều tiền tố khác. Chúng được phân thành nhiều loại khác nhau. Và mỗi loại lại có chức năng riêng biệt. Một trong số đó chính là bạch cầu đơn nhân. Hôm nay, bài viết trên Go1Care sẽ mang đến cho mẹ các phân tích liên quan đến chủ đề này nhé!
Bạch cầu đơn nhân là gì?
Để hiểu rõ hơn về bạch cầu đơn nhân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trước, tế bào bạch cầu là gì và chúng được phân loại như thế nào nhé!
Tế bào bạch cầu
Như đã thông tin ở trên, bạch cầu chính là thành phần có trong máu người. Theo đó, chúng có nhiệm vụ chính là hỗ trợ hệ miễn dịch, hình thành cơ chế tự bảo vệ cho cơ thể.
Mỗi khi cơ thể trẻ gặp cơ chế nhiễm trùng, viêm nhiễm hay bị xâm nhập bởi các loại virus, bạch cầu sẽ tự sản sinh ra kháng thể để chống lại tác nhân gây hại.
Tuy nhiên, đối với mỗi chức năng khác nhau, bạch cầu sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể, theo y học hiện nay, tế bào bạch cầu có 3 loại chính. Đó là bạch cầu hạt, bạch cầu Lympho và bạch cầu đơn nhân.
Bạch cầu đơn nhân là gì?
Riêng bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung phân tích về bạch cầu đơn nhân cũng như các biến chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân mẹ nhé!
Bạch cầu đơn nhân chiếm tỷ lệ khá thấp trong tế bào bạch cầu. Chúng chỉ khoảng từ 2 đến 8%. Gần như tế bào này chỉ xuất hiện nhiều khi cơ thể có phản ứng với sự viêm nhiễm trùng mãn tính.
Theo đó, chức năng quan trọng nhất của chúng chính là chống lại sự viêm nhiễm này. Chúng sẽ tìm cách phá hủy trực tiếp các tế bào gây hại. Bên cạnh bạch cầu đơn nhân còn có bạch cầu đa nhân trung tính.
Tổng quan về bệnh bạch cầu đơn nhân mà mẹ cần biết
Như vậy, có thể thấy, tế bào bạch cầu loại này có nhiệm vụ khá quan trọng. Nó đóng vai trò khá lớn trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các triệu chứng của việc nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp, bạch cầu đơn nhân bị bệnh, thì cơ thể sẽ như thế nào? Các triệu chứng gây nên cho bệnh nhân là gì?
Khái niệm về bệnh bạch cầu đơn nhân
Đây là một loại bệnh do nhiễm virus gây nên. Chúng thường được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc cũng có thể gọi là bệnh hôn. Theo đó, cơ chế gây bệnh chính là vì người bệnh tiếp xúc với người khác qua giọt bắn nước bọt.
Theo đánh giá, bệnh không quá nghiêm trọng. Khi nhiễm bệnh, cơ chế trong cơ thể sẽ tự sản sinh miễn dịch. Và nó có thể tự kháng đến cuối đời mà không gặp biến chứng nào.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đột biến khiến bệnh nhân trở nặng hơn. Dấu hiệu đầu tiên chính là sưng lá lách. Nhiều người sẽ bị thiếu máu tự miễn, vỡ lá lách hoặc có thể là viêm cơ tim. Nghiêm trọng hơn là các bệnh về viêm tủy, viêm não hoặc hội chứng Guillain – Barre.
Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân
Nguyên nhân chủ yếu và gần như tuyệt đối dẫn đến bệnh này chính là bởi virus Epstein-Barr hay còn được gọi tắt là EBV. Loại virus này có thể lây truyền qua giọt bắn, khi hắt hơi hoặc hôn nhau. Lúc dùng chung thức ăn hay dụng cụ nào đó cũng có thể dẫn đến nhiễm bệnh.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số người mắc bệnh cũng có thể do virus Cytomegalovirus gây nên. Tuy nhiên, trường hợp này khá ít với tỷ lệ khá khiêm tốn.
Đối tượng chịu ảnh hưởng của virus gây bệnh không bị giới hạn độ tuổi hay giới tính. Mặc khác, các nhà y học nhận định, nhóm tập trung bị bệnh nhiều nhất là từ 15 đến 17 tuổi. Bạch cầu tăng hay giảm bạch cầu cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Một số triệu chứng quen thuộc khi người bệnh mắc phải có thể kể đến như:
- Mệt mỏi.
- Đau họng.
- Đau đầu.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Sưng Amidan.
- Sốt.
- Ăn không ngon.
- Phát ban.
- Đau nhức cơ bắp.
- Lá lách to, sưng.
- Viêm họng.
Ngoài ra, nhiều người còn gặp các triệu chứng khác như đau hay tức ngực, khó thở hoặc cứng cổ, chảy máu mũi và tim đập nhanh. Triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể kể đến như viêm thận hay loạn nhịp tim.
Các cách chẩn đoán bệnh
Để kiểm tra người bệnh có thực sự nhiễm bệnh hay không, bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán như:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát.
- Kiểm tra các bộ phận như họng, cổ và bụng.
- Xét nghiệm máu, phân tích thành phần máu.
Một số chẩn đoán phức tạp hơn với viêm họng xuất tiết, nhiễm khuẩn mô mềm hoặc hội chứng mẫn cảm với Carbamazepin, toxoplasma, nhiễm mycoplasma, nhiễm virus cự bào.
Các phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm
- Người bệnh cần đi khám ngay khi có tiền sử bệnh.
- Người bệnh bị sốt cao 39 độ C và liên tục.
- Thường xuyên rửa tay và các bề mặt tiếp xúc nhiều.
Tổng kết
Bài viết đã mang đến cho mẹ các thông tin liên quan đến bạch cầu đơn nhân và các triệu chứng bệnh thường gặp. Chúc mẹ và các con yêu có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình nhé!
Xem thêm:
- Bạch cầu Lympho và những thông tin liên quan
- Bạch cầu đa nhân trung tính là gì và có vai trò ra sao?
- Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính và đó là gì?
- Bebulo – Bổ sung Acid béo Omega3
☆☆☆ Tham khảo video Cách làm vết muỗi cắn hết ngứa trong 1 phút – GO1CARE