Logo Go1Care-02
hotline 18000027
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
BÀI VIẾT

Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tối đa

Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tối đa

Huyết áp tâm trương là chỉ số chỉ áp lực của máu trong thời gian tim giãn ra. Đây được xem là chỉ số thấp nhất trong chu kỳ đo huyết áp. Thông thường số liệu này không được chú ý quá nhiều so với huyết áp tâm thu. Tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề lưu chuyển khí huyết bên trong cơ thể.

Để hiểu rõ hơn về chỉ số huyết áp tâm trương cũng như vai trò, dấu hiệu nhận biết sự thay đổi của chí số huyết áp, hãy theo dõi bài viết trên Go1care ngay sau đây nhé! Các thông tin được cung cấp đều là cơ sở quan trọng giúp bạn đánh giá các chỉ số bên trong cơ thể.

Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tối đa
Huyết áp tâm trương thể hiện chỉ số áp lực khi cơ tim giãn ra.

Huyết áp tâm trương được hiểu là chỉ số huyết áp thấp nhất bên trong mạch máu. Nó được ghi nhận trong giai đoạn tim tạm ngưng co bóp, có nghĩa là thời gian cơ tim giãn ra. Vì vậy đây được xem là chỉ số tối thiểu trong chu kỳ đo huyết áp.

Huyết áp tâm trương bao nhiêu là tốt?

Các chỉ số về huyết áp luôn có một mức tối ưu và an toàn. Bạn cần phải đảm bảo chúng đạt chuẩn mức tối ưu này để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh. Vậy với áp lực khi tâm trương thì đạt bao nhiêu được xem là tốt?

Đọc thêm bài viết:  Cách đo huyết áp tại nhà cực chuẩn cho người cao huyết áp

Huyết áp bình thường ở người trưởng thành sẽ dao động từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg. Như vậy huyết áp tâm thu sẽ ổn định nhất khi đạt 90 mmHg đến 120 mmHg. Và tương tự huyết áp tâm trương sẽ đạt chỉ số hợp lý tại 60 mmHg – 80 mmHg.

Tuy nhiên theo từng độ tuổi thì chỉ số huyết áp sẽ có sự khác biệt và thay đổi nhất định. Vì vậy bạn cần theo dõi Bảng đo huyết áp theo độ tuổi để có kết luận chính xác về tình trạng của bản thân. Các giai đoạn khác nhau sẽ cho kết quả không giống nhau.

Ngoài ra chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Chỉ số chênh lệch cần được đảm bảo trong khoảng từ 30 mmHg đến 40 mmHg. Nếu nó vượt quá 50 mmHg sẽ được xem là tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Ngược lại nếu chênh lệch này thấp hơn 25 mmHg sẽ được xem là tình trạng huyết áp kẹt cực kỳ nguy hiểm.

Rối loạn huyết áp tâm trương

Tương tự như huyết áp tâm thu thì huyết áp giai đoạn tâm trương cũng sẽ xảy ra tình trạng rối loạn. Nó diễn ra khi các chỉ số tăng hoặc giảm vượt ra khỏi cột mốc an toàn được quy định.

  • Huyết áp tăng cấp 1: Chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 90 mmHg đến 99 mmHg.
  • Huyết áp tăng cấp 2: Chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 100 mmHg đến 109 mmHg.
  • Huyết áp tăng cấp 3: Chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 110 mmHg. Đây được xem là trường hợp nguy hiểm nhất. Người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ như đột quỵ, xuất huyết hay suy tim.
  • Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
Đọc thêm bài viết:  Huyết áp thấp là bao nhiêu? Cách ổn định chỉ số

Triệu chứng huyết áp tâm trương không ổn định

Tình trạng huyết áp cao và thấp trong giai đoạn tim giãn ra, cơ thể sẽ phát sinh các triệu chứng bệnh nào?

Triệu chứng huyết áp tâm trương thấp

Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tối đa
Dấu hiệu khi huyết áp hạ là ngất xỉu.

Bạn sẽ gặp phải các triệu chứng sau nếu huyết áp xuống dưới mức 50 mmHg. Đó là ngất xỉu, mệt mỏi, buồn nôn, thở nhanh, thở gấp, mờ mắt, người lạnh đi, huyết sắc giảm, đau đầu và đau cơ ngực.

Triệu chứng huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tối đa
Dấu hiệu khi huyết áp tăng là xảy ra tình trạng khó thở.

Huyết áp tại tâm trương được xem là tăng khi chỉ số vượt quá 90 mmHg. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm thở khó khăn, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể không còn sức, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng và chảy máu cam.

Nên làm gì khi huyết áp tâm trương rối loạn

Bạn nên làm gì để giảm huyết áp tâm trương cao hoặc tăng huyết áp tâm trương thấp. Các chỉ số huyết áp đều cần phải được điều trị sao cho ổn định và cân bằng nhất. Vì vậy bạn không được bỏ qua bất kỳ triệu chứng bệnh nào.

  • Để duy trì các số liệu về sức khỏe khả quan, bạn hãy thường xuyên làm kiểm tra y tế. Đây là cách nhanh nhất để phát hiện ra bệnh tiềm ẩn. Điều này cũng giúp bạn ngăn chặn bệnh tăng huyết áp thứ phát.
  • Kiểm soát chỉ số cân nặng. Quá gầy hoặc quá béo đều không phải là thể trạng tốt. Béo phì là căn nguyên của bệnh cao huyết áp. Trong khi đó quá gầy, thiếu máu, thiếu dưỡng chất là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp.
  • Sử dụng thuốc điều trị thích hợp với bệnh lý đang mắc phải. Thuốc được kê theo toa và bạn phải dùng chúng đúng liệu trình được đề ra.
Đọc thêm bài viết:  Cách trị tăng huyết áp tại nhà với công dụng thần kỳ

Tổng kết

Go1care khẳng định Huyết áp tâm trương đóng vai trò đặc biệt. Các chỉ số đều có ý nghĩa nhất định phản ảnh mọi vấn đề về khí huyết và nhịp tim mà bạn gặp phải. Theo dõi các triệu chứng gây bệnh để có biện pháp xử lý và kiểm soát tối ưu nhất nhé!

Xem thêm:

Huyết áp tâm thu là gì? Chỉ số tối đa bao nhiêu?

Huyết áp là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

Organization: https://go1care.com/
URL tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản phẩm liên quan