Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch ở con người đó là miễn dịch đặc hiệu. Đây là một trong những cơ chế duy nhất mà cơ thể chúng ta có thể chống lại các tác nhân gây hại của môi trường nên việc củng cố nó từ lâu đã là một hoạt động cực kỳ quen thuộc.
Vì thế, nhằm đem lại kiến thức về hệ miễn dịch cũng như chia sẻ cách chăm sóc con em mình như thế nào cho hiệu quả, Go1Care xin mời các vị phụ huynh theo dõi bài viết sau nhé!
Miễn dịch đặc hiệu là gì?
Hàng loạt các câu hỏi như có mấy loại miễn dịch, miễn dịch nhân tạo là gì, đâu là miễn dịch nhân tạo. Hoặc thế nào là miễn dịch nhân tạo luôn là một trong các thắc mắc mà chúng tôi nhận được từ các bạn đọc. Thế nên, để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin được chia sẻ rằng tất cả các thắc mắc này đều có chung một câu trả lời đó là. Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch có tên gọi khác là miễn dịch nhân tạo. Là một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch bên trong cơ thể chúng ta.
Hệ miễn dịch đặc hiệu là khả năng cơ thể chống lại các mầm bệnh hoặc một yếu tố xâm nhập nhất định như: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… và có một tên gọi chung là kháng nguyên. Có nghĩa là khi có một kháng nguyên lạ muốn xâm nhập vào cơ thể con người. Hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh các kháng thể đặc hiệu. Và chống lại sự phát triển của các kháng nguyên đó.
Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
Miễn dịch không đặc hiệu hay còn được biết là miễn dịch bẩm sinh. Là cơ chế chống lại các tác nhân gây độc từ môi trường bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.
Với bản chất có tác dụng với cả các vật lạ xâm nhập ngay cả khi chúng chưa có bất cứ xâm hại gì với cơ thể trước đây. Miễn dịch không đặc hiệu có được từ khi con người sinh ra. Và nó được di truyền qua bộ gen. Nên không đòi hỏi sự tiếp xúc với các kháng nguyên từ trước để có thể sản sinh ra được các kháng thể.
Phân biệt miễn dịch nhân tạo và miễn dịch không đặc hiệu
Để giúp cho các bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về miễn dịch nhân tạo và miễn dịch không đặc hiệu. Chúng tôi xin mời các mẹ tham khảo qua phần so sánh như sau:
Phân loại miễn dịch nhân tạo
Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào và để tìm hiểu rõ hơn về hai loại miễn dịch này, chúng tôi mời các bạn theo dõi tiếp ở bên dưới.
- Miễn dịch dịch thể là loại được thực hiện thông qua trung gian của các phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc. Với cách di chuyển và hoạt động này, miễn dịch dịch thể có tác dụng chủ yếu chống lại các vi sinh vật ngoại bào và chống lại sự lây lan độc tố của chúng.
- Miễn dịch tế bào hay còn được gọi là miễn dịch trung gian được thực hiện qua trung gian của tế bào lympho T. Đây là loại sẽ có chức năng chính là tác động lên vi sinh vật nội bào cụ thể là virus và một số vi khuẩn.
Phân loại miễn dịch không đặc hiệu
Khác với hệ thống miễn dịch nhân tạo, hệ thống miễn dịch tự nhiên gồm các cơ quan biểu bì như da, niêm mạc, các tế bào miễn dịch như bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào đại thực bào, các bạch cầu đơn nhân, tế bào mast, tế bào diệt tự nhiên,… Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng.
Sự giống và khác nhau của hai loại miễn dịch
- Giống nhau: Từ phần phân tích đã được chia sẻ. Ta có thể thấy rằng cả hai loại miễn dịch trên đều có chung một tác dụng. Đó là bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố ngoại lai xâm nhập. Thêm vào đó, vì là một thành phần của hệ miễn dịch. Ta cũng nhận ra điểm giống nhau của chúng là đều có sự tham gia của tế bào bạch cầu.
- Khác nhau: Với hai loại miễn dịch trên, ta có thể thấy rằng điểm khác nhau lớn nhất của chúng là tính đặc hiệu đối với sự xâm nhập của một kháng nguyên.
Cụ thể, ở miễn dịch nhân tạo, chúng cần tiếp xúc trước với kháng nguyên thì mới có thể hình thành được kháng thể. Còn ở miễn dịch không đặc hiệu, chúng vẫn có thể bảo vệ cơ thể ngay lập tức dù chưa một lần nào tiếp xúc với các kháng nguyên đó.
Ngoài sự khác biệt về tính xâm nhập khi gặp kháng nguyên. Hai loại miễn dịch này còn có điểm khác biệt về thời gian đáp ứng. Cụ thể là miễn dịch nhân tạo xảy ra nhanh gần như ngay tức thì còn miễn dịch không đặc hiệu thì lại cần thời gian để tạo ra đáp ứng.
Tổng kết
Thông qua phần kiến thức chia sẻ về miễn dịch. Nhất định các mẹ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của hệ miễn dịch và sức đề kháng đối với con người. Và đặc biệt là trẻ em rồi đúng không nào?
Nếu đã vậy thì các mẹ còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào việc củng cố sức khỏe cho các bé. Để chống lại các bệnh tật và ngày càng phát triển cũng như thông minh hơn ngay từ hôm nay nhỉ?
Xem thêm
- Miễn dịch cộng đồng là gì và kiến thức các phụ huynh cần biết?
- Miễn dịch tự nhiên là gì và những điều các mẹ cần biết?
- Có mấy loại miễn dịch trong cơ thể? Phân loại và nâng cao hệ thống miễn dịch cho bé
☆☆☆ Tham khảo video 6 CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH cho trẻ (Phần 1) | GO1CARE
2 bình luận “Miễn dịch đặc hiệu là gì và giải đáp chi tiết cho cha mẹ?”
Miễn dịch đặc hiệu là hệ thống chống vi khuẩn, virus, và kháng nguyên cụ thể. Khác với miễn dịch không đặc hiệu, tự nhiên.
Miễn dịch đặc hiệu, hay miễn dịch nhân tạo, là hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, khác với miễn dịch không đặc hiệu.